Afghanistan: Khủng hoảng lương thực khiến người dân bị cô lập, ngày càng nghèo đói

Thứ ba, 16/08/2022 15:39 PM - 0 Trả lời

(CLO) Phụ nữ và trẻ em là hai đối tượng chính phải đối mặt với khủng hoảng kinh tế, khủng hoảng lương thực sau khi Taliban tiếp quản Afghanistan trong khi Mỹ và các nước đồng minh áp hàng loạt lệnh trừng phạt cũng như đóng băng quỹ, tạm dừng viện trợ nước ngoài.

Người dân đứng đợi trước cửa hàng bánh mì để… ăn xin

Vào giữa trưa, cô Shakeela Rahmati bắt đầu chuyến hành trình bằng cách đi bộ từ ngôi nhà trong một khu phố nghèo trên những ngọn đồi phía trên thủ đô Kabul. Trên đường đi, những người phụ nữ khác cũng lặng lẽ tham gia cuộc hành trình. Họ sẽ mất ba giờ đồng hồ để đến trung tâm thành phố. Nhưng cơn đói của bản thân và nhu cầu nuôi con khiến họ phải bắt đầu chuyến đi này mỗi ngày.

Điểm đến của họ là một tiệm bánh mì, một trong số nhiều tiệm bánh mì ở Kabul, nơi có rất đông phụ nữ bắt đầu tụ tập vào những buổi chiều muộn, kiên nhẫn chờ đợi những khách hàng đến mua có thể cho họ một ít bánh mì.

afghanistan khung hoang luong thuc khien nguoi dan bi co lap ngay cang ngheo doi hinh 1

Nhiều phụ nữ tụ tập bên ngoài một tiệm bánh mì ở Kabul, hy vọng được khách hàng mua bánh mì tại đây giúp đỡ. (Nguồn: CNN)

“Thỉnh thoảng chúng tôi được ăn tối, thỉnh thoảng thì phải nhịn đói. Tình hình đã trở nên tồi tệ trong ba năm qua, nhưng năm ngoái là năm tồi tệ nhất. Chồng tôi đã cố gắng đến Iran để làm việc nhưng anh ấy đã bị trục xuất”, Rahmati nói.

Liên Hợp Quốc nói rằng gần một nửa đất nước Afghanistan phải đối mặt với nạn đói nghiêm trọng. Theo một báo cáo hồi tháng 5 của Ủy ban Cứu hộ Quốc tế (IRC), 43% dân số Afghanistan đang có dưới một bữa ăn mỗi ngày, với 90% người Afghanistan được khảo sát cho biết thực phẩm là nhu cầu chính của họ.

Các tổ chức đang thống kê một cách nghiêm túc các số liệu trong năm đầu tiên dưới sự cai trị trở lại của Taliban, khi đất nước bị cô lập và ngày càng nghèo khó. Từ khi Mỹ và các đồng minh rời khỏi đất nước, họ đã áp đặt các lệnh trừng phạt lên Afghanistan, đóng băng 9 tỷ USD quỹ ngân hàng trung ương và tạm dừng viện trợ nước ngoài từng chiếm gần 80% ngân sách hàng năm của nước này.

Ngay bên ngoài Bộ Ngoại giao Afghanistan, một bức tranh tường lớn trong đó có một vài dòng chữ được viết bằng tiếng Anh, đã thổi bùng lập trường chính thức của chính quyền Taliban: “Các Tiểu vương quốc Hồi giáo Afghanistan muốn có các mối quan hệ tích cực và hòa bình với thế giới”.

Tuy nhiên, sau một năm cầm quyền, Taliban vẫn chưa được một quốc gia nào trên thế giới công nhận, với nguồn tài trợ quốc tế phần lớn vẫn bị đóng băng. Một trong những vấn đề chính của các nước phương Tây là việc Chính phủ mới cho phép người thiểu số và phụ nữ bị gạt ra ngoài lề xã hội, trong đó có lệnh cấm giáo dục trung học đối với trẻ em gái hiện đang được thực thi.

Những lời hứa lặp đi lặp lại từ Taliban về việc cho phép các cô gái trở lại trường học vẫn chưa được thực hiện. Vào cuối tháng 6, thủ lĩnh tối cao của Taliban, Haibatullah Akhundzada, đã chống lại áp lực quốc tế, nói rằng Afghanistan sẽ đưa ra các quy tắc của riêng mình.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Afghanistan Abdul Qahar Balkhi nói với CNN: “Thực tế, vấn đề vẫn là Hoa Kỳ đang cố gắng tìm ra lý do cho việc trừng phạt tập thể người dân Afghanistan, bằng cách đóng băng tài sản và áp dụng các biện pháp trừng phạt đối với Afghanistan nói chung. Tôi không tin rằng, bất kỳ điều kiện nào nên được đặt ra về việc phát hành các quỹ không thuộc về riêng tôi, không thuộc về chính quyền trước đây, không thuộc về chính phủ trước đây. Đây là tiền của tập thể. tiền của người dân Afghanistan”.

Trong bối cảnh lo ngại về nạn đói hoành hành vào mùa đông năm ngoái, Hoa Kỳ - thông qua Ngân hàng Thế giới - đã phát hành hơn 1 tỷ USD tài trợ viện trợ cho Afghanistan.

“Đó là một ví dụ về lĩnh vực mà chúng tôi muốn tiếp tục đối thoại thực tế với Taliban. Chúng tôi sẽ nói chuyện với họ về việc tiếp cận viện trợ nhân đạo, về các biện pháp mà chúng tôi tin rằng có thể tăng cường ổn định kinh tế vĩ mô của đất nước”, một quan chức cấp cao của Bộ Ngoại giao Mỹ nói với CNN.

Tuy nhiên, ngày càng nhiều nhân viên cứu trợ và các nhà kinh tế nói rằng điều đó là chưa đủ và việc tiếp tục đóng băng các quỹ của Afghanistan đang gây ra một tác động nghiêm trọng.

“Đây là một thông điệp mà không ai muốn nghe. Những chính sách này đang khiến phụ nữ Afghanistan gặp rủi ro ngay tại đất nước của mình. Nhân danh các chính sách nữ quyền, chúng tôi đang chứng kiến cảnh phụ nữ chết vì đói”, Vicki Aken, Giám đốc quốc gia của Ủy ban Cứu hộ Quốc tế tại Afghanistan nói với CNN.

Lo ngại tiền viện trợ bị dùng cho mục đích khác

Theo một quan chức cấp cao của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, nước này vẫn chưa thể tái cấp vốn cho ngân hàng trung ương Afghanistan. Mặc dù đã có các cuộc thảo luận về vấn đề này, nhưng quan chức này cho biết họ vẫn lo ngại sâu sắc về việc các tài sản có khả năng bị chuyển hướng sang mục đích khủng bố.

"Chúng tôi không tin rằng thể chế đó có các biện pháp bảo vệ và giám sát để quản lý tài sản một cách có trách nhiệm và toàn diện. Không cần phải nói, việc Taliban che chở cho thủ lĩnh tổ chức al Qaeda, Ayman al-Zawahiri củng cố thêm những lo ngại sâu sắc mà chúng tôi đã có từ lâu về việc chuyển hướng quỹ để chi tiêu cho các nhóm khủng bố”, quan chức này nói thêm.

afghanistan khung hoang luong thuc khien nguoi dan bi co lap ngay cang ngheo doi hinh 2

Một trạm kiểm soát xe ở thủ đô Kabul. (Nguồn: CNN)

Tại các khu chợ ở Kabul, các quầy hàng bày bán đầy rẫy các sản phẩm và trái cây tươi. Các nhà cung cấp cho biết vấn đề là hầu hết mọi người không thể mua được chúng.

"Giá bột mì đã tăng gấp đôi. Giá dầu ăn đã tăng hơn gấp đôi", một người bán hàng cho biết.

Cách đó vài mét, một cậu bé nhặt rác đang thu gom rác thải nhựa để bán lại kiếm tiền.

"Viện trợ nhân đạo chỉ để câu giờ. Nó không giúp đất nước phát triển, không tăng thu nhập, không tạo việc làm”, Anthony Cordesman, Chủ tịch danh dự về chiến lược tại tổ chức nghiên cứu lưỡng đảng, Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế tại Washington cho biết.

Cordesman cảnh báo rằng sự suy giảm kinh tế tổng thể của Afghanistan không bắt đầu từ việc Taliban trở lại nắm quyền hay sự phụ thuộc của nước này vào viện trợ nước ngoài.

"Nếu chúng ta có thể tìm cách đàm phán về một quy trình viện trợ hiệu quả, nơi chúng ta biết tiền sẽ đến tay người dân, nơi nó sẽ được phân phối rộng rãi, nơi nó sẽ không chỉ hỗ trợ chính phủ Taliban, thì đây là những sáng kiến đàm phán mà chúng ta nên cố gắng đạt được”, Cordesman cho hay.

Khi đêm ở thủ đô Kabul bắt đầu lạnh hơn và ngày ngắn lại, những người làm công tác nhân đạo lo sợ rằng mùa đông năm nay sẽ còn tồi tệ hơn mùa đông năm trước.

Quan chức cấp cao của Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết: “Việc chứng kiến nền kinh tế Afghanistan sụp đổ không có lợi cho người Mỹ. Chúng tôi thừa nhận rằng cuộc khủng hoảng nhân đạo vẫn còn nghiêm trọng và thảm khốc”.

Sơn Tùng (Theo CNN)

Bình Luận

Tin khác

Bắc Ninh: Khởi công dự án nhà xưởng và nhà kho xây sẵn quy mô 14 ha tại khu công nghiệp Thuận Thành III

Bắc Ninh: Khởi công dự án nhà xưởng và nhà kho xây sẵn quy mô 14 ha tại khu công nghiệp Thuận Thành III

(CLO) Công ty Cổ phần Tập đoàn KCN Việt Nam (KCN Việt Nam)- nhà phát triển bất động sản công nghiệp chuyên nghiệp tại Việt Nam, vừa triển khai xây dựng dự án nhà xưởng và nhà kho xây sẵn với quy mô 14 ha tại KCN Thuận Thành III- Phân khu B, tỉnh Bắc Ninh.

Kinh tế vĩ mô
Nam Định: Cấp giấy chứng nhận đầu tư dự án FDI sản xuất vải lưới, đế giày có tổng vốn đầu tư 40 triệu USD

Nam Định: Cấp giấy chứng nhận đầu tư dự án FDI sản xuất vải lưới, đế giày có tổng vốn đầu tư 40 triệu USD

(CLO) Ban Quản lý các Khu công nghiệp (KCN) tỉnh Nam Định cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư dự án nhà máy may XIELONG Việt Nam tại KCN Dệt may Rạng Đông (Nghĩa Hưng).

Kinh tế vĩ mô
Nam Định: Triển khai kế hoạch xây dựng 3 khu công nghiệp mới

Nam Định: Triển khai kế hoạch xây dựng 3 khu công nghiệp mới

(CLO) 3 khu công nghiệp (KCN) gồm: Hải Long, Nam Hồng và Minh Châu nằm trong số 6 KCN mới được UBND tỉnh Nam Định đồng ý chủ trương cho lập quy hoạch và nằm trong số 10 KCN phát triển thêm theo Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Kinh tế vĩ mô
Tỉnh Bắc Ninh và Nam Ninh (Trung Quốc) ký kết tăng cường giao lưu kinh tế, thương mại và kết nối

Tỉnh Bắc Ninh và Nam Ninh (Trung Quốc) ký kết tăng cường giao lưu kinh tế, thương mại và kết nối

(CLO) Chiều 17/4, tại tỉnh Bắc Ninh, đại diện Thành phố Nam Ninh, Trung Quốc đã ký kết Bản ghi nhớ về tăng cường giao lưu kinh tế, thương mại với tỉnh Bắc Ninh.

Kinh tế vĩ mô
Đề xuất cấp khí LNG cho các doanh nghiệp và Nhà máy nhiệt điện LNG Thái Bình

Đề xuất cấp khí LNG cho các doanh nghiệp và Nhà máy nhiệt điện LNG Thái Bình

(CLO) Đây là một trong những nội dung được lãnh đạo Tổng Công ty Khí Việt Nam – CTCP (PV GAS) báo cáo đề xuất việc nghiên cứu, khảo sát đầu tư xây dựng dự án cung cấp khí LNG với tỉnh Thái Bình.

Kinh tế vĩ mô