60% cổ phiếu ESOP của Sữa Quốc Tế (IDP) không bán được dù 'rẻ như cho'

Thứ sáu, 22/03/2024 15:07 PM - 0 Trả lời

(CLO) Dù Sữa Quốc Tế (IDP) bán cổ phiếu ESOP cho người lao động thấp hơn 1/25 lần so với thị giá nhưng vẫn còn tới 61% cổ phiếu không có người mua.

Hơn 61% cổ phiếu ESOP của Sữa Quốc Tế (IDP) đã bị "ế"

Vừa qua, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã công bố nhận được đầy đỷ tài liệu báo cáo kết quả phát hành cổ phiếu theo chương trình lựa chọn cho người lao động (ESOP) của CTCP Sữa Quốc Tế (IDP). Điều đáng nói là dù đã hạ giá bán rất thấp nhưng công ty vẫn không thể bán hết được cổ phiếu cho nhân viên của mình.

Kế hoạch ban đầu được đưa ra là IDP phát hành 1,2 triệu cổ phiếu ESOP với giá 10.000 đồng/cổ phiếu. Lượng phát hành tương đương với 1,9% số cổ phiếu đang lưu hành.

60 co phieu esop cua sua quoc te idp khong ban duoc du re nhu cho hinh 1

61% cổ phiếu ESOP của Sữa Quốc Tế (IDP) vẫn bị ế dù bán giả 'rẻ như cho' (Ảnh TL)

Bài liên quan

Trên thị trường, giá của cổ phiếu IDP đang được giao dịch với mức giá 253.000 đồng/cổ phiếu. Như vậy, cổ phiếu ESOP đang được bán với mức giá chỉ bằng 1/25 giá thị trường. Cổ phiếu bị hạn chế chuyển nhượng trong 1 năm kể từ ngày phát hành

Mặc dù được bán với giá "rẻ như cho" nhưng kết quả chào bán cho thấy chỉ có 454.000 cổ phiếu được bán cho người lao động. Tương đương số tiền thu về khoảng 4,5 tỷ đồng. Phần còn lại 725.528 cổ phiếu tương đương 61,5% lượng phát hành không bán được.

Việc phát hành cổ phiếu ưu đãi ESOP cho người lao động với giá rẻ hơn thị trường từ lâu đã là hoạt động phổ biến. Phương thức phát hành này vừa giúp tăng vốn cho công ty, tăng sự gắn kết giữa người lao động với công ty, đồng thời mang đến nguồn lợi như một cách thưởng cho người lao động. Tuy nhiên, việc cổ phiếu ESOP bị "ế" cũng đã phần nào phản ánh cách nhìn của người nội bộ đối với tình hình hoạt động của IDP.

Kinh doanh lãi lớn, tại sao cổ phiếu ESOP của IDP vẫn bị ế?

Trong những năm vừa qua, kết quả kinh doanh của Sữa Quốc Tế liên tục ghi nhận sự tăng trưởng mạnh mẽ. Trong giai đoạn từ 2020 - 2023, doanh thu công ty đã tăng gần gấp đôi, từ 3.836 tỷ đồng lên 6.655 tỷ đồng. 

Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp cũng theo đó tăng từ 502 tỷ lên 924 tỷ đồng tại năm 2023. Tương đương với mức tăng khoảng 84% trong 4 năm vừa qua. Tốc độ tăng trưởng của IDP gia tăng nhanh nhất trong giai đoạn sau dịch từ 2020 - 2021.

Về quy mô tài sản, vốn chủ của IDP cũng chứng kiến sự thay đổi nhanh chóng từ mức 793 tỷ đồng tại năm 2020 đã tăng lên gấp 4 lần tại cuối 2023, chiếm 3.065 tỷ đồng trong tổng cơ cấu nguồn vốn. Lượng nợ ngắn hạn cũng gia tăng từ 1.367 tỷ lên 2.144 tỷ đồng.

Sữa Quốc tế IDP khá quen thuộc với người tiêu dùng Việt Nam với các nhãn hiệu sữa LiF, Kun, Bavi, Lof... Với những chỉ tiêu tài chính tốt đẹp phía trên không quá khó hiểu khi cổ phiếu IDP đã liên tục tăng giá gấp 5 lần trong 3 năm qua. Từ mức 51.400 đồng/cổ phiếu tại đầu năm 2021 lên 253.000 đồng/cổ phiếu tại ngày 22/3/2024.

Cổ phiếu có giá trị cao, kết quả kinh doanh với những con số "trong mơ" như vậy nhưng vì sao cổ phiếu ESOP của IDP vẫn "ế" tới hơn 61%?

Giải thể công ty con sau 9 tháng, bán cổ phần để trả nợ ngân hàng

Vào giữa năm 2023, HĐQT của Sữa Quốc Tế đã phải thông qua việc giải thể công ty con là CTCP Đầu tư Green Light (IDP nắm 99,98% vốn điều lệ). Đến thời điểm giải thể, Green Light là công ty con duy nhất của IDP. Công ty hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản, quyền sử dụng đất thuộc chủ sở hữu, chủ sử dụng hoặc đi thuê. Trụ sở chính đặt tại 217 Nguyễn Văn Thủ, phường Đa Kao, quận 1, TP HCM.

Ban đầu IDP đã góp vốn tới 499,9 tỷ đồng trong tổng số vốn điều lệ 500 tỷ đồng tại Green Light. Tuy nhiên, trước sự khó khăn của thị trường bất động sản, IDP đã phải giải thể công ty con này sau 9 tháng thành lập. Tham vọng lấn sân mảng kinh doanh khác của IDP cũng theo đó sụp đổ.

Cũng tại ĐHĐCĐ thường niên 2023, cổ đông đã phải thông qua phương án chào bán 2,4 triệu cổ phiếu riêng lẻ nhằm bổ sung vốn lưu động và trả nợ vay ngân hàng. Giá bán cổ phiếu không thấp hơn bình quân giá tham chiếu của 20 ngày giao dịch liên tiếp trước ngày HĐQT thông qua giá chào bán và không thấp hơn giá trị sổ sách tại ngày 31/12/2022 là 30.615 đồng/cp.

Đáng chú ý, theo phương án sử dụng vốn thì trong 471 tỷ đồng thu về từ chào bán lượng cổ phiếu này, IDP sử dụng 230 tỷ đồng để mua nguyên liệu và trả nợ ngân hàng, 41 tỷ còn lại để thanh toán chi phí marketing.

Bên cạnh đó, phương án phát hành 1,2 triệu cổ phiếu ESOP với giá "siêu thấp" chỉ bằng 4% thị giá cũng được thông qua trong ĐHĐCĐ lần này. Như đã nêu phía trên, dù bán với giá "rẻ như cho" tới người lao động của công ty, cổ phiếu IDP vẫn bị "ế" tới 61%.

Bích Diễm

Bình Luận

Tin khác

Giảm mạnh ngày lễ, giá vàng SJC vẫn “nóng bỏng tay” so với vàng thế giới

Giảm mạnh ngày lễ, giá vàng SJC vẫn “nóng bỏng tay” so với vàng thế giới

(CLO) Dù giảm mạnh trong ngày nghỉ lễ nhưng giá vàng SJC vẫn cao vượt trội so với giá vàng thế giới.

Tài chính - Bảo hiểm
Bamboo Capital (BCG) mục tiêu lợi nhuận tăng 6 lần, đưa Bảo hiểm AAA lên UPCoM

Bamboo Capital (BCG) mục tiêu lợi nhuận tăng 6 lần, đưa Bảo hiểm AAA lên UPCoM

(CLO) Tập đoàn Bamboo Capital (BCG) đặt mục tiêu lợi nhuận năm 2024 tăng gấp 6 lần so với thực hiện năm 2023. Đưa bảo hiểm AAA lên UPCoM.

Tài chính - Bảo hiểm
Đạt Phương (DPG) đặt mục tiêu doanh thu 4.566 tỷ đồng, lãi sau thuế 379 tỷ đồng tăng gần 20%

Đạt Phương (DPG) đặt mục tiêu doanh thu 4.566 tỷ đồng, lãi sau thuế 379 tỷ đồng tăng gần 20%

(CLO) Tập đoàn Đạt Phương (DPG) đặt mục tiêu doanh thu năm 2024 4.566 tỷ đồng, tăng 32,3%. Lợi nhuận sau thuế kế hoạch 379 tỷ đồng, tăng 19,5% so với cùng kỳ

Tài chính - Bảo hiểm
Nghỉ lễ thảnh thơi, không lo giao dịch gián đoạn

Nghỉ lễ thảnh thơi, không lo giao dịch gián đoạn

(CLO) Với bước tiến mới về công nghệ, trong vài năm trở lại đây hầu hết các giao dịch ngân hàng được thực hiện xuyên lễ, 365+ thông qua các điểm giao dịch số tự động hay ứng dụng ngân hàng số. Năm nay, các ngân hàng còn tung nhiều ưu đãi hấp dẫn trong dịp lễ 30/4 và 1/5 dành cho khách hàng.

Tài chính - Bảo hiểm
ABBANK đẩy mạnh hỗ trợ khách hàng tiếp cận vốn ưu đãi, tăng trưởng đều ở cả mảng huy động và cho vay

ABBANK đẩy mạnh hỗ trợ khách hàng tiếp cận vốn ưu đãi, tăng trưởng đều ở cả mảng huy động và cho vay

(CLO) Kết thúc quý I năm 2024, Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK) ghi nhận tăng mạnh số lượng giao dịch qua kênh ngân hàng số, tổng huy động và dư nợ cũng đạt tăng trưởng so với cùng kỳ năm 2023. Ngân hàng tích cực triển khai các chương trình gói tín dụng với lãi suất hấp dẫn giúp khách hàng doanh nghiệp đẩy mạnh các hoạt động mở rộng sản xuất kinh doanh.

Tài chính - Bảo hiểm