"Áo dài di sản" - Bộ sưu tập có một không hai

Thứ sáu, 23/11/2018 16:32 PM - 0 Trả lời

(CLO) Trong chuỗi các hoạt động ấn tượng tại Triển lãm “Không gian Di sản Văn hóa Việt Nam 2018” diễn ra trong 3 ngày từ 23- 25/11/2018, khu vực tôn vinh áo dài Việt của Bảo tàng Áo dài hứa hẹn sẽ trở thành điểm dừng chân nổi bật. Đặc biệt bộ sưu tập "Áo dài di sản" được đánh giá là có một không hai.

Sự kiện: di sản

 

Báo Công luận
Bảo tàng áo dài. Ảnh: VH 
Triển lãm “Không gian Di sản Văn hóa Việt Nam 2018” do Bộ Văn hóa Thể thao & Du lịch phối hợp với một số tỉnh, thành phố và cơ quan chức năng tổ chức được khai mạc tối nay (23/11) tại Trung tâm Triển lãm VHNT Việt Nam (Hà Nội), nhằm góp phần tôn vinh và phát huy giá trị di sản văn hóa đặc sắc của dân tộc trên mọi vùng miền đất nước. Trong đó, câu chuyện của tà áo đã gắn liền với lịch sử dân tộc trong suốt quá trình phát triển, hội nhập được Bảo tàng Áo dài giới thiệu đến công chúng thủ đô và du khách.

Theo đó, khách tham quan sẽ được thưởng lãm hơn 40 hiện vật áo dài quý giá, phản ánh 5 chủ đề đa dạng như: Áo dài lịch sử, Áo dài của các nhân vật nổi tiếng, Áo dài di sản, Áo dài trẻ em, Áo dài hội nhập và điểm nhấn Áo dài hoa sen - quốc hoa Việt Nam. Đặc biệt, bộ sưu tập “Áo dài di sản” giúp người xem cảm nhận sâu sắc về hình ảnh áo dài như một hiện thân không thể tách rời với biểu tượng văn hóa quan trọng của quốc gia.

Hình ảnh áo dài dân tộc qua các thời kỳ lôi cuốn người xem bởi mỗi đường nét, họa tiết, vóc dáng và chất liệu đều biểu thị vẻ đẹp cho nếp sống người Việt.

 

Báo Công luận
Triển lãm áo dài. Ảnh: BVH 
Đại diện Bảo tàng Áo dài chia sẻ, tại Triển lãm “Không gian Di sản Văn hóa Việt Nam”, Bảo tàng Áo dài mong muốn giới thiệu những tư liệu, hình ảnh và hiện vật về áo dài Việt từ khi hình thành cho đến nay. Triển lãm sẽ giới thiệu đến khách tham quan 10 mẫu áo dài tiêu biểu cho 10 giai đoạn rõ rệt nhất của lịch sử áo dài Việt Nam. Ngoài ra không gian này còn giới thiệu áo dài của các nhân vật nổi tiếng mà ở đó, mỗi tà áo dài sẽ thay mặt những nhân vật nổi tiếng kể lên câu chuyện của những người đã sử dụng áo dài trong suốt cuộc đời của họ.

Về bộ sưu tập Áo dài di sản, Bảo tàng Áo dài cho biết, Việt Nam  có 7 di sản văn hoá phi vật thể được UNESCO công nhận là đại diện của nhân loại đều xuất hiện  áo dài là: Hát xoan, Quan họ, Ca trù, Nhã nhạc cung đình Huế, Dân ca ví giặm Nghệ Tĩnh, Đờn ca tài tử, Tín ngưỡng thờ Mẫu. Trong dịp này, Bảo tàng sẽ giới thiệu đến khách tham quan 5 mẫu áo dài di sản để người xem được trải nghiệm những cảm xúc, nghe lại những câu chuyện của chính những nghệ nhân đã góp phần tôn vinh những di sản đó. Khách tham quan cũng sẽ có những cảm nhận thú vị khi phát hiện ra có một trang phục đã xuất hiện trong cả 7 di sản văn hoá phi vật thể của dân tộc đã được UNESCO vinh danh.

Khu vực triển lãm của Bảo tàng cũng đồng thời mang đến trải nghiệm sinh động dành cho khách tham quan như lưu lại khoảng khắc vận thử những thiết kế áo dài đương đại, hay hoạt động trải nghiệm dành cho các em thiếu nhi trực tiếp tham gia vẽ trên giấy những mẫu áo dài cùng các nghệ nhân. Đây là nội dung tương tác quan trọng, khuyến khích giới trẻ tìm hiểu về di sản theo tinh thần “Thiếu nhi và tuổi trẻ với di sản văn hóa Việt Nam” được chú trọng tại sự kiện năm nay.

 

Báo Công luận

Khu vực triển lãm của Bảo tàng cũng đồng thời mang đến trải nghiệm sinh động dành cho khách tham quan như lưu lại khoảng khắc vận thử những thiết kế áo dài đương đại... Ảnh: BVH 


Được biết, qua hành trình hơn 5 năm, Bảo tàng Áo dài không chỉ trưng bày những tác phẩm từ nhiều loại hình nghệ thuật mang cảm hứng sáng tạo xoay quanh Áo dài, mà còn tích cực quảng bá áo dài như một trang phục truyền thống chứa đựng giá trị tinh thần dân tộc, cần được chính thức công nhận xứng tầm Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia tại nhiều sự kiện mang tính quy mô quốc gia và quốc tế.

Bảo tàng Áo dài thường xuyên tổ chức các buổi tọa đàm chuyên môn, hệ thống các nghiên cứu chuyên sâu toàn diện về áo dài dưới nhiều góc độ từ lịch sử, khoa học, văn hóa, xã hội, kỹ thuật cắt may cho đến ghi nhận thực tế đời sống các thế hệ nghệ nhân trên khắp vùng miền đất nước, đó là nỗ lực không ngừng nghỉ trong bước tiến đến mục tiêu được UNESCO công nhận Di sản văn hóa phi vật thể thế giới. Đến với triển lãm lần này, Bảo tàng Áo dài muốn góp phần nâng cao ý thức của cộng đồng, chung tay bảo tồn, quảng bá di sản văn hóa dân tộc, tạo sự tiếp nối vững vàng giữa truyền thống và hiện đại…

PV

Tin khác

Du khách khám phá không gian trưng bày thổ cẩm Xí Thoại

Du khách khám phá không gian trưng bày thổ cẩm Xí Thoại

(CLO) Chiều 20/4, tại Hà Nội, Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và phố cổ Hà Nội phối hợp với đơn vị du lịch tỉnh Phú Yên tổ chức giới thiệu về làng nghề thổ cẩm Xí Thoại, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên.

Đời sống văn hóa
Bắc Giang: Khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 3 năm 2024

Bắc Giang: Khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 3 năm 2024

(CLO) Mới đây, UBND tỉnh Bắc Giang đã tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2024 tại Trung tâm Hội nghị tỉnh.

Đời sống văn hóa
Tác giả bộ truyện 'Nhóc Miko - cô bé nhí nhảnh' giao lưu với độc giả Việt Nam

Tác giả bộ truyện 'Nhóc Miko - cô bé nhí nhảnh' giao lưu với độc giả Việt Nam

(CLO) Ngoài yếu tố giải trí, bộ truyện "Nhóc Miko - cô bé nhí nhảnh" có thể xem là sổ tay hướng dẫn cho các bé gái và thiếu nữ cách ứng xử văn minh và cởi mở trước các vấn đề trong cuộc sống.

Đời sống văn hóa
Khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc năm 2024, chủ đề 'Thế giới tôi đọc'

Khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc năm 2024, chủ đề "Thế giới tôi đọc"

(CLO) Ngày 20/4, tại Hà Nội, đã diễn ra Ngày Sách và Văn hóa đọc năm 2024 với chủ đề "Thế giới tôi đọc" do Thư viện Quốc gia Việt Nam tổ chức.

Đời sống văn hóa
57 cây chè cổ Shan tuyết ở Mộc Châu là cây di sản Việt Nam

57 cây chè cổ Shan tuyết ở Mộc Châu là cây di sản Việt Nam

(CLO) Ngày 20/4, UBND huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La phối hợp với Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam tổ chức Lễ công nhận cây di sản Việt Nam đối với quần thể 57 cây chè cổ Shan tuyết ở tiểu khu bản Ôn, thị trấn Nông trường Mộc Châu (huyện Mộc Châu).

Đời sống văn hóa