77 năm, chuyện về “ngôi nhà chung” Liên Hợp quốc

Thứ hai, 24/10/2022 08:00 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Ngày 24/10 tới, LHQ tròn 77 năm thành lập. “Ngôi nhà chung” của thế giới đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, không ngừng nỗ lực khẳng định vị thế của mình, cho dù điều đó không hề dễ dàng khi liên tục phải đối mặt với vô số thách thức của một thế giới khó lường, phức tạp, vận động không ngừng.

Từ sứ mệnh lịch sử 77 năm về trước

“LHQ được thành lập, trước hết và quan trọng nhất, để ngăn chặn một cuộc chiến tranh thế giới thứ ba. Bất chấp nhiều thách thức của Chiến tranh Lạnh kéo dài và nhiều căng thẳng và xung đột trong suốt ba thập kỷ kể từ khi nó kết thúc, LHQ đã thành công trong việc ngăn chặn một cuộc chiến tranh thế giới thứ ba. Nhiệm vụ thứ hai là chấm dứt chế độ thuộc địa.

Khi LHQ được thành lập vào năm 1945, khoảng 750 triệu người, bằng gần một phần ba dân số thế giới vào thời điểm đó, sống trong các lãnh thổ do các cường quốc thuộc địa quản lý và chỉ có 50 quốc gia có đại diện tại San Francisco khi ký kết Hiến chương LHQ vào tháng 6 năm 1945” - đó là lý do được ông Kamal Malhotra - Điều phối viên thường trú LHQ tại Việt Nam cách đây 2 năm đưa ra để lý giải về nguyên cớ ra đời của “ngôi nhà chung” trong lễ kỷ niệm 75 năm ngày thành lập LHQ.

77 nam chuyen ve ngoi nha chung lien hop quoc hinh 1
77 nam chuyen ve ngoi nha chung lien hop quoc hinh 2

LHQ chỉ rõ thế giới chỉ có thể xóa nghèo bền vững khi giải quyết được các mối đe dọa về an ninh lương thực, cùng tập trung vào giảm nghèo đói và bất bình đẳng, nâng cao năng lực, đảm bảo sinh kế bền vững và công bằng xã hội cho tất cả mọi người, và đặc biệt, tôn trọng phẩm giá con người.

Ngày đó, tháng 10/1944, lãnh đạo các nước Liên Xô, Anh, Pháp, Mỹ và Trung Quốc quốc dân Đảng họp tại Washington quyết định thành lập một tổ chức quốc tế sau khi kết thúc chiến tranh thế giới lần thứ 2 với tên gọi “Quốc gia Liên Hợp quốc”. Tháng 2/1945, tại hội nghị Yalta (Ukraina), lãnh đạo 3 nước Liên Xô, Anh, Mỹ đã quyết định cùng Trung Quốc quốc dân Đảng thành lập tổ chức LHQ và phát hành thư mời lãnh đạo các nước chống phát xít tham gia tổ chức này.

Từ ngày 25/4/1945 đến 26/6/1945, 153 đại biểu của 51 nước đã họp tại San Francisco, Hoa Kỳ, soạn thảo và thống nhất thông qua Bản Hiến chương Liên Hợp quốc gồm 19 chương và 111 điều khoản. Ngày 24/10/1945, bản Hiến chương được 5 nước thành viên Hội đồng Bảo an cùng hầu hết các quốc gia tham gia ký kết phê chuẩn và có hiệu lực.

Từ thời khắc ấy, LHQ chính thức được thành lập, trụ sở đặt tại thành phố New York (Mỹ). “Nếu chúng ta có bản Hiến chương này cách đây vài năm, có lẽ đã không có những cái chết vô nghĩa. Chúng ta sẽ xây dựng một tương lai mà hàng triệu triệu người đang sống sẽ được đảm bảo” - Tổng thống Mỹ Harry S.Truman chia sẻ trong giây phút “ngôi nhà chung” của thế giới chính thức ra đời.

Thực sự, sự ra đời của LHQ phản ánh khát vọng chung của nhân dân các nước về một thế giới hòa bình, an ninh và phát triển sau những nỗi kinh hoàng của Chiến tranh thế giới thứ II. Các quốc gia đã trao cho Tổ chức này vai trò là trung tâm điều hòa các nỗ lực quốc tế để thực hiện các mục tiêu chung là duy trì hòa bình và an ninh quốc tế; thúc đẩy quan hệ hữu nghị giữa các quốc gia; thúc đẩy hợp tác giải quyết các vấn đề quốc tế về kinh tế, xã hội, văn hóa, nhân đạo trên cơ sở tôn trọng các quyền và phẩm giá con người.

Không ngừng lớn mạnh và khẳng định vị thế

Đến nay, LHQ đã trải qua 77năm phát triển, trở thành tổ chức toàn cầu rộng rãi nhất với sự tham gia của hầu như toàn bộ các quốc gia độc lập của hành tinh. Vai trò và hoạt động của LHQ được mở rộng về mọi mặt.

Từ con số 51 quốc gia đầu tiên vào năm 1945, LHQ ngày nay có 193 thành viên và 2 quan sát viên; trở thành một hệ thống toàn diện gồm có 6 cơ quan, gồm Đại hội đồng, Hội đồng Bảo an, Hội đồng Kinh tế và Xã hội, Ban Thư ký, Tòa án Công lý quốc tế và Hội đồng Quản thác.

Ngoài ra, LHQ còn có nhiều cơ quan phụ trợ, 20 tổ chức chuyên môn và 5 Ủy ban kinh tế - xã hội, hàng chục quỹ và chương trình như Tổ chức Y tế thế giới, Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc, Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp thế giới, Ngân hàng Thế giới... hoạt động trên tất cả các lĩnh vực từ giải quyết và ngăn ngừa xung đột, giải trừ quân bị, chống khủng bố, bảo vệ người tỵ nạn, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững, cho đến thúc đẩy dân chủ, nhân quyền, bình đẳng giới, phát triển kinh tế và xã hội…

LHQ hoạt động dựa trên các nguyên tắc: Bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia và quyền tự quyết của các dân tộc; Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của các nước; Không can thiệp vào nội bộ các nước; Giải quyết tranh chấp, xung đột quốc tế bằng phương pháp hòa bình; Chung sống hòa bình giữa các quốc gia.

77 nam chuyen ve ngoi nha chung lien hop quoc hinh 3

Quang cảnh một phiên họp của Đại hội đồng LHQ khóa 77. Ảnh: UN

Cho tới nay, LHQ đã được cộng đồng quốc tế thừa nhận là tổ chức toàn cầu có vai trò hết sức quan trọng trong đời sống chính trị quốc tế và là nền tảng không thể thiếu cho một thế giới hòa bình, thịnh vượng và công bằng hơn.

Đó là một vai trò thiết yếu, như lời ông Kamal Malhotra: “Mặc dù nhiều Chính phủ và các đối tác phát triển khác phải chia sẻ tài chính, nhưng những cải thiện lớn lao đối với cuộc sống của con người trên thế giới diễn ra kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai sẽ khó có thể đạt được nếu không có sự chung tay của nhiều Cơ quan LHQ trong nhiều thập kỷ qua. Trong khi, trên toàn cầu, số người sống trong tình trạng cực kỳ nghèo đói trước COVID-19 là dưới 10%, con số này là gần 75% dân số thế giới vào năm 1945.

Bệnh đậu mùa đã được WHO tuyên bố xóa sổ vào năm 1980, trong khi đó là kết quả của công việc của UNICEF và các tổ chức khác, tỷ lệ bao phủ vắc-xin thiết yếu hiện nay là hơn 80% so với mức dưới 20% vào năm 1980. Tỷ lệ tử vong ở trẻ em dưới 5 tuổi đã giảm 59% chỉ kể từ năm 1990, trong khi tỷ lệ hoàn thành chương trình tiểu học đạt 84% vào năm 2018 so với mức 70% của năm 2000 là một trong các kết quả thực hiện các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ. Và cho đến khi COVID-19 xảy ra vào năm 2020, Phát triển Con người, được đo lường bằng Chỉ số Phát triển Con người, đã tăng lên hàng năm kể từ năm 1990 khi được UNDP đo lường và công bố lần đầu tiên.

Như Tổng thư ký LHQ thường đề cập, việc đạt được các Mục tiêu Phát triển Bền vững là cơ hội tốt nhất để thế giới “xây dựng hướng tới tốt đẹp hơn” sau COVID-19. Tuyên ngôn Nhân quyền, một văn kiện mang tính bước ngoặt chưa từng có trong lịch sử thế giới, được Đại hội đồng LHQ thông qua năm 1948, đặt ra một tiêu chuẩn chung cho tất cả các dân tộc và quốc gia. Nó cũng là tài liệu được dịch rộng rãi nhất trong lịch sử thế giới.

Nhiều khía cạnh chính cốt lõi tốt đẹp của cả Tuyên ngôn và Công ước về Quyền Con người của LHQ hiện đã được đưa vào hệ thông pháp luật của hầu hết, nếu không phải là tất cả, các Quốc gia thành viên Liên Hợp Quốc trên khắp thế giới, một điều không thể tưởng tượng được cách đây 75 năm”.

Thực tế, từ khi thành lập đến nay, LHQ và các quỹ, chương trình, cơ quan, cá nhân của tổ chức này... đã sở hữu nhiều Giải thưởng Nobel Hòa bình. Mới nhất là việc Chương trình Lương thực Thế giới (WFP) đã được trao giải Nobel Hòa bình năm 2020.

Cải tổ cho những mục tiêu mới

Thế giới hiện nay vẫn đầy rẫy những bất ổn, xung đột. Để có thể là ngôi nhà chung yên ả cho gần 200 quốc gia không là điều đơn giản với LHQ. “Bất bình đẳng giới vẫn là thách thức lớn nhất đối với quyền con người trên toàn thế giới. Thảm họa khí hậu đang ập đến. Đa dạng sinh học đang suy sụp. Nghèo đói lại gia tăng. Hận thù có nguy cơ lan rộng. Căng thẳng địa chính trị đang leo thang. Vũ khí hạt nhân vẫn nằm trong tình trạng nguy hiểm. Thêm vào đó, đại dịch COVID-19 cũng đã đặt ra những yếu tố mong manh của thế giới. Thế giới chỉ có thể giải quyết chúng khi chúng ta hợp tác cùng nhau” - Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres thừa nhận:

77 nam chuyen ve ngoi nha chung lien hop quoc hinh 4

Thảm họa khí hậu đang ập đến, Thế giới chỉ có thể giải quyết chúng khi chúng ta hợp tác cùng nhau.

Thực tế đó đã khiến LHQ vẫn không bằng lòng với những gì đã làm được. Những cam kết và nỗ lực của LHQ không chỉ dừng lại ở các mục tiêu hiện tại mà luôn khao khát đổi mới và khẳng định cao hơn vai trò của mình đối với sự thịnh vượng chung toàn cầu. Minh chứng là LHQ đã thông qua 17 mục tiêu về phát triển bền vững đến năm 2030, thay thế cho 8 mục tiêu phát triển thiên nhiên kỷ thông qua năm 2000. Bản thân LHQ cũng đặt ra cho mình yêu cầu cấp thiết của việc cải tổ.

Cho đến nay, các thành viên đều nhất trí là LHQ cần được cải tổ nhằm tăng cường vai trò, hiệu quả và dân chủ hoá. “Tái định vị hệ thống phát triển LHQ” đã là sáng kiến của Tổng Thư ký đưa ra và được các nước đồng thuận thông qua tại Đại hội đồng LHQ (2018) nhằm cải tổ Hệ thống phát triển LHQ, tăng cường năng lực của LHQ nhằm hỗ trợ các nước thành viên trong các hoạt động phát triển, đặc biệt là thực hiện các Mục tiêu phát triển vững (SDGs), trong đó đáng chú ý có việc tăng cường vai trò của hệ thống Điều phối viên thường trú LHQ tại các nước và cải tổ cách tiếp cận khu vực.

Hà Anh

Bình Luận

Tin khác

Thủ tướng Robert Fico bị ám sát và sự phân cực sâu sắc trong xã hội Slovakia

Thủ tướng Robert Fico bị ám sát và sự phân cực sâu sắc trong xã hội Slovakia

(CLO) Trong vòng 6 năm, Slovakia đã chứng kiến 2 vụ ám sát gây chấn động. Năm 2018, nhà báo điều tra Ján Kuciak phải trả giá bằng mạng sống vì công việc. Đến hôm qua, Thủ tướng Robert Fico cũng đã bị ám sát khi đang làm công việc của mình. Hai vụ việc nhưng làm nổi bật một vấn đề: Sự phân cực sâu sắc ở Slovakia.

Tiêu điểm Quốc tế
Bầu cử Mỹ 2024 còn 6 tháng nữa: Cuộc đua sẽ diễn ra như thế nào?

Bầu cử Mỹ 2024 còn 6 tháng nữa: Cuộc đua sẽ diễn ra như thế nào?

(CLO) Khi cuộc bầu cử Mỹ vào tháng 11 đang đến gần, những thách thức mà các ứng cử viên tổng thống Joe Biden và Donald Trump phải đối mặt cũng ngày càng gia tăng.

Tiêu điểm Quốc tế
Người Trung Quốc đổ xô đi mua vàng như thể không có ngày mai

Người Trung Quốc đổ xô đi mua vàng như thể không có ngày mai

(CLO) Giá vàng toàn cầu đã đạt mức cao nhất khi các nhà đầu tư và người tiêu dùng Trung Quốc đang mua kim loại này với tốc độ kỷ lục, do cảnh giác với bất động sản và chứng khoán.

Tiêu điểm Quốc tế
Chiến sự ở Gaza: Làn sóng biểu tình sinh viên 'phản chiến' đã lan đến đâu trên thế giới?

Chiến sự ở Gaza: Làn sóng biểu tình sinh viên 'phản chiến' đã lan đến đâu trên thế giới?

(CLO) Khi các cuộc đụng độ giữa sinh viên và cảnh sát vẫn diễn ra rất căng thẳng tại nhiều trường đại học Mỹ, thì các cuộc biểu tình cũng đang được tổ chức ở các trường đại học khác trên khắp châu Âu, châu Á và Trung Đông.

Tiêu điểm Quốc tế
Đàm phán ngừng bắn ở Gaza: Mỹ gia tăng áp lực với cả Israel lẫn Hamas

Đàm phán ngừng bắn ở Gaza: Mỹ gia tăng áp lực với cả Israel lẫn Hamas

(CLO) “Đã đến lúc”, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken tuyên bố, thúc giục Hamas chấp nhận các điều khoản của một thỏa thuận ngừng bắn mới được đề xuất. Ông Blinken cũng nói rõ rằng ông mong đợi nhiều hơn từ Israel.

Tiêu điểm Quốc tế