AI & tương lai của báo chí

AI, cơ hội để báo chí phát triển trở lại - Tại sao không?

Thứ tư, 21/06/2023 07:30 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) AI có thể được xem như mối nguy lớn cho báo chí, nếu nó lại bị các gã khổng lồ công nghệ sử dụng để kiếm tiền trên công sức của báo chí. Song ở một khía cạnh khác, bản thân AI lại chính là một công nghệ tuyệt vời giúp báo chí vượt qua khó khăn, thậm chí phát triển trở lại!

Bài liên quan

AI sẽ thay đổi, nhưng không thay thế báo chí

Giống như trong kỷ nguyên internet, kỷ nguyên số hay mạng xã hội (MXH), báo chí - cũng như nhiều lĩnh vực khác - không thể tránh khỏi bánh xe lịch sử đang hướng về thời đại của trí tuệ nhân tạo. Thậm chí với nhiều chuyên gia, AI là công nghệ có tác động lớn với báo chí hơn bao giờ hết. Nó không chỉ thay đổi cách thức hoạt động của báo chí, mà còn có thể làm thay nhiều công việc của báo chí.

Francesco Marconi - một nhà báo, Giám đốc phát triển tại Wall Street Journal và đồng lãnh đạo AI tại hãng tin Associated Press (AP) - từng nói: “Theo nhiều chuyên gia, đến năm 2026, 90% nội dung trực tuyến có thể do máy tạo ra”. Marconi còn là tác giả của cuốn sách gây tiếng vang về tương lai báo chí AI được xuất bản vào năm 2020 có tiêu đề: “Newsmakers: Artificial Intelligence and the Future of Journalism”.

ai co hoi de bao chi phat trien tro lai  tai sao khong hinh 1

Có nghĩa, song song với việc đấu tranh để không bị các gã khổng lồ công nghệ tiếp tục sử dụng AI lôi kéo độc giả và đánh cắp chất xám giống như trong thời đại mạng xã hội gần đây, báo chí thế giới cần phải tận dụng chính trí tuệ nhân tạo như một công cụ tự phát triển mình. Nếu không, báo chí sẽ lại bị động, thụt lùi và tiếp tục lệ thuộc vào những nền tảng công nghệ trong việc sản xuất và phát hành tin bài.

Bài học này vẫn còn đang rất nóng. Nếu báo chí trước đây không cả tin hay lệ thuộc vào MXH và các nền tảng chia sẻ, tìm kiếm (vốn không thuộc ngành báo chí và vì lợi ích báo chí), thì câu chuyện hẳn đã khác. Bởi vậy, báo chí nên chỉ xem AI như một công cụ để hòa mình vào thời đại mới và sử dụng nó để phát triển chính tương lai của mình, không phải lệ thuộc vào nó, càng không phải lệ thuộc vào những gã khổng lồ đang vung tiền bạc để thống trị công nghệ mới này.

AI không xa lạ với giới báo chí toàn cầu

Cũng rất may, với đặc thù công việc và việc nhiều hãng tin lớn trên thế giới đã trở thành một trung tâm công nghệ, thế giới báo chí đã phần nào bắt kịp thời đại trí tuệ nhân tạo, thậm chí có thể nói đi trước một bước. Trước khi ChatGPT của OpenAI xuất hiện và gây sốt trên toàn cầu, nhiều tổ chức tin tức lớn đã áp dụng AI trong các công việc hàng ngày từ nhiều năm qua, như sử dụng Học máy (Machine learning) hay Dữ liệu lớn (Big Data) cho việc sản xuất và phát hành.

Thậm chí, ông Marconi chỉ ra rằng việc sử dụng AI để hỗ trợ và sản xuất các bài báo là điều mà các hãng tin đã thử nghiệm và áp dụng trong một suốt thập kỷ qua, lần lượt theo 3 thời kỳ: tự động hóa, tăng cường và tạo dựng.

ai co hoi de bao chi phat trien tro lai  tai sao khong hinh 2

Báo chí cần làm chủ trong kỷ nguyên AI. Ảnh: GI

Giai đoạn đầu tiên tập trung vào “tự động hóa các tin tức dựa trên dữ liệu, chẳng hạn như báo cáo tài chính, kết quả thể thao và các chỉ số kinh tế, sử dụng các kỹ thuật tạo ngôn ngữ tự nhiên”. Có nhiều ví dụ về việc các nhà xuất bản tin tức tự động hóa một số nội dung, bao gồm các tổ chức toàn cầu như Reuters, AFP và AP, cũng như các nhà xuất bản tin tức nhỏ hơn.

Làn sóng thứ hai xuất hiện khi “trọng tâm chuyển sang tăng cường các bài báo thông qua học máy và xử lý ngôn ngữ tự nhiên để phân tích các tập dữ liệu lớn và khám phá các xu hướng”. Có thể tìm thấy một ví dụ về điều này tại La Nación của Argentina, tờ báo đã bắt đầu sử dụng AI để hỗ trợ nhóm dữ liệu của mình vào năm 2019, sau đó tiếp tục thành lập phòng thí nghiệm AI với sự cộng tác của các nhà phân tích và nhà phát triển dữ liệu.

Làn sóng thứ ba và hiện tại là AI tổng quát. Marconi nói: “Nó được hỗ trợ bởi các mô hình ngôn ngữ lớn có khả năng tạo văn bản ở quy mô lớn. Sự phát triển mới này cung cấp các ứng dụng cho báo chí vượt ra ngoài các báo cáo và phân tích dữ liệu tự động đơn giản. Bây giờ, chúng ta có thể yêu cầu một công cụ AI viết một bài báo dài hơn… về một chủ đề cụ thể hay xu hướng cụ thể”.

AI thậm chí cũng không xa lạ ngay cả với những tổ chức tin tức địa phương ở một số quốc gia phát triển. Tờ Zetland của Đan Mạch đang phát triển dịch vụ AI chuyển lời nói thành văn bản dành riêng cho các nhà báo. Trong khi đó, ở Phần Lan, Đài Truyền hình công cộng Yle đã sử dụng công nghệ tạo tin tức tự động bằng học máy (ML).

Chưa hết, ứng dụng Sophi được phát triển bởi Globe & Mail ở Canada đã tự động hóa phần lớn công việc kỹ thuật trên trang web của mình, cho phép các biên tập viên có nhiều thời gian hơn cho công việc chuyên môn và giúp tăng lượng truy cập thêm 17%. Sản phẩm này hiện đang được cung cấp cho nhiều tổ chức tin tức trên thế giới, bên cạnh nhiều ứng dụng tương tự khác.

Rõ ràng, trí tuệ nhân tạo không phải một cú “Big Bang” trong cộng đồng báo chí thế giới. Nó đã được báo chí biết đến và dự báo từ lâu. Trở lại quá khứ, Microsoft vốn đã ra cho ra mắt “chatbot Tay” từng rất đình đám vào năm 2016 song sớm đóng cửa vì một vụ bê bối phân biệt chủng tộc. Thậm chí, một chương trình trò truyện tự động khá giống với ChatGPT có tên là Eliza đã xuất hiện vào năm 1966!

Không thể phủ nhận, ChatGPT hay một số ứng dụng AI tổng quát ra đời gần đây đã có những sự phát triển vượt bậc. Nhưng xét về lĩnh vực báo chí, nó vẫn chỉ là một cỗ máy tổng hợp và chắt lọc lại những thông tin có sẵn, rồi sử dụng mô hình Xử lý ngôn ngữ tự nhiên (NLP) để trả lời giống như con người, gây ra sự hứng thú nhất định cho người dùng.

Tương lai vẫn nằm trong tay báo chí

Như vậy, việc áp dụng AI vào báo chí không phải điều gì xa lạ, cũng như không quá khó. Bởi vậy, các nền báo chí chưa có nhiều trải nghiệm và kiến thức AI, có thể nói gồm Việt Nam của chúng ta, không cần hoang mang trước sự nổi lên của AI, cụ thể là trước sự xuất hiện của ChatGPT và cuộc chạy đua vũ trang khốc liệt giữa các gã khổng lồ AI gần đây.

ai co hoi de bao chi phat trien tro lai  tai sao khong hinh 3

AI đang dần xâm nhập vào đời sống báo chí, song mới chỉ ở mức như công cụ hỗ trợ. Ảnh: GI

Đúng là nếu AI phát triển theo dự báo, phần lớn các bài báo có thể sẽ được tạo ra bởi máy móc trong tương lai không xa. Song đó phải là những bài báo do chính các tổ chức báo chí tạo ra, có sự kiểm duyệt, có trách nhiệm và đáng tin cậy; không phải do một phần mềm AI của một tổ chức thứ ba tạo ra bằng cách “xào xáo” thông tin báo chí và các thông tin bản quyền khác. AI với báo chí sẽ chỉ là một công cụ để giúp các tòa báo, các phóng viên đẩy nhanh quá trình xuất bản, giúp các bài báo chất lượng hơn và hấp dẫn hơn.

Nó cũng giống như trước đây khi có công nghệ in ấn hiện đại việc xuất bản báo in thuận tiện và nhanh hơn, khi có máy tính việc viết báo dễ dàng hơn và khi có internet hay các công cụ lưu trữ thông tin như Google hay Wikipedia thì các bài báo sẽ có nhiều thông tin và chiều sâu hơn. Thực tế, công nghệ chưa bao giờ là báo chí, và ngược lại.

Điều quan trọng là báo chí cần tránh đi vào vết xe đổ trong kỷ nguyên Google và đặc biệt MXH gần đây, khi phó mặc hoặc lệ thuộc vào việc phát hành, đề xuất tin bài cho các nền tảng thứ ba này, để rồi khi nhận ra sai lầm thì đã khá muộn. Hiện, các hãng tin lớn đang cố thoát ra khỏi vết xe đổ này bằng cách tiếp cận trực tiếp trở lại với độc giả thông qua các nền tảng chia sẻ báo chí thực sự, email, ứng dụng tin tức… và một số công cụ tự đề xuất nội dung khác.

Tương lai của báo chí vẫn sẽ nằm trong tay báo chí ngay cả trong kỷ nguyên AI. Thậm chí, nếu tận dụng tốt siêu công nghệ này, thế giới báo chí có thể lại có thể đứng vững trên đôi chân của mình, thậm chí phát triển mạnh mẽ trở lại!

Huy Hoàng

Bình Luận

Tin khác

Mạng xã hội nào sẽ lên ngôi nếu TikTok bị cấm ở Mỹ?

Mạng xã hội nào sẽ lên ngôi nếu TikTok bị cấm ở Mỹ?

(CLO) Theo công ty nghiên cứu eMarketer, người dùng trưởng thành ở Mỹ dành trung bình tới 54 phút cho TikTok mỗi ngày, nhiều hơn Instagram, Snapchat hoặc YouTube. Nếu TikTok biến mất ở Mỹ, ứng dụng nào sẽ lên ngôi?

Báo chí - Công nghệ
ByteDance thà đóng cửa TikTok chứ không bán cho Mỹ?

ByteDance thà đóng cửa TikTok chứ không bán cho Mỹ?

(CLO) ByteDance muốn đóng cửa TikTok tại Mỹ hơn là bán ứng dụng nếu không còn lựa chọn nào khác trước lệnh cấm của Mỹ, theo bốn nguồn tin cho biết.

Báo chí - Công nghệ
Công ty mẹ của Google cán mốc 2 nghìn tỷ USD, lợi nhuận và cổ phiếu tăng vọt

Công ty mẹ của Google cán mốc 2 nghìn tỷ USD, lợi nhuận và cổ phiếu tăng vọt

(CLO) Alphabet - công ty mẹ của Google - vừa công bố thu nhập vượt kỳ vọng trong quý đầu tiên năm 2024, cùng với đó là chương trình mua lại cổ phiếu trị giá 70 tỷ USD.

Báo chí - Công nghệ
Mỹ muốn cấm TikTok và điều gì đã xảy ra khi Ấn Độ làm điều này vài năm trước?

Mỹ muốn cấm TikTok và điều gì đã xảy ra khi Ấn Độ làm điều này vài năm trước?

(CLO) Vào tháng 6 năm 2020, Ấn Độ đã bất ngờ cấm ứng dụng phổ biến TikTok cùng với hàng chục ứng dụng khác của Trung Quốc, sau cuộc đụng độ quân sự dọc biên giới Ấn Độ-Trung Quốc

Báo chí - Công nghệ
Ai có thể mua TikTok và thách thức là gì?

Ai có thể mua TikTok và thách thức là gì?

(CLO) Các nhà lập pháp đã yêu cầu TikTok phải thay chủ sở hữu để có thể duy trì hoạt động tại Mỹ. Vậy liệu TikTok có khả năng bị bán không? Ai có đủ tài chính để mua và sẽ gặp những trở ngại nào khi mua lại một nền tảng truyền thông xã hội khổng lồ như vậy?

Báo chí - Công nghệ