Ba Lan: Khủng hoảng năng lượng, dân khai thác than lậu kiếm bộn tiền

Thứ hai, 28/11/2022 19:50 PM - 0 Trả lời

(CLO) Tài xế taxi người Ba Lan Grzegorz nói rằng điện thoại của anh không ngừng đổ chuông, vì nhiều người có nhu cầu mua than lậu. Tuy nhiên, khai thác và bán than lậu không phải là việc ai cũng muốn làm.

Thiếu than trầm trọng, người dân tự “cứu mình”

Grzegorz đã từ bỏ nghề tài xế để làm công việc kiếm được nhiều tiền hơn khi Ba Lan vật lộn với tình trạng thiếu năng lượng: khai thác than bất hợp pháp.

Xung quanh ngôi nhà của anh ở thành phố Walbrzych thuộc Lower Silesian, than chỉ cách một mét sâu so với bề mặt các cánh đồng, khu vui chơi giải trí và thậm chí trong cả các khu vườn.

ba lan khung hoang nang luong dan khai thac than lau kiem bon tien hinh 1

Một địa điểm khai thác than trái phép tại các cánh đồng xung quanh khu dân cư Walbrzych, Ba Lan. (Nguồn: Bloomberg)

Một nhóm 4 người có thể đào được 1 tấn trong một giờ và kiếm được 1.000 zloty (220 USD) mỗi người cho nửa ngày làm việc, bằng khoảng 60% số tiền mà một người bình thường kiếm được trong một tuần.

“Vợ tôi phản đối và lo lắng cho tôi, nhưng với nghề tài xế taxi, tôi không thể kiếm được số tiền nhiều như vậy”, Grzegorz vừa nói vừa nhấc một thùng “vàng đen” khỏi một cái hố ở rìa một khu dân cư trong khi hai người trong nhóm của anh đang dùng cuốc xẻng để đào than.

Trên khắp thế giới, loại nhiên liệu gây ô nhiễm nhất đang hồi sinh khi Nga ngừng cung cấp khí đốt cần thiết để sản xuất điện vì cuộc xung đột ở Ukraine. Sự phản đối đó thậm chí còn gay gắt hơn ở Ba Lan vì một số lượng lớn các hộ gia đình vẫn phụ thuộc vào than đá để sưởi ấm cũng như tình trạng thiếu hụt mà Chính phủ đang phải vật lộn để giải quyết.

Cuộc xung đột của Vladimir Putin vào nước láng giềng đã định hình lại thị trường năng lượng, với các lệnh trừng phạt của Liên minh châu Âu đối với Nga, đóng cửa nhập khẩu than vào Ba Lan, nơi than được sử dụng để sưởi ấm 37% hộ gia đình. Quốc gia có 38 triệu dân, chiếm 77% tổng số hộ gia đình sử dụng than để sưởi ấm trong khối 27 thành viên.

Với trữ lượng than đang dần cạn kiệt và nhiệt độ giảm mạnh, Chính phủ ở Thủ đô Warsaw đang đảm bảo nguồn cung than và dựa vào các thành phố để phân phối. Nhưng một số cơ sở lưu trữ than đã phải mua từ các siêu thị bán lẻ sau khi các nhà cung cấp hết hàng ngay sau khi xung đột nổ ra, làm suy yếu sự đảm bảo của Tổng thống Andrzej Duda rằng Ba Lan có đủ than để tồn tại trong 200 năm.

Vì vậy, người dân đang hành động để đối phó. Một số người đã chuyển sang đốt rác, khiến chất lượng không khí trở nên tồi tệ hơn ở một quốc gia nơi ba thành phố chính của nó là Warsaw, Krakow và Wroclaw đều nằm trong top 10 ô nhiễm toàn cầu vào một thời điểm trong tháng này.

Ở thành phố Walbrzych, người ta cử người lái xe qua biên giới để mua than ở Cộng hòa Séc - hoặc lấy xẻng và đào. Thị trưởng Roman Szelemej đổ lỗi cho Chính phủ đã tạo ra sự phụ thuộc quốc gia vào nhiên liệu. “Cuộc khủng hoảng này cho thấy đây là một sai lầm”, ông nói tại văn phòng của mình.

“Hố của người nghèo”

Với dân số khoảng 100.000 người, nền kinh tế của khu vực thành phố Walbrzych dựa vào khai thác than trong hai thế kỷ trước khi mỏ than hợp pháp cuối cùng đóng cửa vào năm 2000.

Di sản của ngành vẫn còn rất lớn sau khi hàng ngàn thợ mỏ bị đuổi việc. Thật vậy, khai thác than bất hợp pháp không phải là mới, và giờ đây xu hướng này đang quay trở lại. Tỷ lệ thất nghiệp ở các thị trấn và làng mạc lân cận là 12%, cao gấp khoảng 3 lần tỷ lệ của thành phố, vì vậy cơ hội kiếm tiền có thể rất hấp dẫn đối với những người thợ mỏ có bí quyết.

Cái gọi là “hố của người nghèo” ngày càng xuất hiện nhiều trong rừng, cánh đồng và vùng cây bụi. Ở ngoại ô thành phố, các hố này cũng nằm rải rác trong những khu vườn nhỏ thuộc sở hữu của người dân. Một cư dân cho biết một số người cần tiền và những người khác cần than.

Trong khi đó, thành phố đang gửi các đội tuần tra để kiểm tra những địa điểm thường xuyên bị khai thác bất hợp pháp.

Mateusz Majchrzyk, phát ngôn viên của Cơ quan Quản lý Lâm nghiệp ở thành phố Walbrzych cho biết: “Có nhiều hố hơn ở những địa điểm mà chúng tôi từng theo dõi trong suốt những năm qua do các trường hợp khai thác trái phép lẻ tẻ. Chúng tôi nhận thấy hoạt động khai thác bất hợp pháp đang gia tăng xung quanh các mỏ và chúng tôi cũng đang chi nhiều tiền hơn để mua cát mà chúng tôi sử dụng để lấp các hố”.

Grzegorz, người từ chối cung cấp họ hoặc tuổi vì tham gia vào một vụ buôn bán bất hợp pháp, cho biết anh có thể tận dụng cơ hội để kiếm tiền, nhưng anh cũng đang giúp giải quyết cuộc khủng hoảng năng lượng nghiêm trọng nhất của Ba Lan trong nhiều thập kỷ.

Nhóm của anh được giám sát bởi Bartosz, người đã có 3 năm kinh nghiệm làm thợ mỏ. Cái hố mà họ đang đào sâu khoảng 3 mét, với hai người đàn ông phụ trách đào tiếp cận hố bằng một chiếc thang gỗ làm bằng tay. Grzegorz đang chất đầy than vào các bao tải để chở lên một chiếc ô tô ẩn nấp sau những tán cây.

“Chúng tôi sẽ đào bới ở đây miễn là có thể khai thác than. Và sau đó chúng tôi sẽ đào một cái hố mới”, Grzegorz nói.

Hồng Vân (Theo Bloomberg)

Bình Luận

Tin khác

Nga có thể đặt đường ống dẫn dầu mới tới Trung Quốc

Nga có thể đặt đường ống dẫn dầu mới tới Trung Quốc

(CLO) Theo Tổng thống Nga Vladimir Putin, dự án đường ống khổng lồ vận chuyển khí đốt tự nhiên từ Nga sang Trung Quốc có thể bao gồm một đường ống dẫn bổ sung cho dầu thô.

Thị trường - Doanh nghiệp
Tỷ trọng đồng rúp trong thương mại Nga - châu Âu đạt kỷ lục mới

Tỷ trọng đồng rúp trong thương mại Nga - châu Âu đạt kỷ lục mới

(CLO) Theo số liệu từ ngân hàng trung ương Nga, tỷ trọng giao dịch bằng đồng rúp trong thương mại nước ngoài của Nga, đặc biệt là với phần còn lại của châu Âu, đã tăng đều đặn, đạt mức cao kỷ lục trong tháng 3.

Thị trường - Doanh nghiệp
Tòa án Nga tịch thu tài sản trị giá 700 triệu Euro từ các ngân hàng phương Tây

Tòa án Nga tịch thu tài sản trị giá 700 triệu Euro từ các ngân hàng phương Tây

(CLO) Một tòa án ở St Petersburg (Nga) đã tịch thu tài sản trị giá hơn 700 triệu Euro thuộc về ba ngân hàng phương Tây (UniCredit, Deutsche Bank và Commerzbank), theo Financial Times.

Thị trường - Doanh nghiệp
Nâng tầm quan hệ hợp tác giữa Hải quan Việt Nam và Hoa Kỳ

Nâng tầm quan hệ hợp tác giữa Hải quan Việt Nam và Hoa Kỳ

(CLO) Chuyến thăm và làm việc diễn ra từ ngày 11-19/5/2024 của Tổng cục Hải quan Việt Nam và Hải quan Mỹ đã mở ra một giai đoạn mới trong quan hệ của hải quan hai nước.

Thị trường - Doanh nghiệp
Châu Âu đang gián tiếp nhập khẩu các sản phẩm dầu Nga thông qua Thổ Nhĩ Kỳ

Châu Âu đang gián tiếp nhập khẩu các sản phẩm dầu Nga thông qua Thổ Nhĩ Kỳ

(CLO) Theo báo cáo gần đây của Trung tâm Nghiên cứu Năng lượng và Không khí Sạch (CREA) và Trung tâm Nghiên cứu Dân chủ (CSD), Liên minh châu Âu (EU) đã nhập khẩu 3 tỷ euro sản phẩm dầu từ các cảng của Thổ Nhĩ Kỳ, chủ yếu xử lý các sản phẩm dầu của Nga.

Thị trường - Doanh nghiệp