Angimex (AGM) thua lỗ hàng chục tỷ, mất khả năng trả nợ, lãnh đạo vừa rút đơn từ nhiệm trước ĐHĐCĐ bất thường

Thứ năm, 29/12/2022 11:03 AM - 0 Trả lời

(CLO) Chỉ hơn một tháng sau khi từ nhiệm, ngay trước thềm ĐHĐCĐ bất thường của Angimex (AGM), hai lãnh đạo công ty bất ngờ rút đơn từ nhiệm.

Hai lãnh đạo CTCP Xuất nhập khẩu An Giang - Angimex (AGM) xin rút đơn từ nhiệm ngay trước thềm ĐHĐCĐ bất thường

CTCP Xuất nhập khẩu An Giang - Angimex (Mã AGM) vừa công bố thông tin về việc hai lãnh đạo của công ty xin rút đơn từ nhiệm đã được nộp trước đó hơn một tháng để tiếp tục công tác.

angimex agm thua lo hang chuc ty mat kha nang tra no lanh dao vua rut don tu nhiem truoc dhdcd bat thuong hinh 1

Angimex (AGM) hai lãnh đạo liên rút đơn từ nhiệm ngay trước thềm ĐHĐCĐ bất thường (Ảnh TL)

Trước đây, vào ngày 22/11, ông Hồ Đăng Dân, thành viên HĐQT và ông Dương Thanh Bình, thành viên Ban Kiểm soát đã nộp đơn xin từ nhiệm chức vụ của mình tại Angimex với lý do có việc cá nhân. Tuy nhiên mới đây, trong ngày 26/12/2022, cả hai vị lãnh đạo này đã xin rút đơn từ nhiệm với lý do đã sắp xếp ổn thỏa việc cá nhân và xin tiếp tục cống hiến cho công ty.

Phía Angimex cũng cho biết, Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát đã họp thống nhất về việc hai vị lãnh đạo trên rút đơn từ nhiệm và tiếp tục nhiệm vụ của mình tại Angimex. 

Angimex tổ chức ĐHĐCĐ bất thường để xử lý việc mất khả năng thanh toán lãi cho 2 lô trái phiếu

Việc hai vị lãnh đạo của công ty bất ngờ xin rút đơn từ nhiệm ngay trước thềm ĐHĐCĐ bất thường của công ty cũng gây nên sự chú ý không nhỏ cho giới đầu tư.

Cụ thể thì trong thời gian vừa qua, CTCP Xuất nhập khẩu An Giang đã gặp phải nhiều khó khăn trong việc kinh doanh và từ đó mất khả năng thanh toán lãi đối với 2 lô trái phiếu mà đơn vị này phát hành. Trong ngày hôm nay, 29/12/2022, đơn vị đã quyết định tổ chức buổi họp ĐHĐCĐ bất thường để tìm phương án giải quyết cho vấn đề này.

Trong cuộc họp, dự kiến nội dung sẽ về việc Angimex dừng thực hiện đối với các phương án phát hành cổ phiếu đã được thông qua vào đầu năm 2022; lên kế hoạch xử lý việc mất cân bằng nguồn vốn; kế hoạch xử lý cho các gói trái phiếu đã phát hành; dừng thực hiện việc sử dụng tài sản để đảm bảo cho lô trái phiếu do CTCP VKC Holdings phát hànhl miễn nhiệm và bầu thay thế Thành viên HĐQT; thành viên Ban kiểm soát nhiệm kỳ 2021 - 2025.

Hai lô trái phiếu mà Angimex đang mất khả năng thanh toán bao gồm: Lô trái phiếu mã AGMH2223001 được phát hành vào ngày 14/3/2022 với tổng mệnh giá 300 tỷ đồng, lãi suất 7%/năm. Angimex đã mua lại 90 tỷ đồng nên số lượng còn lại là 210 tỷ đồng. 

Với lô trái phiếu này, vào ngày 22/12/2022 vừa qua, công ty đã thông báo về việc chậm thanh toán lãi kỳ 3. Ngày tới hạn của lô trái phiếu là 14/12/20222 dành cho kỳ tính lãi từ ngày 14/9/2022 đến ngày 14/12/2022.

Lô trái phiếu thứ 2 có mã AGMH2123001 được phát hành vào ngày 01/11/2021 với lãi suất cố định 7%/năm, đáo hạn vào ngày 9/11/2023 với tổng giá trị lên tới 350 tỷ đồng. Trước đó, Angimex cũng đã từng công bố việc mất khả năng thanh toán kỳ tính lãi thứ 4 của lô trái phiếu này.

Quý 3 lỗ gần 29 tỷ đồng, nợ ngắn hạn nhiều hơn cả vốn chủ sở hữu, vay nợ dài hạn tăng hơn 227 tỷ đồng chỉ trong 9 tháng

Trong Quý 3 năm 2022, Angimex ghi nhận doanh thu thuần đạt 710,4 tỷ đồng, giảm khoảng 45,2% so với cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận gộp đạt 47,2 tỷ đồng, giảm 29,4% so với quý 3 năm 2021. Doanh thu hoạt động tài chính trong kỳ ghi nhận tăng thêm gần 2 tỷ đồng, lên mức 6,1 tỷ đồng.

Các chi phí phát sinh trong kỳ đáng chú ý bao gồm: chi phí tài chính tăng mạnh lên gấp 4 lần, từ 5,8 tỷ đồng lên tới 20,4 tỷ đồng, trong đó chi phí lãi vay chiếm 16,3 tỷ đồng; chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp cũng lần lượt tăng lên mức 65,2 tỷ đồng và 8 tỷ đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng khoảng 21,9% và 9,6%. Lợi nhuận sau thuế trong quý 3 cũng ghi nhận khoản lỗ 28,9 tỷ đồng, giảm sâu so với mức lợi nhuận èo uột chỉ 3,9 tỷ đồng trong cùng kỳ năm ngoái.

Lũy kế doanh thu 9 tháng đầu năm của Angimex đạt 3.091,7 tỷ đồng, tăng khoảng 32,5% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, lợi nhuận sau thuế lại ghi nhận lỗ tới 35 tỷ đồng. Điều này cũng một phần lý giải cho việc Angimex không thể thanh toán lãi cho các lô trái phiếu tới hạn.

Tại ngày 30/9/2022, tổng tài sản của Angimex đạt 1,799,7 tỷ đồng. Trong đó nợ phải trả chiếm tỷ trọng vô cùng lớn, tới 1.277,5 tỷ đồng, tương ứng với tỷ lệ 71% tổng nguồn vốn. Đáng chú ý nhất là vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn cuối kỳ chiếm tới 650 tỷ đồng, cao hơn cả vốn chủ sở hữu. Đồng thời, vay và nợ thuê tài chính dài hạn cũng tăng mạnh tới 66,8%, lên mức 568,4 tỷ đồng.

Thế Anh

Bình Luận

Tin khác

Yến Sào Khánh Hòa (SKV) đặt mục tiêu lợi nhuận giảm 26%

Yến Sào Khánh Hòa (SKV) đặt mục tiêu lợi nhuận giảm 26%

(CLO) Hoạt động kinh doanh khó khăn khiến CTCP Yến Sào Khánh Hòa (SKV) phải 'cài số lùi' đặt mục tiêu lợi nhuận giảm 26% so với năm ngoái.

Tài chính - Bảo hiểm
Số lượng doanh nghiệp toàn cầu phá sản tăng gấp đôi trong tháng 4

Số lượng doanh nghiệp toàn cầu phá sản tăng gấp đôi trong tháng 4

(CLO) Báo cáo từ S&P Global Ratings cho thấy số doanh nghiệp toàn cầu phá sản trong tháng 4 đã tăng gấp đôi so với tháng 3 trước đó.

Tài chính - Bảo hiểm
Việt Nam được công nhận là nền kinh tế thị trường sẽ giúp mã cổ phiếu nào bứt phá?

Việt Nam được công nhận là nền kinh tế thị trường sẽ giúp mã cổ phiếu nào bứt phá?

(CLO) Theo báo cáo của Chứng khoán SSI, nhiều công ty trên sàn chứng khoán sẽ được hưởng lợi khi Việt Nam được công nhận là nền kinh tế thị trường.

Tài chính - Bảo hiểm
Nhựa Bình Minh (BMP) chuẩn bị trả cổ tức tiền mặt tỷ lệ 61%

Nhựa Bình Minh (BMP) chuẩn bị trả cổ tức tiền mặt tỷ lệ 61%

(CLO) CTCP Nhựa Bình Minh (mã BMP) chuẩn bị chi 499 tỷ đồng trả cổ tức tiền mặt tỷ lệ 61%.

Tài chính - Bảo hiểm
Viconship (VSC) Chủ tịch từ nhiệm ngay trước thềm ĐHĐCĐ

Viconship (VSC) Chủ tịch từ nhiệm ngay trước thềm ĐHĐCĐ

(CLO) HĐQT CTCP Tập đoàn Container Việt Nam - Viconship (VSC) vừa từ nhiệm ngay trước thềm ĐHĐCĐ thường niên.

Tài chính - Bảo hiểm