500 DN tư nhân lớn nhất Việt Nam: Chiếm 0,1% tổng số doanh nghiệp, nhưng nắm giữ 13% tài sản

Thứ tư, 10/08/2022 14:31 PM - 0 Trả lời

(CLO) Nhóm 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam, chiếm 0,089% tổng số doanh nghiệp nhưng đã tạo việc làm cho 10,4% lao động, chiếm 13% tổng tài sản và tạo ra 15,8% doanh thu thuần.

Hiện nay, nhóm các doanh nghiệp tư nhân đang trở thành động lực tăng trưởng kinh tế và ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu kinh tế Việt Nam.

500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam chiếm chưa đầy 0,1% nhưng lại có 13% tổng tài sản

Trong buổi hội thảo lấy ý kiến đóng góp hoàn thiện Báo cáo đánh giá 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam (VPE500), diễn ra vào ngày 10/8, ông Trần Toàn Thắng, Trưởng Ban Dự báo kinh tế ngành và doanh nghiệp, Trung tâm Thông tin và Dự báo Kinh tế xã hội quốc gia (NCIF- Bộ Kế hoạch và Đầu tư) nhấn mạnh: Doanh nghiệp tư nhân trong nước đang ngày càng khẳng định vị trí quan trọng trong nền kinh tế.

500 dn tu nhan lon nhat viet nam chiem 01 tong so doanh nghiep nhung nam giu 13 tai san hinh 1

Toàn cảnh hội thảo lấy ý kiến đóng góp hoàn thiện Báo cáo đánh giá 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam (VPE500).

Trong báo cáo VPE500, trong số 668,5 nghìn doanh nghiệp (số liệu năm 2019), doanh nghiệp tư nhân là 647,6 nghìn doanh nghiệp, chiếm 96,88% tổng số, đóng góp 15,12 triệu tỷ đồng (57%) tổng doanh thu thuần và thu hút hơn 9 triệu lao động.

Đáng chú ý, chỉ riêng nhóm 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam (chiếm 0,089% tổng số doanh nghiệp) nhưng đã tạo việc làm cho 10,4% lao động, chiếm 13% tổng tài sản và tạo ra 15,8% doanh thu thuần.

“Theo đó, VPE500 có thể coi như lực lượng dẫn dắt và tạo ảnh hưởng trên thị trường và kết quả hoạt động của nhóm doanh nghiệp này có thể coi như hàn thử biểu của khu vực doanh nghiệp”, báo cáo của NCIF nhận định.

Xem xét riêng cho danh mục VPE500 của năm 2019 trong giai đoạn 2016-2019 cho thấy quy mô của VPE500 tăng nhanh hơn các nhóm doanh nghiệp khác. 

Các VPE500 có tốc độ tăng tài sản khoảng 15,4%/năm so với khu vực doanh nghiệp tư nhân trong nước nói chung (5,6%/năm); doanh thu tăng 11,7%/năm so với 6,6%/năm.

Nhóm doanh nghiệp thuộc VPE500 được đánh giá hoạt động vượt trội so với doanh nghiệp tư nhân trong nước nói chung trên khía cạnh quy mô và kết quả kinh doanh bình quân cũng như tham gia vào hoạt động xuất nhập khẩu và liên kết doanh nghiệp. 

Theo ông Thắng, một số chính sách hiện hành cho thấy từ định hướng, chủ trương đến cơ chế, chính sách, Việt Nam không có sự phân biệt đối xử hoặc chính sách riêng đặc thù cho doanh nghiệp lớn, thậm chí có nhiều chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Tuy nhiên, doanh nghiệp lớn vẫn có lợi thế trong việc tiếp cận các nguồn lực như đất đai, cơ hội đầu tư, thị trường tài chính, và cơ hội cung ứng hàng hoá, dịch vụ thông qua các ưu đãi thu hút đầu tư hoặc quy định về điều kiện tham gia đấu thầu, cũng như tiềm lực với các khách hàng xuất khẩu. Những lợi thế này sẽ tạo tiền đề để doanh nghiệp lớn phát triển mạnh hơn.

500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất đang dẫn dắt nền kinh tế

TS. Lương Văn Khôi – Phó giám đốc Trung tâm Thông tin và Dự báo Kinh tế - Xã hội Quốc gia cho rằng: Khu vực doanh nghiệp tư nhân ngày càng chiếm vị trí quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam, hiện khu vực này chiếm khoảng gần 97% doanh nghiệp đang hoạt động và trở thành động lực của nền kinh tế.

500 dn tu nhan lon nhat viet nam chiem 01 tong so doanh nghiep nhung nam giu 13 tai san hinh 2

500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất đang dẫn dắt nền kinh tế.

Tuy nhiên, khu vực này vẫn đang gặp nhiều khó khăn do quy mô nhỏ, nền tảng công nghệ kém, đa số khu vực doanh nghiệp này là nhỏ và siêu nhỏ.

Đồng tình với nhận định này, ông Florian Constantin Feyerabend, Trưởng đại diện Viện Konrad Andenauer Stiftung Việt Nam cũng cho rằng: Khu vực kinh tế tư nhân Việt Nam được công nhận từ những năm 1990, và ngày càng trở thành một khu vực quan trọng của nền kinh tế.

Với 97% doanh nghiệp đang hoạt động tại Việt Nam, khu vực tư nhân đang tuyển dụng 60% lao động đang làm việc và tạo ra khoảng 67% doanh thu của toàn bộ doanh nghiệp.

Đặc biệt theo ông Florian Constantin Feyerabend, đa số các doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ, tuy nhiên các doanh nghiệp nằm trong top 500 của khu vực tư nhân vẫn đang đóng vai trò dẫn dắt thị trường, có ảnh hưởng đến nền kinh tế, giúp định hình kinh doanh và đóng góp quan trọng của Việt Nam trong tham gia các chuỗi giá trị toàn cầu.

 Do vậy, “sức khoẻ” của top 500 doanh nghiệp này đóng góp quan trọng vào khu vực kinh tế tư nhân cũng như tăng trưởng kinh tế của Việt Nam.

Việt Vũ

Bình Luận

Tin khác

Ninh Bình: Phát triển từ 1-3 điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP gắn với phát triển làng nghề, dịch vụ du lịch trong năm 2024

Ninh Bình: Phát triển từ 1-3 điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP gắn với phát triển làng nghề, dịch vụ du lịch trong năm 2024

(CLO) Ngày 28/3, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tổ chức hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) tỉnh Ninh Bình năm 2023 và triển khai các nhiệm vụ trọng tâm thực hiện Chương trình năm 2024.

Kinh tế vĩ mô
Tập đoàn Heraeus (Đức) nghiên cứu đầu tư dự án tại Thái Bình

Tập đoàn Heraeus (Đức) nghiên cứu đầu tư dự án tại Thái Bình

(CLO) Tiếp tục chương trình trong chuyến công tác xúc tiến đầu tư tại CHLB Đức, đoàn công tác của tỉnh Thái Bình do Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Khắc Thận làm trưởng đoàn đã tới thành phố Frankfurt, CHLB Đức và có buổi làm việc với Tập đoàn Heraeus.

Kinh tế vĩ mô
Tập đoàn Mikazuki (Nhật Bản) triển khai đầu tư vào Hà Nam

Tập đoàn Mikazuki (Nhật Bản) triển khai đầu tư vào Hà Nam

(CLO) Tiếp tục chương trình công tác tại Nhật Bản, ngày 28/3, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Lê Thị Thuỷ và đoàn công tác tỉnh Hà Nam đã đến thăm và làm việc với Tập đoàn Mikazuki (Nhật Bản).

Kinh tế vĩ mô
Tỉnh Thái Bình tìm kiếm cơ hội hợp tác đầu tư tại Đức

Tỉnh Thái Bình tìm kiếm cơ hội hợp tác đầu tư tại Đức

(CLO) Từ ngày 25/3 - 28/3, đoàn công tác của tỉnh Thái Bình do Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Khắc Thận làm trưởng đoàn đã có chuỗi hoạt động xúc tiến đầu tư tại thành phố Hannover, Cộng hòa Liên bang (CHLB) Đức.

Kinh tế vĩ mô
Tại Việt Nam, từ Trung ương tới địa phương đang “xây tổ đón đại bàng”

Tại Việt Nam, từ Trung ương tới địa phương đang “xây tổ đón đại bàng”

(CLO) Không chỉ Trung ương, nhiều địa phương thực hiện chiến lược “xây tổ đón đại bàng”, điều này đã và đang tạo ưu thế đưa Việt Nam trở thành điểm đến đầu tư hấp dẫn của nhiều doanh nghiệp, tập đoàn lớn trên thế giới. 

Kinh tế vĩ mô