91% CEO tại Mỹ cho rằng sẽ có suy thoái kinh tế kéo dài, một số đang lên kế hoạch sa thải nhân sự

Thứ tư, 05/10/2022 16:24 PM - 0 Trả lời

(CLO) Theo trang CNN, nhiều CEO tại Mỹ đang có các biện pháp chuẩn bị để đương đầu với suy thoái kinh tế kéo dài trong thời gian sắp tới. Một phần trong đó đang lên kế hoạch sa thải nhân sự để cắt giảm chi phí.

Trang CNN mới đây cho biết, nhiều lãnh đạo các công ty lớn tại Mỹ không nghĩ rằng nền kinh tế Mỹ cũng như toàn cầu sẽ có được một cú hạ cánh nhẹ nhàng sau những lần nâng lãi suất của Cục dự trữ Liên bang Mỹ (FED). Rất có khả năng sẽ có một cuộc suy thoái kinh tế kéo dài trong thời gian sắp tới.

91 ceo tai my cho rang se co suy thoai kinh te keo dai mot so dang len ke hoach sa thai nhan su hinh 1

Theo thống kê thì có 91% CEO tại Mỹ cho rằng sẽ có suy thoái kinh tế kéo dài trong vòng 1 năm tới. Việc cần làm hiện tại là cắt giảm chi phí để đương đầu với suy thoái (Ảnh TL)

Theo một khảo sát của KPMG với 400 lãnh đạo các công ty lớn của Mỹ, được công bố ngày 4/10 thì có khoảng 91% các CEO tại Mỹ dự báo sẽ có suy thoái xảy ra trong vòng 12 tháng tới đây. Trong số đó, chỉ có 34% CEO cho rằng suy thoái sẽ nhẹ và chỉ diễn ra trong thời gian ngắn. Thống kê này đã cho thấy tầm nhìn ảm đạm của các lãnh đạo công ty lớn tại Mỹ đối với tình hình kinh tế thế giới.

Paul Knopp - Chủ tịch kiêm CEO KPMG Mỹ nhận xét về tình hình hiện tại "Đã có quá nhiều biến động lớn trên toàn cầu trong 2,5 năm vừa qua. Hiện tại, chúng ta lại đang có một cuộc suy thoái dần hình thành".

Rất nhiều công ty đang chuẩn bị tinh thần cho một cuộc suy thoái kéo dài và đang lên kế hoạch cắt giảm chi phí. Một trong những cách cắt giảm chi phí "hiệu quả" nhất thường được các công ty sử dụng trong giai đoạn này đó là sa thải nhân viên. KPMG cho biết, hơn một nửa các CEO tham gia khảo sát cho biết đang phải cân nhắc cắt giảm nhân sự trước thềm suy thoái.

Một nhóm nhỏ các CEO cho rằng suy thoái sẽ chỉ diễn ra trong khoảng thời gian ngắn và với điều kiện hiện tại, công ty của họ đã chuẩn bị kỹ càng hơn thời điểm suy thoái năm 2008 trước đây. Do đó, khả năng đương đầu với suy thoái kinh tế của họ cũng sẽ tốt hơn trước đây.

Knopp cho biết thêm "Hiện tại vẫn có nhiều dấu hiệu lạc quan trong dài hạn về kinh tế Mỹ và triển vọng với các công ty. Các doanh nghiệp đều nhận thấy rằng họ đã có sự chuẩn bị kỹ lưỡng hơn để đón suy thoái".

Có vẻ như tâm lý lạc quan này của một bộ phận CEO tại Mỹ là có cơ sở bởi ngoài cuộc khủng hoảng diễn ra vào năm 2008 thì các công ty tại Mỹ cũng đã phải trải qua cuộc suy thoái vào năm 2020 vì đại dịch Covid-19. Trong tháng 4/2020, tỷ lệ thất nghiệp tại nước này đã gia tăng kỷ lục lên mức 14,7%. Do đó, việc nghĩ rằng bản thân mình đã có nhiều kinh nghiệm đối mặt với suy thoái của các CEO là hoàn toàn có cơ sở.

Dù đã có các bước chuẩn bị với các biện pháp cắt giảm chi phí, cắt giảm nhân sự nhưng theo Knopp thì các CEO cũng đang tỏ ra lo lắng về triển vọng trong ngắn hạn của nền kinh tế. Điều này khiến nhiều lãnh đạo phải tạm dừng các kế hoạch dài hạn của mình.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng đều đã nhận ra rủi ro từ việc cắt giảm nhân sự và giảm chi phí quá mức. "Các doanh nghiệp không thể phản ứng quá mạnh trong ngắn hạn bằng cách sa thải nhân sự. Vì điều đó có thể gây ra các vấn đề trong dài hạn bởi hiện tại, đại dịch vẫn đang khiến các công ty phải đau đầu. Nhiều doanh nghiệp vẫn hy vọng nền kinh tế sẽ nhanh chóng bật tăng trở lại sau khi sụt giảm." Knopp cho biết.

Không chỉ các doanh nghiệp lớn mà ngay cả những doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng tỏ ra lo ngại đối với nền kinh tế toàn cầu. Trong tháng trước, một cuộc khảo sát của hãng tư vấn Marcum và Trường Kinh doanh Frank G.Zarb thuộc Đại học Hofstra đã chỉ ra rằng hơn 90% lãnh đạo của các công ty có quy mô vừa và nhỏ cũng đang tỏ ra lo lắng trước suy thoái kinh tế. Hơn 25% trong số họ cho biết đã sa thải hoặc đang lên kế hoạch sa thải nhân viên của mình trong vòng 12 tháng tới.

Như vậy, có vẻ như đúng với kịch bản mà FED đã lường trước khi đưa ra chính sách tăng lãi suất cơ bản của mình. Áp lực của việc tăng lãi suất sẽ gây nên tình trạng thất nghiệp gia tăng và đánh thẳng vào túi tiền của người lao động. Tuy nhiên, theo FED thì điều này là cần thiết để có thể kiềm chế lạm phát trong thời gian tới.

(Tham khảo CNN)

Bích Diễm

Bình Luận

Tin khác

Nga vượt EU về nguồn cung lúa mì sang Bắc Phi

Nga vượt EU về nguồn cung lúa mì sang Bắc Phi

(CLO) Theo báo cáo do Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) công bố, xuất khẩu lúa mì của Liên minh châu Âu (EU) sang Bắc Phi đã giảm 25% trong 7 tháng đầu của mùa trồng trọt 2023-2024, với nguồn cung từ Nga chiếm ưu thế trên thị trường khu vực.

Thị trường - Doanh nghiệp
Xuất khẩu dầu thô của Iran tăng đột biến

Xuất khẩu dầu thô của Iran tăng đột biến

(CLO) Xuất khẩu dầu thô từ Iran đạt mức cao nhất trong 6 năm trong quý đầu tiên của năm, dữ liệu từ Vortexa được Financial Times trích dẫn cho thấy.

Thị trường - Doanh nghiệp
IMF dự báo kinh tế Nga tăng trưởng đáng kể

IMF dự báo kinh tế Nga tăng trưởng đáng kể

(CLO) Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã tăng đáng kể dự báo tăng trưởng cho nền kinh tế Nga vào năm 2024. Trong năm nay, GDP của Nga được dự báo sẽ tăng 3,2%, tăng mạnh so với dự báo 2,6% trong tháng 1.

Thị trường - Doanh nghiệp
Sắp đấu thầu vàng để tăng nguồn cung: Cần thiết nhưng chỉ mang tính ngắn hạn

Sắp đấu thầu vàng để tăng nguồn cung: Cần thiết nhưng chỉ mang tính ngắn hạn

(CLO) Việc tăng nguồn cung vàng ở thời điểm này chỉ mang tính ngắn hạn. Về lâu dài, việc đấu thầu vàng sẽ tạo ra nhiều bất ổn cho kinh tế trong nước.

Thị trường - Doanh nghiệp
Nhật Bản sẽ tiếp tục tham gia dự án dầu khí của Nga

Nhật Bản sẽ tiếp tục tham gia dự án dầu khí của Nga

(CLO) Các công ty Nhật Bản sẽ tiếp tục tham gia vào các dự án năng lượng của Nga trên đảo Sakhalin do tầm quan trọng của chúng đối với an ninh năng lượng của Tokyo, Bộ Ngoại giao nước này tuyên bố.

Thị trường - Doanh nghiệp