Ấn Độ cố gắng kéo Sri Lanka thoát khỏi “bẫy nợ” Trung Quốc

Thứ bảy, 02/04/2022 14:47 PM - 0 Trả lời

(CLO) Ấn Độ đang cố gắng khẳng định lại ảnh hưởng của mình ở Nam Á, cảnh giác với những nỗ lực của Trung Quốc nhằm kiểm soát các cảng chiến lược ở Sri Lanka.

Ấn Độ, Trung Quốc cùng “cứu” Sri Lanka

Bộ trưởng Ngoại giao Ấn Độ Subrahmanyam Jaishankar đã có mặt tại Sri Lanka trong tuần này để đề nghị giúp đỡ nền kinh tế Sri Lanka đang gặp khó khăn trong một nỗ lực nhằm thoát khỏi “vòng tay” của Trung Quốc kéo dài hàng thập kỷ.

Theo CNBC, cuộc khủng hoảng kinh tế kéo dài 2 năm của Sri Lanka xảy ra sau hai thập kỷ đầu tư nặng nề của Trung Quốc, theo cái mà một chuyên gia địa chính trị gọi là “ngoại giao bẫy chiến lược″.

an do co gang keo sri lanka thoat khoi bay no trung quoc hinh 1

Chuyến thăm thủ đô Colombo của Bộ trưởng Jaishankar diễn ra trong bối cảnh Sri Lanka đang trong cơn khủng hoảng kinh tế. (Nguồn: Sven Hoppe/ Getty Images).

Việc có một nước láng giềng khổng lồ, ngày càng quyết đoán gắn bó mật thiết với Sri Lanka đã khiến Ấn Độ bất an, trong khi đã vốn bế tắc với Trung Quốc tại biên giới tranh chấp trên dãy Himalaya của họ. Cuộc khủng hoảng kinh tế Sri Lanka tạo cơ hội cho Ấn Độ thoát khỏi tầm ảnh hưởng của Bắc Kinh.

Nằm ngay gần các tuyến vận tải Đông-Tây bận rộn, Sri Lanka đã thu hút hàng tỷ USD đầu tư theo Sáng kiến Vành đai và Con đường của Trung Quốc. Chương trình được khởi động vào năm 2013 nhằm xây dựng cảng, đường bộ, đường sắt, đường ống và các cơ sở hạ tầng khác trên khắp châu Á.

Nhưng Trung Quốc đã tiếp quản ít nhất một cảng chiến lược khi Sri Lanka không trả được nợ. Không thua kém, Ấn Độ cũng đã giành được một chiến thắng nhỏ nhưng đáng kể vào đầu tuần này khi giành được một dự án điện được cấp cho Trung Quốc trước đó.

Ấn Độ cũng đang cố gắng vượt qua Trung Quốc về khả năng cung cấp hỗ trợ tài chính cho Sri Lanka, quốc gia đang có nguồn dự trữ ngoại hối ở mức thấp một cách nguy hiểm để trả nợ. Theo dữ liệu của ngân hàng trung ương mà Reuters có được, Sri Lanka hiện có khoảng 2 tỷ USD dự trữ ngoại hối so với tổng số nợ 7 tỷ USD đến hạn trả trong năm nay, bao gồm 1 tỷ USD trái phiếu đáo hạn vào tháng 7 sắp tới.

Trong chuyến đi của Bộ trưởng Jaishankar, Sri Lanka đã tìm kiếm một hạn mức tín dụng 1,5 tỷ USD để mua các mặt hàng thiết yếu. Đó là con số trên 2,4 tỷ USD mà Ấn Độ đã chuyển kể từ tháng 1 bằng cách hoán đổi tiền tệ, hoãn khoản vay và hạn mức tín dụng.

Trung Quốc, nước có túi tiền lớn hơn, vẫn chưa tham gia yêu cầu của Sri Lanka về hạn mức tín dụng 2,5 tỷ USD hoặc cơ cấu lại khoản nợ tổng thể của nước này. Khoảng 22% nợ của Sri Lanka là do các chủ nợ song phương - Trung Quốc và Nhật Bản (10% mỗi nước) cũng như Ấn Độ (2%).

Sữa, thuốc men, xăng dầu cạn kiệt

Tại Sri Lanka, thực phẩm, sữa, thuốc men và các mặt hàng thiết yếu khác đang thiếu hụt do tỷ lệ lạm phát tăng cao hơn 17%. Tình trạng cắt điện diễn ra phổ biến và một số người đã chết vì say nắng khi xếp hàng dài chờ mua nhiên liệu.

Bà Gulbin Sultana, cộng sự tại Viện Nghiên cứu và Phân tích Quốc phòng Manohar Parrikar ở New Delhi, cho biết Ấn Độ đang cố gắng ổn định khu vực.

“Sự hiện diện của Trung Quốc khiến Ấn Độ lo ngại. Nhưng Ấn Độ và Sri Lanka cũng là những nước láng giềng hàng hải. Bất kỳ sự bất ổn nào ở Sri Lanka sẽ có tác động lan tỏa tới Ấn Độ”, bà nói với CNBC.

Hơn một chục người tị nạn Sri Lanka đã đến Ấn Độ bằng thuyền và truyền thông Ấn Độ đưa tin, trích dẫn các nguồn tin tình báo, ước tính sẽ có thêm 2.000 người nữa sẽ theo sau trong những ngày tới.

Chính phủ Thủ tướng Rajapaksa theo chủ nghĩa dân tộc của Sri Lanka, vốn đã hy vọng có thể vượt qua cuộc khủng hoảng mà không cần sự trợ giúp của IMF, đã đảo ngược hướng đi trong tháng này. Bộ trưởng Tài chính Basil Rajapaksa, cũng là anh trai của Tổng thống, sẽ sớm tới Washington để trình bày các đề xuất chính sách với bên cho vay.

Sri Lanka đã tìm kiếm các gói cứu trợ của IMF 16 lần trong 56 năm qua, chỉ đứng sau Pakistan “chúa nợ”.

Cuộc khủng hoảng hiện tại được thúc đẩy bởi việc cắt giảm thuế làm ảnh hưởng đến doanh thu của Chính phủ vốn đang căng thẳng sau khi đại dịch Covid-19 làm giảm 5 tỷ USD nguồn thu của ngành du lịch.

Vào năm 2020, GDP thực tế giảm 3,6% và Sri Lanka mất quyền tiếp cận thị trường nợ quốc tế sau khi xếp hạng của nước này bị hạ cấp.

Mắc “bẫy chiến lược”

Cho đến nay, Trung Quốc vẫn chưa đồng ý với yêu cầu tái cơ cấu nợ của Sri Lanka. Ganeshan Wignaraja, một nghiên cứu viên cao cấp không thường trú tại Viện Nghiên cứu Nam Á tại Đại học Quốc gia Singapore, cho rằng Trung Quốc chưa đồng ý bởi hai yếu tố.

Ông nói với CNBC từ Colombo rằng: “Thứ nhất, nó sẽ tạo tiền lệ xấu cho các quốc gia khác đã vay nợ từ Trung Quốc. Và thứ hai, nó sẽ liên kết Trung Quốc với sự thất bại vì mô hình kinh tế Sri Lanka dựa trên nền tảng của Trung Quốc”.

Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết Trung Quốc và Sri Lanka luôn ủng hộ lẫn nhau. Bắc Kinh đã hỗ trợ nền kinh tế Sri Lanka trong khả năng của mình và sẽ tiếp tục làm điều đó trong tương lai, tuyên bố cho biết.

Sri Lanka đã áp dụng mô hình tăng trưởng do cơ sở hạ tầng dẫn đầu của Trung Quốc vào đầu những năm 2000 với tiền đề rằng nó sẽ tạo ra việc làm và mở ra sự thịnh vượng. Không có số liệu đáng tin cậy, nhưng giá trị tích lũy của đầu tư cơ sở hạ tầng của Trung Quốc vào Sri Lanka ước tính khoảng hơn 12 tỷ USD từ năm 2006 đến 2019.

Asanga Abeyagoonasekera, nhà phân tích địa chính trị Sri Lanka và là thành viên cấp cao của Dự án Thiên niên kỷ có trụ sở tại Washington, cho biết ngoài cuộc khủng hoảng tài chính, Sri Lanka cũng bị mắc vào một “cái bẫy chiến lược” .

Ông mô tả bẫy chiến lược là sự mở rộng của “bẫy nợ” với các khía cạnh nhân quyền, chính trị và an ninh. Trung Quốc bảo vệ Sri Lanka khỏi những lời chỉ trích về hồ sơ nhân quyền của nước này tại Liên Hợp Quốc và ủng hộ một mô hình quản trị độc tài, quân sự hóa nhiều hơn dân chủ, ông nói thêm.

“Dự báo kinh tế định lượng về bẫy nợ không thể nắm bắt được chiều sâu chiến lược của các dự án Trung Quốc. Các dự án của Trung Quốc có thiết kế chiến lược dài hạn có thể thoải mái mang lại ‘mô hình lai tạp’ của hoạt động dân sự-quân sự, một nền an ninh quan ngại đối với Sri Lanka và toàn bộ khu vực”, Abeyagoonasekera nhận định.

“Các khoản cho vay cơ sở hạ tầng quy mô lớn của Trung Quốc là một trong những mối quan tâm trực tiếp, không có khoản nào trong số đó có thể tạo ra doanh thu kỳ vọng để trả các khoản vay”, ông nói và gọi các khoản vay của Trung Quốc là “không thông minh″.

Cả hai chuyên gia đều tin rằng sự hỗ trợ của IMF sẽ là chìa khóa để giải quyết các vấn đề kinh tế của Sri Lanka.

Bà Wignaraja đề xuất, Sri Lanka sẽ được phục vụ tốt hơn nếu Ấn Độ thêm “tiếng nói mạnh mẽ” để nước này thực hiện một chương trình của IMF nhằm kêu gọi cải cách kinh tế sâu rộng.

Sơn Tùng (Theo CNBC)

Tin khác

Bắc Ninh: Khởi công dự án nhà xưởng và nhà kho xây sẵn quy mô 14 ha tại khu công nghiệp Thuận Thành III

Bắc Ninh: Khởi công dự án nhà xưởng và nhà kho xây sẵn quy mô 14 ha tại khu công nghiệp Thuận Thành III

(CLO) Công ty Cổ phần Tập đoàn KCN Việt Nam (KCN Việt Nam)- nhà phát triển bất động sản công nghiệp chuyên nghiệp tại Việt Nam, vừa triển khai xây dựng dự án nhà xưởng và nhà kho xây sẵn với quy mô 14 ha tại KCN Thuận Thành III- Phân khu B, tỉnh Bắc Ninh.

Kinh tế vĩ mô
Nam Định: Cấp giấy chứng nhận đầu tư dự án FDI sản xuất vải lưới, đế giày có tổng vốn đầu tư 40 triệu USD

Nam Định: Cấp giấy chứng nhận đầu tư dự án FDI sản xuất vải lưới, đế giày có tổng vốn đầu tư 40 triệu USD

(CLO) Ban Quản lý các Khu công nghiệp (KCN) tỉnh Nam Định cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư dự án nhà máy may XIELONG Việt Nam tại KCN Dệt may Rạng Đông (Nghĩa Hưng).

Kinh tế vĩ mô
Tỉnh Bắc Ninh và Nam Ninh (Trung Quốc) ký kết tăng cường giao lưu kinh tế, thương mại và kết nối

Tỉnh Bắc Ninh và Nam Ninh (Trung Quốc) ký kết tăng cường giao lưu kinh tế, thương mại và kết nối

(CLO) Chiều 17/4, tại tỉnh Bắc Ninh, đại diện Thành phố Nam Ninh, Trung Quốc đã ký kết Bản ghi nhớ về tăng cường giao lưu kinh tế, thương mại với tỉnh Bắc Ninh.

Kinh tế vĩ mô
Nam Định: Triển khai kế hoạch xây dựng 3 khu công nghiệp mới

Nam Định: Triển khai kế hoạch xây dựng 3 khu công nghiệp mới

(CLO) 3 khu công nghiệp (KCN) gồm: Hải Long, Nam Hồng và Minh Châu nằm trong số 6 KCN mới được UBND tỉnh Nam Định đồng ý chủ trương cho lập quy hoạch và nằm trong số 10 KCN phát triển thêm theo Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Kinh tế vĩ mô
Đề xuất cấp khí LNG cho các doanh nghiệp và Nhà máy nhiệt điện LNG Thái Bình

Đề xuất cấp khí LNG cho các doanh nghiệp và Nhà máy nhiệt điện LNG Thái Bình

(CLO) Đây là một trong những nội dung được lãnh đạo Tổng Công ty Khí Việt Nam – CTCP (PV GAS) báo cáo đề xuất việc nghiên cứu, khảo sát đầu tư xây dựng dự án cung cấp khí LNG với tỉnh Thái Bình.

Kinh tế vĩ mô