Kể truyện cổ tích Việt qua hai lăng kính văn hóa Việt Nam và Pháp
(CLO) Ba truyện cổ tích Việt được nhìn dưới hai lăng kính văn hóa Việt Nam và Pháp, đem đến những hình thức biểu hiện cuốn hút, mang tính toàn cầu.
Theo dõi báo trên:
Thông tin này được ông Hoàng Việt Trung, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế cho biết ngày 20/10. Việc đưa "Hoàng đế chi bảo" ra đấu giá thu hút sự quan tâm giới sưu tầm đồ cổ, bởi đây là cổ vật Việt Nam có giá trị nhất từ trước đến nay được đưa ra đấu giá.
"Hoàng đế chi bảo" bằng vàng, nặng 10,78 kg, được coi là chiếc kim bảo lớn và đẹp nhất của triều Nguyễn, đúc vào năm Minh Mạng thứ 4 (1823).
Đây là một trong những chiếc ấn có ý nghĩa quan trọng nhất của triều Nguyễn, chỉ được sử dụng cho các sắc phong và văn bản quan trọng nhất. Ấn được truyền từ đời vua Minh Mạng đến đời vua cuối cùng nhà Nguyễn là Bảo Đại.
Theo các nhà nghiên cứu, "Hoàng đế chi bảo" có hình vuông, quai ấn là một con rồng uốn khúc (rồng đoanh), đầu ngẩng cao, mắt nhìn thẳng về phía trước. Đỉnh đầu rồng khắc hình chữ vương; kỳ (vây lưng) và đuôi dựng đứng, vây đuôi uốn cong về phía trước; 4 chân rồng đúc rõ 5 móng, tư thế chống chân xuống mặt ấn rất vững vàng. Mặt dưới của ấn khắc 4 chữ triện “Hoàng đế chi bảo”.
Mặt trên của ấn, phía 2 bên quai khắc nổi 2 dòng chữ: “Minh Mạng tứ niên nhị nguyệt sơ tứ nhật cát thời chú tạo” (đúc vào giờ tốt ngày mồng 4 tháng 2 năm Minh Mạng thứ 4). “Thập thành hoàng kim, trọng nhị bách thập lạng cửu tiền nhị phân” (Đúc bằng vàng, trọng lượng 280 lạng 9 chỉ 2 phân).
Theo ông Hoàng Việt Trung, việc tham gia đấu giá để đưa cổ vật này hồi hương, vượt quá khả năng của Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế vì giá quá cao.
Một số hình ảnh về chiếc ấn "Hoàng đế chi bảo". Ảnh: Ông Hoàng Việt Trung cung cấp
Thế Vũ
(CLO) Ba truyện cổ tích Việt được nhìn dưới hai lăng kính văn hóa Việt Nam và Pháp, đem đến những hình thức biểu hiện cuốn hút, mang tính toàn cầu.
(CLO) Nhân dịp Tết Trung thu, Nhà xuất bản Kim Đồng ra mắt loạt ấn phẩm với nội dung, thông điệp ý nghĩa dành cho thiếu nhi.
(CLO) Thư viện số Nguyễn An Ninh là không gian mở nhằm lưu trữ và số hóa các nguồn tài liệu để phục vụ các nhà nghiên cứu, bạn đọc muốn tìm hiểu về lịch sử, con người Nam Bộ.
(CLO) Bão Yagi (bão số 3) qua đi, người dân làng gốm sứ truyền thống Bát Tràng (huyện Gia Lâm, Hà Nội) lại bắt tay vào công đoạn dọn rửa những bình gốm, những đồ vật mang giá trị hàng chục, hàng trăm triệu đồng bị bão lũ cuốn trôi, đổ vỡ… gây thiệt hại lớn về kinh tế.
(CLO) Triển lãm “Mặt khác - Otherwise” sử dụng lại các yếu tố truyền thống và kỹ thuật quen thuộc để tôn vinh những giá trị văn hoá Hà Nội.