Kinh tế Việt Nam: Những khoảng lặng trong tăng trưởng

Chủ nhật, 27/05/2018 07:38 AM - 0 Trả lời

(CLO) Tại phiên họp Quốc hội sáng 25.5, trong báo cáo kinh tế - xã hội của Chính phủ năm 2017, đầu năm 2018, nhiều đại biểu cho rằng vẫn còn nhiều những khoảng lặng cần tìm câu trả lời như tăng trưởng thiếu bền vững và lệ thuộc lớn vào FDI.

Theo ông Trần Quốc Phương, Vụ trưởng Vụ Tổng hợp kinh tế quốc dân, Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT), số liệu cuối cùng về phát triển kinh tế - xã hội năm 2017 được Chính phủ báo cáo tại kỳ họp Quốc hội lần này đã tăng thêm 3 chỉ tiêu vượt kế hoạch so với báo cáo tại kỳ họp tháng 10 năm trước. 

Đó là tốc độ tăng trưởng GDP đạt 6,81% (số đã báo cáo là 6,7%), tốc độ tăng giá tiêu dùng (CPI) bình quân tăng 3,53% (số đã báo cáo là khoảng 4%) và giảm tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều là 1,51%, riêng các huyện nghèo giảm 5% (số đã báo cáo lần lượt là 1-1,5% và 4%). 

Các đại biểu bày tỏ sự đồng tình với báo cáo kinh tế xã hội của Chính phủ với với những con số tăng trưởng rất ấn tượng. Điển hình là việc lần đầu tiên chúng ta đạt 12/13 chỉ tiêu về kinh tế xã hội, tăng trưởng GDP quý I/2018 đạt 7,38% - cao nhất trong 10 năm gần đây, kinh tế vĩ mô ổn định, các chỉ số tài chính, tiền tệ, đầu tư phát triển, dịch vụ du lịch đều có mức tăng trưởng khá. 

Cùng với đó, xếp hạng của Việt Nam trong bảng xếp hạng thế giới về môi trường kinh doanh đã cải thiện mạnh mẽ do nỗ lực của Chính phủ. Con số tăng trưởng 6,81% GDP là rất đáng hoan nghênh, nhưng vẫn có những khoảng lặng cần được nhìn nhận từ con số này. 

Với nền kinh tế đang khát khao vươn lên, quy mô GDP khoảng 5 triệu tỷ đồng là khiêm tốn. khó hăn, thách thức của nền kinh tế trong thời gian tới sẽ là điểm nghẽn trong ngành chế biến, chế tạo. “Khi hiện tỷ lệ gia công lắp ráp trong ngành chế biến, chế tạo của nước ta rất cao”. 

Điều này có nghĩa là Việt Nam đã tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu, nhưng chúng ta lại chỉ được phân công làm gia công lắp ráp, không mang lại nhiều giá trị gia tăng. Tăng trưởng là chưa bền vững, cùng với tác động cách mạng 4.0 nên trong chuỗi giá trị toàn cầu lợi thế này không còn chỗ đứng. 

Báo Công luận
 

Các đại biểu cũng chỉ ra bất cập trong sản xuất nông nghiệp hiện nay, chủ yếu sản xuất thô, sơ chế; nông nghiệp công nghệ cao phụ thuộc lớn vào nhập khẩu máy móc, thiết bị. 

Cùng với đó là tăng trưởng hiện đang chịu sự chi phối của doanh nghiệp FDI, nhưng không tận dụng hết lợi thế này. Hiện đóng góp FDI vào xuất khẩu, tăng trưởng rất lớn, như Samsung và Formosa góp hơn 40% tăng trưởng ngành chế biến, chế tạo. 

Doanh nghiệp FDI chiếm 73% xuất khẩu, 66% nhập khẩu. Tuy nhiên, giá trị gia tăng từ tăng trưởng khi phân chia thường phần hơn thuộc về doanh nghiệp FDI; liên kết giữa doanh nghiệp FDI và trong nước còn yếu, chưa được tận dụng. Rồi, năng suất lao động cải thiện nhưng so với mặt bằng chung rất lớn, thua cả Lào, chỉ bằng 87% của Lào. 

Cuối cùng, dư địa chính sách tài khoá, tiền tệ đang hạn hẹp dần. Từ đó, các đại biểu cũng bày tỏ nhiều băn khoăn, cần xem xết lại chất lượng tăng trưởng, tỷ trọng tăng trưởng các lĩnh vực, các ngành, kim ngạch xuất nhập khẩu các mặt hàng chủ yếu của doanh nghiệp FDI, tính bền vững thế nào…? Về quan ngại nền kinh tế phụ thuộc quá nhiều vào khu vực đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), quốc hội cho biết, yếu tố nước ngoài là không thể thiếu trong hội nhập. Việt Nam cũng rất cần thu hút những doanh nghiệp nước ngoài lớn, tập đoàn đa quốc gia. Cần phải nhìn nhận công bằng khu vực FDI đã có đóng góp rất quan trọng đối với sự phát triển, diện mạo của nền kinh tế Việt Nam trong 30 năm qua. 

Đại biểu Hoàng Quang Hàm (Tỉnh Phú Thọ) cho rằng Nếu khai thác dầu thô không tăng, đóng góp từ 0,2-0,3% điểm tăng trưởng thì không thể đạt con số tăng trưởng 6,81%. Và nếu khai thác dầu thô không vượt kế hoạch đầu năm thêm 1,29 triệu tấn thì chúng ta cũng không đạt được mục tiêu tăng trưởng Quốc hội giao là 6,7%. 

Ông Hàm thống nhất với nhận định của báo cáo Chính phủ, tăng trưởng đang giảm dần sự lệ thuộc vào khai thác dầu thô, năm 2017 công nghiệp khai khoáng vượt kế hoạch nhưng chỉ bằng trên 93% năm 2016. 

Tuy nhiên, theo ông Hàm phân tích, nếu tính toán rành mạch, một triệu tấn dầu đóng góp 0,2-0,3 điểm tăng trưởng, nên khi trừ đi số khai thác dầu thô vượt của năm 2017 thì GDP chỉ đạt 6,4-6,6%. “Như vậy tăng trưởng tổng thế vượt mục tiêu nhưng tăng trưởng từ sản xuất kinh doanh không đạt kỳ vọng, phải bù đắp từ khai thác thêm dầu. 

Dù có nhiều thành công, nhưng người dân vẫn còn tâm tư, trăn trở về lãng phí, thất thoát tài sản, ngân sách Nhà nước, nhất là trong đất đai và xây dựng cơ bản, tình trạng giao đất cho chủ đầu tư thực hiện dự án lớn nhưng chưa thực hiện quyền sử dụng đất gây thất thoát ngân sách, đất để hoang nhiều năm không triển khai gây lãng phí trong khi dân không có đất sản xuất, dự án treo còn xảy ra nhiều, xảy ra tình trạng đầu cơ, chọn đất vàng chuyển nhượng để phục vụ lợi ích cá nhân. 

Thực tiễn 12 dự án thua lỗ Chính phủ đang xử lý rốt ráo hiện nay là một ví dụ nhãn tiền. Đặc biệt, kiểm toán Nhà nước mới đây đã phát hiện sai phạm trong nhiều dự án, cá biệt như dự án nạo vét kè sông Kê Sào ở Ninh Bình điều chỉnh tăng 36 lần từ 72 tỷ lên 2.595 tỷ đã chứng minh tâm tư của cử tri là có cơ sở. 

Từ thực trạng ấy, cử tri kiến nghị Nhà nước nên tính toán lại các định mức, tính toán lại các vấn đề bù giá, trượt giá, nếu không sẽ còn thất thoát hơn rất nhiều. 

Nhiều đại biểu cũng đề nghị Chính phủ làm rõ vì sao tốc độ tăng trưởng cao nhưng thu cân đối ngân sách T.Ư lại thiếu hụt. Ngoài nguyên nhân khách quan là tăng trưởng của ta chủ yếu dựa vào các DN FDI, theo ông Cầu còn do nguyên nhân chủ quan khi Luật thuế của ta đang có vấn đề, cơ quan chức năng có vấn đề, hoặc chúng ta chưa làm hết trách nhiệm của mình. ĐB kiến nghị Chính phủ tập trung chỉ đạo xử lý vấn đề này. 

Về tốc độ giải ngân vốn đầu tư xây dựng và vốn trái phiếu chính phủ còn chậm, các đại biểu nhận định việc này cho thấy khâu tổ chức thực hiện còn yếu kém, kéo dài nhiều năm chưa khắc phục.

 Cử tri lo ngại vốn đầu tư phát triển của chúng ta đã ít, nếu kéo dài tình trạng này thì không ổn. Cần quy định rõ trách nhiệm của Bộ ngành địa phương và xử lý nghiêm.

 Do đó, Chính phủ cần siết chặt kỷ luật, kỷ cương tài chính, làm việc này thường xuyên, quyết liệt, không để nợ công, nợ xấu gia tăng gây áp lực cho nền kinh tế./.

Cẩm Tú

Tin khác

Điều gì khiến giới thành đạt khát khao sở hữu biệt thự đóng The Miyabi?

Điều gì khiến giới thành đạt khát khao sở hữu biệt thự đóng The Miyabi?

(CLO) Những căn biệt thự hạng sang tại phân khu đóng The Miyabi là tài sản đặc biệt hiếm có trong lòng thành phố Đảo Hoàng Gia Vinhomes Royal Island, nơi mang tới trải nghiệm sống “xa xỉ thầm lặng” độc bản khiến giới doanh nhân thành đạt sẵn sàng mở hầu bao.

Bất động sản
Tỉnh Lâm Đồng kiên quyết chấm dứt hoạt động kinh doanh tại Dinh I Đà Lạt

Tỉnh Lâm Đồng kiên quyết chấm dứt hoạt động kinh doanh tại Dinh I Đà Lạt

(CLO) Mới đây, Tỉnh Lâm Đồng đã chỉ đạo các sở liên quan và TP Đà Lạt yêu cầu doanh nghiệp chấm dứt toàn bộ việc kinh doanh, khai thác tại dự án Dinh I, yêu cầu đơn vị đang khai thác bàn giao tài sản trước ngày 30/4.

Bất động sản
Thị trường chứng khoán Việt Nam có kịp “deadline” nâng hạng?

Thị trường chứng khoán Việt Nam có kịp “deadline” nâng hạng?

(CLO) Các ý kiến đánh giá, xác suất nâng hạng của thị trường Việt Nam là rất lớn, nhưng vấn đề là thời gian hoàn thiện khung pháp lý.

Tài chính - Bảo hiểm
Sắp đấu thầu vàng để tăng nguồn cung: Cần thiết nhưng chỉ mang tính ngắn hạn

Sắp đấu thầu vàng để tăng nguồn cung: Cần thiết nhưng chỉ mang tính ngắn hạn

(CLO) Việc tăng nguồn cung vàng ở thời điểm này chỉ mang tính ngắn hạn. Về lâu dài, việc đấu thầu vàng sẽ tạo ra nhiều bất ổn cho kinh tế trong nước.

Thị trường - Doanh nghiệp
Loạt quy định mới giúp thị trường bất động sản “thoát đáy”

Loạt quy định mới giúp thị trường bất động sản “thoát đáy”

(NB&CL) Dù Luật Đất đai mới sẽ chính thức có hiệu lực từ 1/1/2025, nhưng Chính phủ đã có đề xuất trình Quốc hội cho phép Luật Đất đai có hiệu lực từ ngày 1/7/2024, sớm hơn 5 tháng để tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản.

Bất động sản