Ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng bất động sản sẽ giáng đòn kinh tế mạnh hơn vào Trung Quốc

Thứ ba, 16/08/2022 09:52 AM - 0 Trả lời

(CLO) Lĩnh vực bất động sản Trung Quốc sụt giảm đã ảnh hưởng đến cả các ngân hàng và chính quyền cấp tỉnh, đe dọa tác động lớn hơn đến nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.

Theo Wind Information có trụ sở tại Thượng Hải, các khoản vỡ nợ đã tăng vọt trong 12 tháng qua sau khi mô hình tăng trưởng dựa trên nợ của các nhà phát triển bất động sản bị đảo ngược. Bao gồm cả các khoản thanh toán chậm trễ, 99 vụ vỡ nợ trong nước đã xảy ra trong năm tính đến ngày 8 tháng 8, cao gấp 2,2 lần so với một năm trước đó.

anh huong tu cuoc khung hoang bat dong san se giang don kinh te manh hon vao trung quoc hinh 1

S&P Global Ratings cảnh báo rằng khoảng 20% nhà phát triển bất động sản Trung Quốc có nguy cơ mất khả năng thanh toán. Ảnh: Internet.

S&P Global Ratings cảnh báo rằng khoảng 20% nhà phát triển bất động sản Trung Quốc có nguy cơ mất khả năng thanh toán.

Chính phủ Trung Quốc đã siết chặt lĩnh vực bất động sản bằng cách áp đặt các hạn chế cứng rắn hơn vào năm 2021 đối với các khoản thế chấp và quyền tiếp cận tài chính của các nhà phát triển nhà đất. Các vụ đóng cửa theo chính sách “không Ccovid” của Trung Quốc càng làm tăng thêm áp lực đối với lĩnh vực này.

Theo công ty nghiên cứu bất động sản China Index Academy, doanh số bán nhà ở mới giảm 27% so với cùng kỳ về số lượng trong nửa tháng 1 đến tháng 6. Doanh số tháng 7 giảm 13% so với tháng 6 và 27% so với một năm trước đó trên 100 thành phố lớn của Trung Quốc.

Các ngân hàng đã bắt đầu cảm thấy ảnh hưởng sâu sắc hơn trước những suy thoái ngày càng gia tăng trong lĩnh vực nhà đất. Cho vay lĩnh vực bất động sản chiếm 26% tổng dư nợ của Trung Quốc, so với khoảng 21% đến 22% ở Nhật Bản vào thời kỳ đỉnh điểm của bong bóng bất động sản ở Nhật. Tỷ lệ các khoản cho vay kém hiệu quả do 4 ngân hàng quốc doanh lớn của Trung Quốc nắm giữ đã tăng hơn 1 điểm phần trăm vào năm 2021 lên 3,8%.

Không thể đảm bảo tiền mặt, nhiều chủ đầu tư đã tạm dừng các dự án xây dựng chung cư đang triển khai. Yan Yuejin tại Viện R&D Trung Quốc E-house có trụ sở tại Thượng Hải ước tính gần 4% các tòa nhà mới được bán trong 4 năm đến tháng 6 năm 2022.

Điều này đã gây ra một cuộc đình công các khoản thế chấp, với người mua nhà trong hơn 300 dự án chưa hoàn thành hiện từ chối thanh toán các khoản nợ vay để mua bất động sản trước đó của họ. Điều này sẽ có tác động đến 900 tỷ nhân dân tệ (133 tỷ USD), tương đương 1,7%, nợ tài sản tồn đọng.

Để ngăn chặn sự bất ổn trong lĩnh vực tài chính, Trung Quốc đang bơm 320 tỷ nhân dân tệ vào hệ thống ngân hàng trong năm nay. Một số trong khoản tiền này là tiền thu được từ các đợt chào bán trái phiếu cơ sở hạ tầng của chính quyền địa phương đã được chuyển hướng đến các ngân hàng.

Chính quyền địa phương hầu như không có chỗ dựa vững chắc về tài chính.

Khi các khoản giảm thuế ăn vào doanh thu của họ, chính quyền địa phương đã phải phụ thuộc nhiều vào thu nhập từ việc bán quyền sử dụng đất thuộc sở hữu nhà nước cho các nhà phát triển bất động sản. Doanh thu bán đất lần đầu tiên vượt thu nhập từ thuế vào năm 2020 trong dữ liệu từ năm 2010.

Nhưng các nhà phát triển thiếu tiền không đủ khả năng mua đất cho các khu dân cư mới. Thu nhập từ đất của chính quyền địa phương giảm 31% so với cùng kỳ năm ngoái trong nửa đầu năm 2022 và dự kiến sẽ giảm trên cơ sở cả năm lần đầu tiên sau 7 năm. Sức ép đối với ngành này cũng ảnh hưởng đến thu nhập từ thuế liên quan đến tài sản.

Sự mất mát thu nhập này đã gây ra một thiệt hại nghiêm trọng. S&P Global ước tính rằng khoảng 30% chính quyền địa phương Trung Quốc có thể rơi vào tình trạng căng thẳng tài chính đến mức có thể họ sẽ yêu cầu các hành động khắc phục trong cuối năm nay, chẳng hạn như cắt giảm chi tiêu.

Theo Reuters, Chính phủ Trung Quốc có kế hoạch thành lập quỹ bất động sản lên tới 300 tỷ nhân dân tệ để giúp các nhà phát triển tiếp cận nguồn vốn. Nhưng số tiền đó rõ ràng là quá ít so với những gì mà ngành bất động sản này đang phải hứng chịu.

Bất động sản là động lực chính của nền kinh tế Trung Quốc trong hai thập kỷ qua. Theo giáo sư Kenneth Rogoff của Đại học Harvard, bất động sản và các hoạt động liên quan đến lĩnh vực này hiện chiếm khoảng 29% tổng sản phẩm quốc nội, tăng từ mức dưới 10% vào cuối những năm 1990. Con số này lớn hơn so với mức dưới 20% ở Mỹ, Châu Âu và Nhật Bản.

Rogoff ước tính rằng việc giảm 20% các khoản đầu tư liên quan đến bất động sản, có thể sẽ làm giảm GDP của Trung Quốc từ 5% đến 10%. Bất động sản và xây dựng chiếm trên 15% việc làm ở thành thị, tạo ra một rủi ro tiềm ẩn gây bất ổn thị trường việc làm.

Khi Trung Quốc gặp sự cố thị trường chứng khoán vào năm 2015, chi tiêu tiêu dùng mạnh mẽ đã giúp hồi sinh nền kinh tế. Nhưng người tiêu dùng ngày nay dường như tập trung hơn vào việc tiết kiệm để đối phó với sự lạnh giá kéo dài của thị trường việc làm. Đặc biệt là khi các nhà lãnh đạo Trung Quốc đang tập trung vào Đại hội Đảng Cộng sản vào mùa thu năm nay, một sự can thiệp chính sách lớn có vẻ sẽ khó xảy ra trong ngắn hạn.

Huy Hoàng (Theo Asia Nikkei)

Bình Luận

Tin khác

Hàng nghìn căn hộ cao cấp sắp ra mắt thị trường phía Tây Hà Nội

Hàng nghìn căn hộ cao cấp sắp ra mắt thị trường phía Tây Hà Nội

(CLO) Sáng ngày 22/4, MIK Group đã chính thức khởi công phân khu The Sola Park thuộc giai đoạn 2 dự án Imperia Smart City (Tây Mỗ, Hà Nội). Với thành công được minh chứng từ giai đoạn 1, cái tên Imperia Smart City dự đoán sẽ tiếp tục làm sôi động thị trường bất động sản nhà ở khu vực phía Tây.

Bất động sản
Bất động sản ngoại thành TP HCM vẫn chưa thể tạo 'sóng'

Bất động sản ngoại thành TP HCM vẫn chưa thể tạo 'sóng'

(CLO) Từng nóng lên nhờ các thông tin tin quy hoạch, lên thành phố, tuy nhiên đến thời điểm hiện tại, diễn biến tại thị trường bất động sản tại các huyện ngoại thành của TP HCM vẫn chưa đủ yếu tố để tạo thành "cơn sóng" mới.

Bất động sản
Nhà tập thể cũ xuống cấp nghiêm trọng, khách xem cầm tiền tỷ từ bỏ ý định mua nhà

Nhà tập thể cũ xuống cấp nghiêm trọng, khách xem cầm tiền tỷ từ bỏ ý định mua nhà

(CLO) Giá chung cư liên tục lập đỉnh, nhiều người chuyển hướng sang mua nhà tập thể cũ. Tuy nhiên, với tình trạng xuống cấp nghiêm trọng cùng với những bất tiện khi sinh sống tại nhà tập thể cũ, khách xem cầm tiền tỷ ngậm ngùi từ bỏ ý định mua nhà.

Bất động sản
Các thương hiệu xa xỉ 'tranh nhau' tìm mặt bằng cao cấp ở trung tâm TP HCM

Các thương hiệu xa xỉ 'tranh nhau' tìm mặt bằng cao cấp ở trung tâm TP HCM

(CLO) Lĩnh vực bán lẻ cao cấp tại TP HCM thời gian qua đã ghi nhận nhiều cái tên lớn của ngành hàng xa xỉ đến từ nhiều sản phẩm khác nhau. Các chuyên gia Savills cho biết nhóm khách thuê này vẫn đang tích cực tìm kiếm mặt bằng cao cấp ở khu vực trung tâm quận 1.

Bất động sản
92 'ông lớn' bất động sản sẽ phải trả nợ 100.000 tỷ đồng trái phiếu vào năm 2024

92 "ông lớn" bất động sản sẽ phải trả nợ 100.000 tỷ đồng trái phiếu vào năm 2024

(CLO) Báo cáo của Bộ Tài chính gửi Bộ Xây dựng cho thấy, năm 2024, hàng loạt "ông lớn" bất động sản sẽ đến kỳ trả nợ trái phiếu. Tổng số tiền đáo hạn gần 100.000 tỷ đồng.

Bất động sản