Bắc Giang lên phương án tiêu thụ vải thiều đối phó dịch Covid-19

Thứ ba, 28/04/2020 10:38 AM - 0 Trả lời

(CLO) Chỉ khoảng 1 tháng nữa là đến mùa vụ thu hoạch vải thiều, do đó tỉnh Bắc Giang đã xây dựng các phương án sẵn sàng để khẩu và tiêu thụ vải thiều, nhất là trong kịch bản dịch Covid-19 có thể kéo dài.

Việc xúc tiến tiêu thụ vải thiều tại Bắc Giang đã được chú ý ngay từ đầu vụ. Ảnh minh họa.

Việc xúc tiến tiêu thụ vải thiều tại Bắc Giang đã được chú ý ngay từ đầu vụ. Ảnh minh họa.

Đến thời điểm này, các diện tích vải thiều vụ sớm tại tỉnh Bắc Giang đã ra quả non, dự kiến có thể chín và thu hoạch trong khoảng từ 45-50 ngày nữa. Theo đánh giá của tỉnh Bắc Giang, mặc dù trà vải thiều chính vụ năm nay không sai quả như mọi năm, tuy nhiên trà vải sớm, với diện tích khoảng 6.000 nghìn ha, tập trung chủ yếu tại huyện Tân Yên lại sai quả, dự kiến được mùa lớn sản lượng dự kiến khoảng 45.000 tấn).

Tỉnh Bắc Giang hiện có 19 mã số vùng trồng vải thiều được cấp để xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản, với diện tích 103 ha thuộc các xã: Hồng Giang, Nam Dương, Tân Sơn, Quý Sơn, Giáp Sơn, Hộ Đáp của huyện Lục Ngạn và xã Phúc Hòa của huyện Tân Yên. Vải sớm thu hoạch từ ngày 20/5 đến ngày 5/6, vải thiều chính vụ thu hoạch từ ngày 10/6..

Trong bối cảnh dịch Covid- 19 hiện nay, Bắc Giang đã chủ động xây dựng các kịch bản cụ thể đối với tiêu thụ vải thiều. Theo đó, đối với kịch bản thuận lợi nhất, đó là xuất khẩu sang các thị trường, các thị trường truyền thống và thị trường mới. Kịch bản thứ hai là khó khăn nhưng vẫn có thể xuất khẩu được. Kịch bản thứ ba là khó khăn nhất là không xuất khẩu được.

 Trong đó, đặc biệt chú trọng thị trường trong nước với tiềm năng với khoảng 100 triệu dân, khai thác tốt thị trường trong nước thì sản lượng vải của Bắc Giang hoàn toàn không phải lo lắng về đầu ra. Tỉnh Bắc Giang cũng mong muốn các Bộ ngành liên quan cùng hỗ trợ địa phương trong công tác xuất khẩu.

Với thị trường Nhật Bản, ngay sau khi Bộ NN-PTNT công bố đã được phía Nhật Bản cho phép xuất khẩu quả vải hồi cuối năm 2019, Bắc Giang đã sớm bắt tay ngay vào việc chuẩn bị các điều kiện nhằm sẵn sàng xuất khẩu sang thị trường này ngay trong niên vụ 2020.

Cụ thể đến nay, Cục BVTV lựa chọn và đề nghị phía Nhật Bản chấp thuận được tổng cộng 19 mã số vùng trồng, với diện tích 103 ha. Tỉnh Bắc Giang phối hợp với Cục BVTV cũng đã thực hiện lựa chọn, hướng dẫn lắp đặt hoàn thiện dây chuyền sơ chế - phân loại, xử lý - xông hơi khử trùng - đóng gói, bảo quản khép kín đáp ứng theo yêu cầu của thị trường Nhật Bản tại Công ty Toàn Cầu (Lục Ngạn), với công suất 2 tấn/lần xông hơi khử trùng, 3 giờ/lần.

Đồng thời, hiện mời gọi được 3 doanh nghiệp (Ameii, Chánh Thu, Toàn Cầu) tham gia liên kết tiêu thụ sản phẩm để xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản, dự kiến lô hàng xuất khẩu để chào hàng sẽ thực hiện cuối tháng 5/2020.

Nhìn chung, công tác chỉ đạo sản xuất gắn với tiêu thụ vải thiều xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản đến thời điểm hiện nay được thực hiện theo đúng kế hoạch; các trà vải đều sinh trưởng phát triển tốt, tình hình sâu bệnh được kiểm soát chặt chẽ.

Đối với thị trường Mỹ, Úc, EU..., năm 2020, Bắc Giang tiếp tục duy trì 18 mã số vùng trồng, diện tích 218 ha tại huyện Lục Ngạn (sản lượng ước đạt trên 1.500 tấn) đạt tiêu chuẩn xuất khẩu vào các thị trường này.

Xác định thị trường Trung Quốc sẽ vẫn là chủ lực về xuất khẩu trong niên vụ 2020, ông Bùi Văn Hải, Bí thư Tỉnh ủy Bắc Giang cho rằng, mặc  mặc dù hiện nay, dịch Covid-19 ở cả Việt Nam và Trung Quốc đều đang có dấu hiệu tích cực, tuy nhiên việc thông thương xuất khẩu cho quả vải sẽ vẫn cần chuẩn bị mọi phương án trong tình huống phức tạp.

Từ đầu năm 2020, tỉnh Bắc Giang đã sớm chủ động thường xuyên phối hợp, trao đổi thông tin với các cơ quan, đơn vị của Bộ Công Thương, Bộ NN-PTNT, các tỉnh biên giới Lào Cai, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Hà Giang, Cao Bằng… để bám sát tình hình xuất khẩu nông sản giữa Việt Nam và Trung Quốc, nắm bắt thời gian cho phép thông quan tại các cửa khẩu, số giờ cho phép thông quan, quy định lái xe, vận tải; điều kiện, thời gian và công suất xuất khẩu bằng đường sắt Lạng Sơn - Bằng Tường để đưa ra các khuyến cáo kịp thời.

Trong thời gian tới, Bắc Giang kiến nghị Bộ NN-PTNT, các bộ ngành liên quan tiếp tục làm việc với các cơ quan của phía Trung Quốc để tiếp tục tháo gỡ, nhất là cách tổ chức thông thương, kéo dài thời gian thông quan các cửa khẩu...

Diện tích vải thiều toàn tỉnh Bắc Giang đạt hơn 28.100 ha, sản lượng dự kiến khoảng 160.000 tấn. Trong đó, vải chín sớm sản lượng khoảng 45.000 tấn; vải thiều chính vụ khoảng 115.000 tấn.

Minh Châu

Tin khác

Nhật Bản sẽ tiếp tục tham gia dự án dầu khí của Nga

Nhật Bản sẽ tiếp tục tham gia dự án dầu khí của Nga

(CLO) Các công ty Nhật Bản sẽ tiếp tục tham gia vào các dự án năng lượng của Nga trên đảo Sakhalin do tầm quan trọng của chúng đối với an ninh năng lượng của Tokyo, Bộ Ngoại giao nước này tuyên bố.

Thị trường - Doanh nghiệp
Quảng Nam chấp thuận chủ trương đầu tư dự án khai thác cát sỏi 6,63 ha

Quảng Nam chấp thuận chủ trương đầu tư dự án khai thác cát sỏi 6,63 ha

(CLO) UBND tỉnh Quảng Nam vừa chấp thuận chủ trương đầu tư, chấp thuận nhà đầu tư dự án khai thác cát, sỏi, cuội làm vật liệu xây dựng tại mỏ cát, sỏi BTM8-ĐC (thôn Thanh Trước, xã Trà Đông, huyện Bắc Trà My).

Thị trường - Doanh nghiệp
Viettel tặng miễn phí điện thoại 4G cho khách hàng 2G

Viettel tặng miễn phí điện thoại 4G cho khách hàng 2G

(CLO) Ngày 17/4/2024, Tổng Công ty Viễn thông Viettel (Viettel Telecom) cho biết, nhằm hỗ trợ người dân sớm chuyển đổi lên 4G trước thời điểm dừng công nghệ 2G (dự kiến vào tháng 9/2024) nhường tần số cho các công nghệ mới, Viettel triển khai nhiều phương án hỗ trợ khách hàng có nhu cầu nâng cấp dịch vụ.

Thị trường - Doanh nghiệp
Nhật Bản: Tâm trạng kinh doanh tụt dốc khi đồng yên yếu gây áp lực lên các hộ gia đình

Nhật Bản: Tâm trạng kinh doanh tụt dốc khi đồng yên yếu gây áp lực lên các hộ gia đình

(CLO) Niềm tin kinh doanh tại các công ty sản xuất và dịch vụ lớn của Nhật Bản giảm trong tháng 4 so với tháng trước, do áp lực chi phí sinh hoạt và điều kiện kinh tế không ổn định ở thị trường chủ đạo Trung Quốc.

Thị trường - Doanh nghiệp
FPT Retail (FRT) mục tiêu doanh thu 37.300 tỷ đồng, động lực tăng trưởng từ Long Châu và chuỗi tiêm chủng vaccine

FPT Retail (FRT) mục tiêu doanh thu 37.300 tỷ đồng, động lực tăng trưởng từ Long Châu và chuỗi tiêm chủng vaccine

(CLO) CTCP Bán lẻ Kỹ thuật số FPT - FPT Retail (Mã FRT) vừa tổ chức ĐHĐCĐ thường niên 2024. Đặt mục tiêu doanh thu 37.300 tỷ đồng, lãi trước thuế 125 tỷ đồng. Động lực tăng trưởng đến từ chuỗi Long Châu và tiêm chủng vaccine.

Thị trường - Doanh nghiệp