An ninh lương thực: Cần lý trí và lòng dũng cảm để soi xét

Thứ năm, 26/03/2020 08:00 AM - 0 Trả lời

(CLO) Để đảm bảo an ninh lương thực (ANLT) trong bối cảnh dịch Covid-19 hoành hành, Bộ Công thương đã kiến nghị Thủ tướng Chính phủ cho dừng xuất khẩu gạo rồi lại kiến nghị cho tiếp tục khiến dư luận hoang mang. Mới thấy vấn đề an ninh lương thực rất nhạy cảm, và để an dân là không dễ.

An ninh lương thực là vấn đề bức thiết và đầy thách thức với Việt Nam trong tương lai gần.

An ninh lương thực là vấn đề bức thiết và đầy thách thức với Việt Nam trong tương lai gần.

1. "Khi Hà Nội xảy ra tình trạng thiếu lương thực cục bộ do Covid-19, nếu các công ty lương thực Nhà nước không có nguồn, mở bán đến 23h đêm thì làm sao bảo đảm an dân được", Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã nhấn mạnh như vậy tại hội nghị ngày 18/3, tổng kết 10 năm thực hiện đề án "ANLT quốc gia đến năm 2020", và cho rằng sẽ có sai lầm trong chỉ đạo nếu không đặt ANLT trở nên bức thiết và đầy thách thức trong giai đoạn tới.

Cũng tại cuộc họp này, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã đề xuất về việc tạm dừng việc xuất khẩu gạo đến hết tháng 5/2020 nhằm đảm bảo các mục tiêu, nguyên tắc điều hành xuất khẩu gạo, góp phần ổn định giá gạo trong nước. Cùng ngày, Thủ tướng đã đồng ý với đề xuất trên, giao Bộ Công Thương khẩn trương xây dựng, ban hành Thông tư hướng dẫn cụ thể; Bộ Tài chính chỉ đạo Tổng cục Hải quan dừng việc mở tờ khai hải quan xuất khẩu gạo từ 0h ngày 24/3…

Hải quan các tỉnh, thành phố trên cả nước được chỉ đạo dừng việc đăng ký, tiếp nhận và thông quan đối với các lô hàng gạo xuất khẩu dưới mọi hình thức, chỉ giải quyết thủ tục thông quan cho những lô hàng xuất khẩu đã đăng ký tờ khai hải quan trước 0h ngày 24/3.

Lệnh cấm đã lập tức tác động mạnh lên nhiều mặt đời sống xã hội, những lo lắng cho các doanh nghiệp và nhất là người trồng lúa, khi giá lúa thu mua từ dân, theo khảo sát của người viết, là giảm tức thì.

2. Gần như ngay lập tức, chiều 24/3, Bộ Công Thương đã có công văn hỏa tốc gửi Thủ tướng kiến nghị tiếp tục thực hiện xuất khẩu gạo. Cụ thể, sau khi tiếp nhận phản ánh của một số doanh nghiệp, nhận thấy cần có thêm thời gian đánh giá lại sản lượng thực tế của vụ Đông - Xuân, các hợp đồng xuất khẩu đã ký cũng như lượng tồn kho thực tế ở các doanh nghiệp…, Bộ Công thương kiến nghị tiếp tục mở tờ khai hải quan, cho xuất khẩu gạo bình thường.

Dư luận xã hội bất ngờ, lập tức "xoáy" vào chuyện Trung Quốc tăng cường nhập khẩu gạo giữa thời điểm dịch Covid-19 hoành hành. Theo Tổng cục Hải quan, Philipines, Bờ Biển Ngà mới là thị trường chính tiêu thụ gạo Việt Nam. Năm ngoái, Philippines nhập 2,13 triệu tấn, chiếm 33,5% trong tổng lượng gạo xuất khẩu. Tiếp theo là Bờ Biển Ngà với 583.579 tấn. Trung Quốc đứng thứ 3 với 477,127 tấn, chiếm 7,5%. Thế nên nước này có tăng nhập khẩu thì tỉ lệ trong tổng lượng gạo xuất khẩu Việt Nam cũng không quá lớn, dù không thể nói là không cần "chú ý".

Cũng theo Tổng cục Hải quan, năm 2019, Việt Nam xuất khẩu 6,37 triệu tấn gạo, thu về khoảng 2,81 tỷ USD (giá xuất khẩu bình quân đạt 440,7 USD/tấn). Còn năm 2020, tính đến ngày 15/3, Việt Nam đã xuất khoảng 1,3 triệu tấn gạo, giá bình quân đạt 463 USD/ tấn, cao hơn 20 USD/ tấn so với bình quân năm ngoái.

3. Vì sao Bộ Công thương sau khi đề xuất ngưng lại vội kiến nghị Chính phủ tiếp tục cho xuất khẩu gạo? Như đã nêu trên, ngay trong ngày 24/3, Bộ này đã có văn bản kiến nghị tạm dừng áp dụng ngừng xuất khẩu gạo từ 00h00 ngày 24/3.

Theo Bộ Công Thương, kiến nghị này được đưa ra sau khi đơn vị này tiếp nhận phản ánh của một số doanh doanh nghiệp. Bộ Công Thương đề nghị Thủ tướng cho phép tạm dừng việc thực hiện hoãn xuất khẩu gạo để có thêm thời gian đánh giá lại sản lượng thực tế vụ Đông Xuân, lượng hợp đồng xuất khẩu đã ký cũng như tồn kho thực tế…

Ngoài ra, cũng cần phải nhắc tới bài học đau xót trong quá khứ. Năm 2008, khi Việt Nam đang xuất khẩu với giá 900 USD/tấn thì có lệnh ngừng xuất khẩu, giá gạo giảm còn hơn 300 USD/tấn. Trong khi Thái Lan mở kho xuất ào ào thì giới kinh doanh gạo Việt phải chở gạo đi bán lẻ trước cổng các khu công nghiệp. Và từ đó đến nay, Việt Nam luôn trong tình trạng thừa gạo để ăn và bán ra nước ngoài với giá bèo bọt. Kể cả lúc hạn mặn đang khốc liệt tại ĐBSCL, lúa gạo vẫn “dư sức” đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu.

Dịch bệnh là nguyên nhân khiến người dân có tâm lý “tích cốc phòng cơ”, đã đẩy giá bán lẻ lúa gạo lên cao, nhưng giá lúa tại ruộng, giá gạo tại kho vẫn thấp và không hề thiếu, nhất là khi vụ Hè - Thu độ 100 ngày nữa đã có lúa mới.

4. Sáng 25/3, Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh trả lời báo chí về lý do kiến nghị Thủ tướng cho tiếp tục xuất khẩu gạo. “Giá cả trong nước biến động tăng 20-25% so với trước đó, nếu như xuất khẩu gạo, an ninh lương thực trong tháng 3 có thể đối mặt rủi ro”, ông Khánh nói. Và đó cũng là lý do Bộ này đề xuất Thủ tướng cho tạm hoãn xuất khẩu gạo tại hội nghị ngày 18/3.

Nói về lý do gấp rút kiến nghị cho xuất khẩu lại, Thứ trưởng Khánh cho biết đã nhận được ý kiến của một số doanh nghiệp xuất khẩu gạo, trong đó có độ vênh về số liệu. Cụ thể, số liệu gạo sản xuất, dự trữ và xuất khẩu mà Bộ nắm được có độ vênh nhất định so với thực tế, đặc biệt là sản lượng tại ĐBSCL và lượng tồn kho trong dân. Cũng bởi khi Việt Nam đã tự do hóa thị trường, không yêu cầu các doanh nghiệp đăng ký lượng gạo sản xuất, tồn kho và xuất khẩu như trước nữa. Rồi ngay trong chiều 25/3, sau khi xem xét đề nghị của Bộ Công thương, Thủ tướng đã lập tức chỉ đạo: Tạm ngưng ký hợp đồng xuất khẩu gạo mới, hợp đồng đã ký sẽ phải qua kiểm tra, xem xét mới quyết định.

Sự xáo trộn, hoang mang trong dư luận dịu bớt khi người dân nắm bắt được một số thông tin chi tiết về "cường quốc gạo Việt Nam", việc hạn mặn khiến sản lượng lúa giảm nhưng ĐBSCL vào vụ Đông - Xuân từ trước Tết Nguyên đán nên nhìn chung vẫn thu được nhiều lúa. Thêm nữa, đón "sóng" tăng giá được xem là lựa chọn khôn ngoan.

Qua vụ việc này, Bộ Công thương dù chưa đủ sâu sát thực tế, nhưng đã linh hoạt, dũng cảm. Và Chính phủ một lần nữa cho thấy sự cẩn trọng và trách nhiệm.

Kiên Giang

Tin khác

Kỳ 4: Ráo riết chuẩn bị cho trận đánh lớn

Kỳ 4: Ráo riết chuẩn bị cho trận đánh lớn

(NB&CL) Ngay sau khi Chiến dịch Điện Biên Phủ được khai mở, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ thị: “Chiến dịch này là một chiến dịch quan trọng không những về quân sự mà cả về chính trị, không những đối với trong nước mà đối với quốc tế. Vì vậy toàn quân, toàn dân, toàn Đảng phải tập trung hoàn thành cho kỳ được”. Thực hiện chỉ thị của Người, ngay từ cuối năm 1953, công tác chuẩn bị cho chiến dịch được ráo riết tiến hành với quyết tâm cao độ và tinh thần: “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng”.

Góc nhìn
Phát triển du lịch xanh: Không phải cứ nói suông là được!

Phát triển du lịch xanh: Không phải cứ nói suông là được!

(NB&CL) Tại Việt Nam, du lịch xanh đang dần hình thành và phát triển ở nhiều địa phương. Giới chuyên gia nhận định trong thời gian tới, du lịch xanh không chỉ đóng vai trò to lớn trong bảo vệ đa dạng sinh học và văn hóa cộng đồng mà còn đóng góp tích cực cho sự phát triển bền vững ở Việt Nam. Tuy nhiên, “Diễn đàn Du lịch Việt Nam - Chuyển đổi Xanh để phát triển bền vững” nằm trong khuôn khổ Hội chợ Du lịch Quốc tế Việt Nam VITM Hà Nội 2024 đã khẳng định: Chuyển đổi du lịch xanh không chỉ là vấn đề phủ xanh không gian du lịch, bảo vệ môi trường sinh thái mà cần có sự đổi mới tư duy của những người làm du lịch, ứng xử đúng mực với thiên nhiên.

Góc nhìn
Lại chuyện đặt tên phố, tên làng!

Lại chuyện đặt tên phố, tên làng!

(CLO) Một đôi vợ chồng trẻ chuẩn bị sinh con đầu lòng, nghĩ nát óc cả dăm bảy tháng để đặt tên cô con gái rượu sắp ra đời.

Góc nhìn
Kỳ 3: Mở chiến dịch Điện Biên Phủ - Đường đến quyết định lịch sử

Kỳ 3: Mở chiến dịch Điện Biên Phủ - Đường đến quyết định lịch sử

(NB&CL) Theo nhìn nhận của nhiều nhà nghiên cứu, sử gia, việc ngày 6/12/1953, Bộ Chính trị quyết định mở chiến dịch tiêu diệt toàn bộ quân địch ở tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ là quyết định mang tính lịch sử. Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dựa vào những cứ liệu nào để có được chủ trương hết sức linh hoạt, sáng tạo và kịp thời ấy? - Đó là câu hỏi mà đến nay, tròn 70 năm sau, vẫn được hết sức quan tâm.

Góc nhìn
Ghi âm, ghi hình phải được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa: Báo chí cần được đảm bảo quyền tác nghiệp

Ghi âm, ghi hình phải được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa: Báo chí cần được đảm bảo quyền tác nghiệp

(NB&CL) Dự thảo Luật Tòa án (sửa đổi) quy định theo hướng “thắt chặt” việc ghi âm, ghi hình tại phiên tòa. Chánh án TAND tối cao Nguyễn Hòa Bình cho rằng, quy định này là cần thiết, để phiên tòa tập trung xét xử, trang nghiêm.

Góc nhìn