(CLO) Do biến đổi khí hậu nên những năm gần đây, Bắc Cực ấm lên nhanh hơn bất cứ khu vực nào khác trên hành tinh. Nhưng cái nóng ở vùng đất băng giá này không chỉ nằm ở nhiệt độ. Bắc Cực cũng đang chứng kiến cuộc đua sôi động của các cường quốc nhằm khai thác nguồn tài nguyên vô cùng lớn nơi đây.
Băng tan nhanh và cuộc đua thêm sôi động
Cơ quan Quản lý khí quyển và đại dương quốc gia Mỹ (NOAA) cho biết nhiệt độ không khí bề mặt mùa Hè trong năm 2023 là ấm nhất ở Bắc Cực. 2023 là năm thứ 6 liên tiếp Bắc Cực ấm lên nhưng năm 2024 còn nóng hơn nữa khi tháng 8 vừa qua, khu vực này lại ghi nhận kỷ lục nhiệt độ mới: 35,9°C.
Nhiệt độ tăng lên, các chỏm băng tan chảy, cũng là lúc “cơn sốt vàng” trở nên nóng hơn với Vòng Bắc Cực. Hiện tại, 8 quốc gia có lãnh thổ ở Vòng Bắc Cực bao gồm Canada, Phần Lan, Đan Mạch, Iceland, Na Uy, Nga, Thụy Điển và Mỹ.
Do biến đổi khí hậu, Bắc Cực có thể tạo ra một sự cạnh tranh mạnh mẽ giữa nhiều quốc gia. Ảnh: GI
Tất cả đều là thành viên của Hội đồng Bắc Cực, một tổ chức có vai trò quyết định hầu hết những vấn đề xung đột trong khu vực. Ngoài 8 nước thành viên, Hội đồng Bắc Cực còn có 13 quan sát viên, với những cường quốc như Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Anh, Pháp và Đức…, nên ảnh hưởng của tổ chức này rộng hơn nhiều so với diện tích địa lý.
Vòng Bắc Cực là khu vực rất giàu tài nguyên. Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), khoảng 13% lượng dầu và 30% lượng khí đốt chưa được khám phá của thế giới có thể nằm ở nơi đây, với giá trị ước tính lên tới 35 nghìn tỷ USD. Đấy là chưa kể các khoáng sản quý khác và trữ lượng thực sự có thể còn lớn hơn nữa do phần lớn vùng nước sâu phủ băng của nơi đây chưa được khám phá.
Với sự “giàu có” như vậy, không ngạc nhiên khi cuộc đua khai thác tài nguyên tại Vòng Bắc Cực rất sôi động. Nga - quốc gia Bắc Cực lớn nhất về mặt địa lý - đã đầu tư vào nhiều dự án lớn, chẳng hạn như Yamal LNG tại Bán đảo Yamal, một trong những dự án khai thác khí thiên nhiên hóa lỏng lớn nhất thế giới.
Trong khi đó, Tạp chí High North News cho biết, Trung Quốc đã đầu tư 90 tỷ USD vào các dự án năng lượng và tài nguyên ở Bắc Cực trong thập kỷ qua, chủ yếu là tại Nga. Mỹ cũng được dự báo sẽ mở rộng hoạt động khai thác tại Alaska sau khi Tổng thống đắc cử Donald Trump chính thức nhậm chức. Ông Trump từ lâu đã khẳng định sự ủng hộ với việc mở rộng khoan thăm dò dầu khí tại Alaska.
Na Uy cũng là một quốc gia có nhiều hoạt động khai thác dầu khí tại Bắc Cực. Dự án lớn nhất của họ, Johan Castberg, nằm ngoài khơi Biển Barents gồm 3 mỏ dầu với trữ lượng ước tính từ 400 đến 650 tỷ thùng, được điều hành bởi Equinor, một công ty năng lượng nhà nước của Na Uy.
Những thách thức mới ở vùng đất lạnh
Với một khu vực địa chất vô cùng quan trọng như Bắc Cực, các hoạt động khai thác tài nguyên thiên nhiên sôi động khi cộng hưởng với tình trạng biến đổi khí hậu, đang tạo ra những thách thức rất lớn về môi trường, cho cả khu vực cũng như toàn cầu.
Bản đồ chính trị cho thấy quyền sở hữu đất đai trong khu vực Bắc Cực. Ảnh: CC
Khi các quốc gia mở rộng hoạt động khoan ở Vòng Bắc Cực, hậu quả có thể là xói mòn và gây hại cho các loài bản địa, đồng thời tiềm ẩn những thảm họa môi trường do khả năng xảy ra sự cố tràn dầu, dẫn tới tàn phá quần thể động vật hoang dã. Ngoài ra, các hoạt động khai thác tài nguyên quy mô lớn cũng sẽ làm gia tăng tình trạng băng tan. Một báo cáo của Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) gần đây ước tính Bắc Cực đã mất khoảng 12,2% băng biển mỗi thập kỷ trong vòng 30 năm qua. Và, việc này có tác động sâu rộng trên toàn thế giới.
Bắc Cực và Nam Cực là “tủ lạnh” của Trái Đất. Vì chúng được bao phủ bởi tuyết trắng và băng phản xạ nhiệt trở lại không gian, chúng giúp cân bằng với các khu vực hấp thụ nhiệt. Ít băng hơn có nghĩa là ít phản xạ nhiệt hơn, dẫn tới nhiều đợt nắng nóng dữ dội hơn trên toàn thế giới. Sự tan chảy ở Greenland là một yếu tố dự báo chính về mực nước biển dâng trong tương lai: Nếu nó tan chảy hoàn toàn, mực nước biển toàn cầu có thể dâng thêm 6 mét.
Băng tan cũng mở ra nhiều diện tích có thể khai thác tài nguyên tại những khu vực chưa được công bố chủ quyền. Và đó là tiền đề cho những yêu sách về lãnh thổ, gia tăng tranh chấp, đồng thời thúc đẩy các hoạt động quân sự nhằm khẳng định sức mạnh, chẳng hạn như tuần tra, tập trận hoặc xây dựng những tiền đồn tại Bắc Cực.
Trong khi đó, các quốc gia có liên quan trong vai trò quan sát viên của Hội đồng Bắc Cực cũng quan tâm sát sao đến những biến đổi môi trường ở vùng cực này và đưa ra những chiến lược Bắc Cực của riêng mình. Chẳng hạn như Ấn Độ cho biết, Bắc Cực có ảnh hưởng trực tiếp đến các kiểu gió mùa tại nước này, vốn rất quan trọng đối với nông nghiệp và an ninh lương thực của một quốc gia hơn 1 tỷ dân. Do đó, Ấn Độ bày tỏ sự ủng hộ mạnh mẽ với lời kêu gọi của Nga về việc BRICS+ cần can dự nhiều hơn vào các vấn đề của Bắc Cực.
Tất cả những diễn biến kể trên khiến vùng đất lạnh giá ở cực Bắc của hành tinh tiếp tục nóng, theo cả nghĩa đen và nghĩa bóng. Bắc Cực đang phát triển thành một khu vực quan trọng trong thế kỷ 21 và sẽ đóng vai trò lớn trong nền kinh tế thế giới nhờ nguồn tài nguyên khổng lồ cũng như khả năng mở ra những tuyến đường hàng hải mới khi băng tan.
(CLO) Thông tin từ Cục Cảnh sát giao thông cho biết, về việc tiếp nhận, xử lý hồ sơ cấp đổi giấy phép lái xe, đơn vị chức năng đã tăng số hồ sơ có thể xử lý một ngày từ 3.000 hồ sơ (hiện nay) lên 10.000 hồ sơ.
(CLO) Triển lãm ảnh "Đất nước, con người ASEAN" sẽ diễn ra từ ngày 10/5 đến 20/5/2025 tại Bảo tàng tỉnh Nghệ An, với lễ khai mạc dự kiến vào ngày 10/5.
(CLO) Tỉnh đoàn và Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam tỉnh Lào Cai vừa tổ chức phát động phong trào và ra mắt đội hình "Bình dân học vụ số” cấp tỉnh với sự tham gia của 14 thành viên nòng cốt.
(CLO) Tính đến sáng 22/3, phim 'Quỷ nhập tràng' vượt mốc 130 tỷ đồng doanh thu, đưa tác phẩm vượt qua 'Ma da' để trở thành phim kinh dị Việt Nam ăn khách nhất mọi thời đại.
(CLO) Ngày 21/3, Daesung – giọng ca nội lực của nhóm nhạc huyền thoại Big Bang chính thức công bố lịch trình cho chuyến lưu diễn châu Á “D’s WAVE” năm 2025. Đáng chú ý, Việt Nam là một trong những điểm dừng chân quan trọng của nam ca sĩ, với buổi biểu diễn ra tại Khu liên hợp Thể thao trong nhà Quân khu 7, TP.HCM, vào ngày 3/5/2025.
(CLO) Tháng 4 này, TP Quảng Ngãi sẽ bùng nổ với lễ hội thời trang, âm nhạc đường phố – Carnival "Quảng Ngãi Say Hi!", sự kiện quy mô lớn với sự tham gia của 200 diễn viên chuyên nghiệp và 1.000 diễn viên không chuyên, hứa hẹn mang đến một sân chơi sáng tạo, sôi động và giàu bản sắc văn hóa.
(CLO) Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đề nghị tỉnh Long An cần nghiên cứu, đề xuất với Trung ương về phân công chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền của chính quyền cấp tỉnh, cấp xã trên tinh thần tự chủ, linh hoạt, "địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm", bảo đảm không làm gián đoạn hoạt động quản lý, điều hành, giải quyết thủ tục hành chính cho người dân, doanh nghiệp.
(CLO) Tài xế vừa lái ô tô khách vừa dùng điện thoại đã bị lực lượng chức năng xử lý. Ngoài lỗi trên, chiếc xe khách còn hết hạn đăng kiểm, với hai lỗi vi phạm tài xế sẽ bị phạt 10 triệu đồng và trừ 4 điểm giấy phép lái xe.
(CLO) Chiều ngày 21/3, một vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng đã xảy ra trên Quốc lộ 1, đoạn qua xã Đồng Trạch, huyện Bố Trạch, Quảng Bình. Tai nạn liên hoàn giữa ba xe ô tô khiến 8 người bị thương và gây ùn tắc giao thông kéo dài.
(CLO) Phạm Văn Quân, nhân viên hợp đồng của Công ty CP đầu tư Hải Dương, được giao nhiệm vụ giao hàng và thu tiền từ khách. Quân thu hơn 290 triệu đồng nhưng chỉ nộp lại 6,8 triệu, chiếm đoạt hơn 284 triệu để sử dụng cá nhân.
(CLO) Nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh, nguyên Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hưng Yên bị khởi tố vì vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí.
(CLO) Thị trường bất động sản Việt Nam mỗi khi có thông tin về các dự án quy hoạch mới hay sáp nhập, giá đất ở các khu vực liên quan thường có xu hướng tăng mạnh. Sự tăng giá này chủ yếu do tâm lý sợ bỏ lỡ cơ hội của nhà đầu tư, khiến họ quyết định xuống tiền nhanh chóng mà không đánh giá đúng tình hình thực tế.
(CLO) Trung Quốc đang nỗ lực phát triển máy bay thân rộng để cạnh tranh với Airbus và Boeing, dù kế hoạch của Bắc Kinh có thể phụ thuộc vào sự hợp tác từ các nhà quản lý và nhà cung cấp phương Tây.
(CLO) Việc tăng cường chi tiêu quốc phòng ồ ạt trên khắp châu Âu có thể đạt được những gì mà các chính phủ không làm nổi trong nhiều năm: khởi động nền kinh tế trì trệ, gieo mầm cho những đổi mới và tạo ra các ngành công nghiệp mới.
(CLO) Tư lệnh không quân Ấn Độ, Amar Preet Singh cho biết nước này cần bổ sung khoảng 400 máy bay chiến đấu để đạt quy mô 1000 chiếc. Do đó, song song với việc phát triển các tiêm kích nội địa, New Delhi sẽ mua 114 máy bay mới trong khoảng 4-5 năm tới.
(CLO) Cuộc họp tại Jeddah, Ả Rập Xê Út giữa phái đoàn ngoại giao Mỹ và Ukraine ngày 11/3 đã kết thúc với việc Ukraine đồng ý các điều khoản của Mỹ về lệnh ngừng bắn toàn diện trong 30 ngày. Liệu điều này có phải là một bước tiến lớn hướng tới việc chấm dứt giao tranh hay con đường phía trước vẫn còn nhiều chông gai.
(CLO) Châu Âu đang đối mặt với một thực tế đầy thách thức khi vai trò trụ cột của Mỹ trong NATO - liên minh quân sự đảm bảo an ninh cho lục địa này suốt gần 80 năm - không còn là điều chắc chắn.
(CLO) Tàu ngầm tấn công chạy bằng năng lượng hạt nhân là loại tàu chiến phức tạp nhất và có khả năng răn đe cực kỳ mạnh mẽ. Nhân việc Triều Tiên vừa gia nhập các nước sở hữu loại tàu này, cùng điểm mặt 5 cường quốc đang đầu tư mạnh nhất cho tàu ngầm hạt nhân.
(CLO) Cuộc khủng hoảng ngoại giao giữa hai nhà lãnh đạo Mỹ và Ukraine tại Nhà Trắng vào hôm 28/2 và việc Mỹ đình chỉ viện trợ quân sự cho Ukraine đã đẩy Liên minh châu Âu (EU) vào tình thế "tiến thoái lưỡng nan".
(CLO) Việc chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đã quyết định tạm dừng viện trợ quân sự cho Ukraine đồng nghĩa Kiev sẽ không được tiếp nhận thêm những loại vũ khí đang có vai trò cực kỳ quan trọng trong cuộc xung đột với Nga.
(CLO) Trung Quốc đang mở rộng đáng kể ảnh hưởng kỹ thuật số của mình tại châu Phi, tập trung vào tăng trưởng cơ sở hạ tầng và hợp tác công nghệ, đặc biệt là thông qua sáng kiến “Con đường tơ lụa kỹ thuật số”.