(CLO) Bộ Tài nguyên và Môi trường đang lấy ý kiến góp ý cho dự thảo 6 tiêu chuẩn quốc gia về môi trường, bao gồm các phương pháp quan trắc, phân tích môi trường không khí, nước, đất và trầm tích.
Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, 6 tiêu chuẩn quốc gia về các phương pháp quan trắc, phân tích môi trường không khí, nước, đất và trầm tích, có tham khảo với các phương pháp quốc tế, nước ngoài (ISO, ASTM, US EPA), nhằm bổ sung và hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn quốc gia trong lĩnh vực quan trắc môi trường (không khí, nước, đất và quản lý chất thải rắn) để áp dụng đồng bộ trong thực thi các văn bản pháp quy về môi trường (Thông tư, Quy chuẩn kỹ thuật về môi trường).
Việc sử dụng các văn bản pháp lý trong đó các quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn kỹ thuật là một trong nhiều công cụ quan trọng nhất đang được các cơ quan quản lý trường quốc gia áp dụng phổ biến và có hiệu quả để quản lý môi trường. Các tiêu chuẩn kỹ thuật này giúp các nhà hoạch định chính sách, các ngành công nghiệp cũng như người sử dụng có được các công cụ chung cần thiết để cùng nhau bảo vệ môi trường.
Các tiêu chuẩn kỹ thuật về môi trường đang được áp dụng ngày càng rộng rãi hơn vào các hoạt động quản lý môi trường nhằm kiểm soát và ngăn ngừa ô nhiễm ở nước ta.
Một hệ thống các quy chuẩn, tiêu chuẩn quốc gia, quy trình kỹ thuật về môi trường đầy đủ sẽ là cơ sở quan trọng để các Bộ, ngành thực hiện chức năng quản lý nhà nước của mình về khía cạnh bảo vệ môi trường một cách hiệu quả hơn và phù hợp hơn với bối cảnh nền kinh tế.
Việc xây dựng các tiêu chuẩn quốc gia về quan trắc, phân tích, lấy mẫu môi trường trên cơ sở tham khảo các phương pháp, tiêu chuẩn quốc tế, các tài liệu nước ngoài kết hợp với khảo sát là phù hợp và cần thiết, đáp ứng nhu cầu cấp bách về kiểm soát và quản lý môi trường trong giai đoạn hiện nay.
Trong năm 2024-2025, Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) đề nghị xây dựng 6 tiêu chuẩn về lấy mẫu, quan trắc, phân tích các thông số ô nhiễm trong môi trường nước, không khí và đất, trầm tích. Các tiêu chuẩn này được xây dựng theo phương thức chấp nhận các tiêu chuẩn quốc tế ISO, ASTM, US EPA.
Phương pháp này mang lại hiệu quả cao vì vừa tiết kiệm được thời gian cũng như chi phí để xây dựng tiêu chuẩn, vừa kế thừa được những thành tựu khoa học hiện đại nhất của thế giới. Các tiêu chuẩn này đều được viện dẫn trong các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, thông tư về hướng dẫn quan trắc môi trường, nhưng chưa được chấp nhận thành tiêu chuẩn quốc gia nên gây khó khăn cho việc áp dụng thực thi các văn bản quy phạm pháp luật về quan trắc và kiểm soát ô nhiễm môi trường.
Do vậy, việc xây dựng 6 tiêu chuẩn quốc gia này là hết sức cần thiết để đáp ứng các yêu cầu cấp bách phục vụ kiểm soát và quản lý ô nhiễm môi trường nói chung.
(CLO) Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân, về xác định tổng mức đầu tư dự án điện hạt nhân Ninh Thuận dự kiến sơ bộ con số chưa phải chính xác nhưng chắc chắn cũng phải hàng tỷ đô. Còn phải tùy thuộc vào quy mô, vị trí, yêu cầu công nghệ và cả yêu cầu về vấn đề an toàn.
(CLO) Hôm 7/12, các thành viên Đảng Quyền lực Nhân dân (PPP) đã rời khỏi hội trường quốc hội trước cuộc bỏ phiếu luận tội Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol về vụ áp đặt thiết quân luật.
(CLO) Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Nhật Bản, ngày 7/12, tại tỉnh Nagasaki, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam đã gặp gỡ cán bộ, nhân viên Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Fukuoka và đại diện cộng đồng người Việt Nam tại Nhật Bản.
(CLO) Chính quyền và các chuyên gia Đức đang tìm cách bảo vệ cuộc bầu cử của nước này trước những tác động tiềm tàng từ hoạt động rò rỉ thông tin, cũng như các chiến dịch thông tin sai lệch.
(CLO) Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Nhật Bản, chiều 7/12 theo giờ địa phương, tại tỉnh Nagasaki, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã tiếp Hội chuyên gia Việt - Nhật (VJS) do Phó Hiệu trưởng Điều hành Đại học Hiroshima (HU), Giáo sư, Tiến sĩ Shinji Kaneko làm Trưởng đoàn.
(CLO) Những sự mỉa mai và thiếu cảm thông mới là phản ứng chung của công chúng Mỹ sau vụ sát hại CEO công ty bảo hiểm y tế lớn nhất nước Mỹ - UnitedHealthcare, chứ không phải sự thương cảm. Vì sao sự kiện bi thảm này lại nhận về phản ứng tiêu cực như vậy?
(CLO) Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) vừa phê duyệt kết quả lựa chọn nhà đầu tư dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh dịch vụ bảo dưỡng tàu bay thuộc dự án thành phần 4 tại cảng hàng không quốc tế Long Thành.
(CLO) Bệnh viện Thanh Nhàn lần đầu tiên thực hiện ca phẫu thuật lấy tạng của người hiến là một bệnh nhân nam 42 tuổi bị ngã cầu thang dẫn đến đa chấn thương và chấn thương sọ não nặng.
(CLO) Chiều 7/12, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thái Bình tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh triển khai Quyết định của Bộ Chính trị về công tác cán bộ. Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng dự hội nghị.
(CLO) Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Nhật Bản, chiều 7/12 theo giờ địa phương, tại Nagasaki, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã tiếp Chủ tịch Hội Hữu nghị Nagasaki - Việt Nam Tomioka Tsutomu và các thành viên Hội.
(CLO) Hiện công tác giải phóng mặt bằng phục vụ xây dựng trạm dừng nghỉ tại các dự án thành phần trên tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông còn chậm, ảnh hưởng đến kế hoạch hoàn thành, đưa vào khai thác đồng bộ.
(CLO) Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn: “Chuyển đổi số phải bắt đầu từ đổi mới tư duy, cách thức quản lý, quản trị nhà trường, không đơn thuần là đưa bài giảng từ trực tiếp sang trực tuyến - đó mới chỉ là ứng dụng công nghệ thông tin. Chuyển đổi số yêu cầu thay đổi sâu sắc, toàn diện, thay đổi hẳn cách làm”.
(CLO) Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã khởi tố bị can, bắt tạm giam ông Dương Văn Đông, Phó Giám đốc Sở GTVT tỉnh Đồng Nai và ông Phạm Minh Quân, chuyên viên Sở GTVT Đồng Nai để điều tra sai phạm xảy ra tại tại Trung tâm dạy nghề lái xe Sài Gòn ở TP Biên Hòa.
(CLO) Chính quyền Iraq đang cân nhắc can thiệp quân sự vào Syria, đặc biệt khi nhóm nổi dậy Hồi giáo dòng Sunni xuất thân từ tổ chức khủng bố Al Qaeda đã chiếm hai thành phố của Syria và đang tiến về thành phố thứ ba.
(CLO) Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn, Người phát ngôn của Chính phủ cho biết, tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 11/2024, các thành viên Chính phủ thống nhất nhận định: Tình hình KTXH tiếp tục xu hướng phục hồi tích cực, tháng sau tốt hơn tháng trước, tăng trưởng quý sau cao hơn quý trước; nhìn chung 11 tháng đạt nhiều kết quả quan trọng, tốt hơn cùng kỳ trên hầu hết các lĩnh vực
(CLO) UBND thành phố Hà Nội vừa có Công văn số 4081/UBND-KTTH về tổng kiểm kê tài sản công tại cơ quan, tổ chức, đơn vị và tài sản kết cấu hạ tầng do Nhà nước đầu tư, quản lý.
(CLO) Chính quyền sắp mãn nhiệm của Tổng thống Joe Biden đã kịp phân bổ hơn 100 tỷ USD tài trợ từ Đạo luật Giảm lạm phát (IRA), một trong những luật khí hậu đặc trưng của Mỹ.
(CLO) Năng lượng địa nhiệt, một nguồn năng lượng sạch với khả năng cung cấp năng lượng liên tục 24/7 và chiếm diện tích nhỏ, là lựa chọn lý tưởng cho các quốc gia Đông Nam Á như Indonesia và Philippines.
(CLO) Trong bối cảnh khí hậu ngày càng nóng lên và bất ổn, những người nông dân đang phải đối mặt với thử thách lớn trong việc bảo vệ cây trồng khỏi nhiệt độ cao. Một công ty khởi nghiệp tại Ả Rập Xê Út đã phát triển một giải pháp tiềm năng.
(CLO) Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) vừa có công điện số 55/CĐ-BGTVT gửi các đơn vị trong ngành về việc chủ động ứng phó, khắc phục nhanh hậu quả mưa lũ ở Trung Bộ.
(CLO) Trên địa bàn huyện Kon Plông (tỉnh Kon Tum) liên tiếp ghi nhận 12 trận động đất chỉ trong 1 ngày, trong đó có trận động đất mạnh đến 3.8 độ gây rung lắc mạnh vùng tâm chấn và các huyện lân cận.
BCG Eco - một thành viên của Tập đoàn Bamboo Capital (HoSE: BCG) vừa ký kết thỏa thuận hợp tác với Capital Quantum và Corects, hai đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực tín chỉ carbon và tài chính khí hậu. Thỏa thuận này sẽ giúp BCG Eco mở rộng quy mô các dự án tín chỉ carbon và kết nối với thị trường quốc tế, đồng thời đẩy mạnh mục tiêu phát triển bền vững của Bamboo Capital và góp phần thúc đẩy nền kinh tế xanh tại Việt Nam.
(CLO) Vào sáng Chủ nhật, các quốc gia tại hội nghị COP29 đã đạt được một thỏa thuận quan trọng, cam kết cung cấp 300 tỷ USD tài chính khí hậu hàng năm đến năm 2035.
(CLO) Các quốc gia đã nhất trí vào Chủ nhật về mục tiêu tài trợ hàng năm là 300 tỷ USD để giúp các nước nghèo ứng phó với tác động của biến đổi khí hậu tại hội nghị khí hậu COP29 của Liên hợp quốc ở Baku, Azerbaijan.
(CLO) Hội nghị khí hậu 2024 của Liên hợp quốc (COP29) đã phải kéo dài sang thứ Bảy, sau khi các quốc gia đang phát triển từ chối lời đề nghị trị giá 250 tỷ USD từ các nước giàu để giúp họ giải quyết tình trạng nóng lên toàn cầu.
(CLO) Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn yêu cầu các địa phương Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định phải chủ động ứng phó với mưa lớn khu vực Trung Bộ.