Ấn tượng với 50 tác phẩm trưng bày tại Triển lãm “Truyền thống hiếu học”

Thứ tư, 31/08/2022 16:29 PM - 0 Trả lời

(CLO) Sáng 31/8, tại Bảo Tàng Mỹ thuật Việt Nam (số 66 Nguyễn Thái Học, Ba Đình, Hà Nội) diễn ra Triển lãm “Truyền thống hiếu học”, nhân kỷ niệm 77 năm ngày Quốc khánh 02/9/1945 – 02/9/2022 và chào đón ngày khai trường.

Triển lãm "Truyền thống hiếu học" trưng bày 50 tác phẩm thuộc các thể loại hội họa, đồ họa, điêu khắc, trên các chất liệu sơn dầu, sơn mài, lụa, khắc gỗ, màu nước, gỗ, thạch cao, gang… thể hiện sự phong phú và đa dạng trong sáng tác mỹ thuật từ những năm sau 1945 cho đến gần đây. Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam hy vọng triển lãm khơi dậy niềm tự hào về truyền thống hiếu học tốt đẹp của dân tộc, động viên thế hệ trẻ tiếp nối cha ông, rèn luyện, phấn đấu để trở thành chủ nhân tương lai đích thực của đất nước.

Các tác phẩm nghệ thuật đã khắc họa chân thực, sinh động giai đoạn lịch sử này như Lớp trung học đầu tiên (Diệp Minh Châu), Lớp học bình dân làng Bền (Trần Văn Cẩn), Bủ Đường biết đọc (Tô Ngọc Vân), Đi học bình dân (Lê Công Thành)…

an tuong voi 50 tac pham trung bay tai trien lam truyen thong hieu hoc hinh 1

PGS. TS Văn hóa, Thạc sĩ Quản lý di sản và nghệ thuật Bùi Hoài Sơn (bên phải) cùng các đại biểu tham quan không gian triển lãm “Truyền thống hiếu học” - Ảnh: Đình Trung

Chiến tranh tàn khốc không ngăn cản được sự nghiệp giáo dục phát triển. Mặc dù trường học phải sơ tán, thậm chí học dưới hầm, nhưng việc học luôn được quan tâm và triển khai rộng khắp: Lớp học miền núi (Hoàng Đạo Khánh), Lớp 5 dưới lòng đất (Ngô Tôn Đệ), Lớp học bổ túc ở Tây Nguyên (Nguyễn Thế Vinh), Giờ học văn hóa nữ du kích Củ Chi (Đào Hữu Phước), Giúp đỡ bạn (cõng bạn đi học) (Đào Văn Can), Đi học đêm (Nguyễn Thế Minh)…

Tại buổi Triển lãm “Truyền thống hiếu học”, PGS. TS Văn hóa, Thạc sĩ Quản lý di sản và nghệ thuật Bùi Hoài Sơn cho biết: "Triển lãm Truyền thống hiếu học có ý nghĩa tôn vinh truyền thống hiếu học đúng dịp kỷ niệm 77 năm ngày Quốc Khánh 2/9 và ngày chuẩn bị cho năm học mới sau thời gian gặp nhiều khó khăn do dịch COVID-19. Những tác phẩm ở triển lãm lần này không chỉ là dấu ấn về truyền thống hiếu học chúng ta trải qua theo thời gian, mà còn giúp chúng ta nâng cao tinh thần hướng tới giá trị giáo dục, đặc biệt trong quá trình thực hiện Nghị quyết 13".

"Thông qua các tác phẩm lần này, chúng ta có sức mạnh từ kiến thức và mặt kiến thức, từ đó giúp chúng ta có bước đi vững chắc hơn trong thời gian sắp tới. Ngoài ra, triển lãm này giúp định hướng giá trị trong bối cảnh mà chúng ta cần có giá trị từ truyền thống, văn hóa, từ đó lan tỏa ra lĩnh vực khác", PGS. TS Văn hóa Bùi Hoài Sơn cho biết thêm.

an tuong voi 50 tac pham trung bay tai trien lam truyen thong hieu hoc hinh 2

Tác phẩm "Nghe lời Bác dạy" của họa sĩ Vương Trinh trưng bày lại Triển lãm “Truyền thống hiếu học” - Ảnh: Đình Trung

Cũng tại buổi triển lãm, Nhà điêu khắc Lê Thị Hiền (Nguyên giảng viên Đại học Mỹ thuật Việt Nam - tác giả tác phẩm Những năm chống Mỹ) cho biết: "Triển lãm được mở ra vào thời điểm này để động viên lớp trẻ. Ngày xưa thời còn đi học thì phải vượt khó rất nhiều để đạt cái mình muốn, đặc biệt trong việc đào tạo mỹ thuật. Tôi đứng vai trò là người giảng viên tôi thấy sự cố gắng ở thời xưa để có được những bài tập, bài học và theo đuổi mình mong muốn là vô cùng khó. Đến bây giờ thì các thế hệ sinh viên sau này thì thuận lợi hơn rất nhiều. Nhưng bằng mọi cách thế hệ trẻ cũng rất cố gắng để có được, đạt được cái mình mong muốn".

Nhà điêu khắc Lê Thị Hiền cũng cho biết thêm, ở cuộc triển lãm lần này, vai trò của nghệ thuật trong giáo dục nói chung và trong giáo dục nghệ thuật nói riêng là một sự khích lệ. Khích lệ bằng cách đưa lại những hình ảnh vượt khó ngày xưa để động viên lớp trẻ bây giờ tiếp bước trên con đường họ đã chọn. 

Triển lãm “Truyền thống hiếu học” mở cửa từ ngày 31/8 đến hết ngày 11/9. Trong thời gian triển lãm, sẽ diễn ra chương trình tọa đàm, giao lưu với Nhà nghiên cứu mỹ thuật Nguyễn Hải Yến.

Một số tác phẩm trưng bày tại Triển lãm “Truyền thống hiếu học”

an tuong voi 50 tac pham trung bay tai trien lam truyen thong hieu hoc hinh 3

Triển lãm “Truyền thống hiếu học” tại Bảo Tàng Mỹ thuật Việt Nam với sự tham dự của nhiều khách mời là đại biểu, PGS. TS, họa sĩ, những chuyên gia... đặc biệt là các bạn trẻ yêu hội họa trên địa bàn Hà Nội - Ảnh: Đình Trung

an tuong voi 50 tac pham trung bay tai trien lam truyen thong hieu hoc hinh 4

Trong không gian Triển lãm “Truyền thống hiếu học” trưng bày rất nhiều tác phẩm hội họa ấn tượng, đặc sắc. Trong ảnh là tác phẩm "Một góc câu lạc bộ" của họa sĩ Hoàng Đăng Nhuận - Ảnh: Đình Trung

an tuong voi 50 tac pham trung bay tai trien lam truyen thong hieu hoc hinh 5

Tác phẩm "Đi học" của họa sĩ Hồng Hải

an tuong voi 50 tac pham trung bay tai trien lam truyen thong hieu hoc hinh 6

Tác phẩm "công nhân già, công nhân trẻ" của họa sĩ Trương Quốc Lương

an tuong voi 50 tac pham trung bay tai trien lam truyen thong hieu hoc hinh 7

Tác phẩm "Học thêu" của họa sĩ Vi Kiến Thành

an tuong voi 50 tac pham trung bay tai trien lam truyen thong hieu hoc hinh 8

Tác phẩm "Bác Hồ thăm lớp vỡ lòng" của họa sĩ Đỗ Hữu Huề

an tuong voi 50 tac pham trung bay tai trien lam truyen thong hieu hoc hinh 9

Một bạn trẻ chiêm ngưỡng tác phẩm "Nghe lời Bác dạy" của họa sĩ Vương Trinh

an tuong voi 50 tac pham trung bay tai trien lam truyen thong hieu hoc hinh 10

Ngoài ra còn nhiều tác phẩm hội họa khác được trưng bày tại không gian Triển lãm “Truyền thống hiếu học” tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam

Trung Nguyễn

Bình Luận

Tin khác

Sẵn sàng các điều kiện chuẩn bị cho mùa du lịch Sầm Sơn năm 2024

Sẵn sàng các điều kiện chuẩn bị cho mùa du lịch Sầm Sơn năm 2024

(CLO) Chuẩn bị cho năm du lịch 2024, TP Sầm Sơn (Thanh Hóa) đang khẩn trương chỉnh trang đô thị, chuẩn bị cơ sở hạ tầng để phục vụ tốt nhất cho du khách khi tới tham quan, nghỉ dưỡng.

Đời sống văn hóa
Trưng bày gần 150 tài liệu, hiện vật về ý nghĩa, tầm vóc và giá trị của chiến thắng Điện Biên Phủ

Trưng bày gần 150 tài liệu, hiện vật về ý nghĩa, tầm vóc và giá trị của chiến thắng Điện Biên Phủ

(CLO) Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 -7/5/2024) và ký Hiệp định Gienève (21/7/1954-21/7/2024), sáng nay 25/4, Bảo tàng Lịch sử quốc gia tổ chức trưng bày chuyên đề: "Điện Biên Phủ - Tinh thần bất diệt".

Đời sống văn hóa
Nón lá hai mê của người Tày ở Hà Giang - Không chỉ là vật che mưa nắng

Nón lá hai mê của người Tày ở Hà Giang - Không chỉ là vật che mưa nắng

(CLO) Nghề thủ công truyền thống làm Nón lá hai mê tại xã Xuân Giang, huyện Quang Bình đã được ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Đây là một trong những nét văn hóa độc đáo của đồng bào dân tộc Tày ở đây.

Đời sống văn hóa
Trình diễn nghệ thuật nhạc kịch tại Carnaval Hạ Long 2024

Trình diễn nghệ thuật nhạc kịch tại Carnaval Hạ Long 2024

(CLO) Lễ hội Carnaval Hạ Long 2024 sử dụng nghệ thuật nhạc kịch, kết hợp hài hòa với các yếu tố lịch sử, văn hóa để làm nổi lên các giá trị của Di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long.

Đời sống văn hóa
Khai mạc Tuần phim Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Khai mạc Tuần phim Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

(CLO) Tối 24/4, lễ khai mạc Tuần phim Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ chính thức diễn ra tại thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên và trình chiếu phim truyện "Đào phở và Piano".

Đời sống văn hóa