Hàng loạt khu di tích, văn hoá ở Hà Nội mở cửa đón khách trở lại
(CLO) Các ban quản lý di tích, văn hoá ở Hà Nội đã nỗ lực khắc phục thiệt hại để sớm mở cửa phục vụ du khách trở lại sau bão số 3.
Theo dõi báo trên:
Triển lãm "Điêu khắc Hà Nội - Sài Gòn 2024" hội tụ khối lượng đồ sộ gần 100 tác phẩm của 37 điêu khắc gia thuộc nhiều thế hệ, từ nhiều vùng miền trên cả nước, bao gồm những gương mặt quen thuộc và sự xuất hiện của những tên tuổi mới. Điểm nhấn năm nay là cuộc đối thoại giữa cũ và mới trong nỗ lực xác định vị thế của điêu khắc hiện đại trong tiến trình chung của nền điêu khắc Việt Nam.
Thừa hưởng di sản về ngôn ngữ tạo hình cũng như những nền văn hóa bản địa đặc sắc, các nghệ sĩ điêu khắc hiện đại tiếp nối và mở rộng khuynh hướng sáng tạo của mình bằng tài nguyên của thời đại mới. Trong đó bao gồm những chất liệu độc đáo như vật liệu tổng hợp, kim loại, đá, sợi, keo bọt nở, các vật dụng hàng ngày…; với niềm cảm hứng phong phú từ những chủ đề như tình yêu hay thiên nhiên, cho tới những nỗi niềm, chiêm nghiệm mang tính thời sự, cá nhân hóa. Qua đó cũng phản ánh phần nào những diễn biến đa dạng, đa chiều của điêu khắc Việt Nam hiện nay.
Xuyên suốt một tháng, Triển lãm "Điêu khắc Hà Nội - Sài Gòn 2024" sẽ quy tụ các nghệ sĩ, cộng đồng nghệ thuật giao lưu, thảo luận, chia sẻ về nghề nghiệp, cũng như truyền cảm hứng cho các thế hệ tiếp nối vươn xa hơn trong sự nghiệp cá nhân của mình, từng bước định hình tương lai của điêu khắc Việt Nam.
Bên cạnh đó, VCCA cũng kết hợp tổ chức các hoạt động giáo dục nghệ thuật như: Tọa đàm, workshop… để giúp công chúng dễ dàng tiếp cận hơn với tinh thần, thông điệp của triển lãm nói riêng và loại hình nghệ thuật điêu khắc nói chung.
Triển lãm "Điêu khắc Hà Nội - Sài Gòn" là chương trình được tổ chức định kỳ hai năm một lần, luân phiên ở hai đầu Nam - Bắc từ năm 2010, nhằm kết nối và chia sẻ đời sống nghệ thuật ở hai miền của đất nước cũng như kích thích nỗ lực sáng tạo, mở rộng tiếng nói của điêu khắc. Với mong muốn đóng góp tích cực vào tiến trình này, VCCA lần thứ hai giới thiệu triển lãm tới cộng đồng yêu nghệ thuật, tiếp tục khẳng định nỗ lực đồng hành cùng nhóm Điêu khắc Hà Nội - Sài Gòn trong công cuộc phát triển và xây dựng diện mạo mới cho điêu khắc hiện đại Việt Nam.
Trước đó, VCCA đã nhiều lần tổ chức các kỳ triển lãm, trại sáng tác điêu khắc như Triển lãm Tranh lụa và Điêu khắc nhỏ (2018), Trại sáng tác và triển lãm Biến chuyển (2021), Triển lãm Trung điểm (2022), qua đó mở rộng không gian cho thực hành của các nghệ sĩ, đồng thời tạo cơ hội cho các tác phẩm điêu khắc chất lượng được trưng bày, giới thiệu rộng rãi đến đông đảo công chúng.
Triển lãm Điêu khắc Hà Nội - Sài Gòn 2024 mở cửa tự do từ ngày 3/8/2024 tới hết ngày 3/9/2024 tại Trung tâm Nghệ thuật đương đại Vincom (VCCA), Hà Nội.
Việt Trung - Ảnh: Hải Anh
(CLO) Các ban quản lý di tích, văn hoá ở Hà Nội đã nỗ lực khắc phục thiệt hại để sớm mở cửa phục vụ du khách trở lại sau bão số 3.
(CLO) Ngày 9/9, Hội Nhiếp ảnh TPHCM (HOPA) đã có quyết định hủy bỏ và thu hồi giải nhất, cùng bằng chứng nhận của tác phẩm "Tầm cao" do tác giả Nguyễn Văn Tuấn thực hiện. Thời hạn để tác giả nộp lại giải thưởng là trước ngày 15/9.
(CLO) UBND quận Đồ Sơn, TP.Hải Phòng quyết định dời hội chọi trâu trong khuôn khổ Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn 2024 từ ngày 11/9 thành ngày 21/9 do ảnh hưởng của bão số 3.
(CLO) Hai bảo vật quốc gia là Tượng thờ vua Pô Klong Garai và Bia Phước Thiện sẽ được trao di sản văn hoá tại Ngày hội văn hoá dân tộc Chăm lần thứ VI, diễn ra từ ngày 27 đến 29/9.
(CLO) Chiều 9/9, tại Hà Nội, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL), Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận chủ trì, phối hợp với các tỉnh, thành phố Bình Định, Phú Yên, Bình Thuận… tổ chức sự kiện họp báo Ngày hội văn hóa dân tộc Chăm lần thứ VI tại tỉnh Ninh Thuận, năm 2024.