Bắc Ninh: Phấn đấu đến năm 2030, tỷ lệ lao động có các kỹ năng công nghệ thông tin đạt 90%

Thứ ba, 06/08/2024 10:57 AM - 0 Trả lời

(CLO) UBND tỉnh Bắc Ninh vừa ban hành Kế hoạch số 240/KH-UBND, triển khai thực hiện Chỉ thị số 21-CT/TW ngày 4/5/2023 của Ban Bí thư về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Mục tiêu của Kế hoạch là nhằm tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục nghề nghiệp, đảm bảo quy mô, cơ cấu, trình độ, ngành nghề đào tạo hợp lý, gắn với chuẩn đầu ra, theo hướng mở, liên thông, hiện đại, hội nhập và thích ứng với nhu cầu của thị trường lao động;

Đẩy mạnh xã hội hóa, huy động tối đa các nguồn lực cho đầu tư phát triển giáo dục nghề nghiệp, tạo chuyển biến mạnh mẽ về phát triển nguồn nhân lực trên địa bàn tỉnh, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, có kỹ năng nghề đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và cung cấp nhân lực chất lượng cao, lao động lành nghề cho các địa phương trong nước và nước ngoài.

bac ninh phan dau den nam 2030 ty le lao dong co cac ky nang cong nghe thong tin dat 90 hinh 1

Tỉnh Bắc Ninh phấn đấu đến năm 2030, tỷ lệ lao động có các kỹ năng công nghệ thông tin đạt 90%. Ảnh: ST

Phấn đấu đến năm 2030 một số nghề tiếp cận trình độ các nước phát triển trong khu vực và thế giới; góp phần nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ đạt 50%; tỷ lệ lao động có các kỹ năng công nghệ thông tin đạt 90%; ít nhất 70% cơ sở giáo dục nghề nghiệp và 100% chương trình đào tạo các ngành, nghề trọng điểm đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng; khoảng 95% ngành, nghề đào tạo được xây dựng, cập nhật chuẩn đầu ra theo Khung trình độ quốc gia.…

Để đạt được các mục tiêu đặt ra, Kế hoạch tập trung vào đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn thực hiện chủ trương, chính sách, pháp luật về giáo dục nghề nghiệp; rà soát, đánh giá, đề xuất ban hành cơ chế, chính sách về giáo dục nghề nghiệp, sắp xếp, kiện toàn các cơ sở giáo dục nghề nghiệp; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp.

Cùng với đó, phát triển và chuẩn hóa đội ngũ nhà giáo và đội ngũ cán bộ quản lý tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp; đổi mới nội dung, chương trình, phương thức đào tạo trong giáo dục nghề nghiệp; đẩy nhanh chuyển đổi số, hiện đại hóa cơ sở vật chất, hiện đại hóa trang thiết bị đào tạo nghề;

Mở rộng ngành nghề, phương thức đào tạo theo hướng linh hoạt; đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động giáo dục nghề nghiệp; nâng cao hiệu quả liên kết, hợp tác về giáo dục nghề nghiệp giữa Nhà nước - Nhà trường - Doanh nghiệp; tăng cường nguồn lực, nâng cao hiệu quả hội nhập quốc tế và nghiên cứu khoa học giáo dục nghề nghiệp.

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Tư pháp và các cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức thông tin, tuyên truyền, phổ biến các chính sách, pháp luật về giáo dục nghề nghiệp theo hướng đa dạng hoá các hoạt động truyền thông và hình thức triển khai;

Tổ chức chương trình phát thanh về giáo dục nghề nghiệp bảo đảm thông tin đầy đủ, kịp thời, phù hợp với từng nhóm đối tượng về hình ảnh, vị thế, thông điệp quốc gia về giáo dục nghề nghiệp, ngày Kỹ năng lao động Việt Nam, tuần lễ kỹ năng nghề…

Cùng với đó, nghiên cứu, đề xuất, tham mưu về chính sách hỗ trợ nhà giáo, người học nghề trên địa bàn tỉnh theo hướng: Có cơ chế khuyến khích nhằm đẩy mạnh phân luồng học sinh sau Trung học cơ sở và Trung học phổ thông vào giáo dục nghề nghiệp; thu hút người học các trình độ giáo dục nghề nghiệp thuộc lĩnh vực, ngành, nghề trọng điểm, ngành nghề chất lượng cao và ngành công nghiệp bán dẫn;

Hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp và dưới 3 tháng, tạo điều kiện thuận lợi cho người học thuộc các đối tượng đặc thù như người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, người khuyết tật, lao động nông thôn, lao động nữ, công an, quân nhân hoàn thành nghĩa vụ.

Thực hiện công tác phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông gắn với tuyển sinh, đào tạo giáo dục nghề nghiệp; đồng thời phối hợp theo dõi, quản lý học sinh sau phân luồng không tham gia học tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, giáo dục thường xuyên trên địa bàn tỉnh. Triển khai xây dựng, hoàn thiện đồng bộ, quản lý, khai thác cơ sở dữ liệu về lao động, việc làm, giáo dục nghề nghiệp gắn với các cơ sở dữ liệu Quốc gia về dân cư.

Trần Anh

Bình Luận

Tin khác

Bắc Ninh sắp đón thêm dự án 1,8 tỷ USD từ Samsung

Bắc Ninh sắp đón thêm dự án 1,8 tỷ USD từ Samsung

(CLO) Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bắc Ninh vừa thống nhất tờ trình về việc ký kết biên bản ghi nhớ phát triển dự án mới của Công ty TNHH Samsung Display Việt Nam tại khu công nghiệp Yên Phong.

Kinh tế vĩ mô
Các doanh nghiệp Ukraine tuyển dụng nhiều phụ nữ và thanh thiếu niên do thiếu lao động

Các doanh nghiệp Ukraine tuyển dụng nhiều phụ nữ và thanh thiếu niên do thiếu lao động

(CLO) Khi xung đột Ukraine - Nga làm cạn kiệt lực lượng lao động, các doanh nghiệp đang cố gắng bù đắp tình trạng thiếu hụt nghiêm trọng bằng cách tuyển thêm phụ nữ vào các vị trí vốn do nam giới đảm nhiệm, hơn nữa họ cũng tăng tuyển dụng thanh thiếu niên, sinh viên và người lao động lớn tuổi.

Kinh tế vĩ mô
Thái Lan sẽ phát 4,2 tỷ đô la tiền mặt cho người dân để thúc đẩy nền kinh tế

Thái Lan sẽ phát 4,2 tỷ đô la tiền mặt cho người dân để thúc đẩy nền kinh tế

(CLO) Thái Lan sẽ bắt đầu triển khai chương trình hỗ trợ tiền mặt một lần cho công dân trong tháng này, khi các nhà chức trách tìm cách phục hồi nền kinh tế lớn thứ hai Đông Nam Á

Kinh tế vĩ mô
Ấn Độ đặt mục tiêu đạt 500 tỷ USD cho ngành điện tử vào năm 2030

Ấn Độ đặt mục tiêu đạt 500 tỷ USD cho ngành điện tử vào năm 2030

(CLO) Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã ca ngợi tiềm năng công nghệ của quốc gia, đồng thời nói rằng đất nước đặt mục tiêu tăng trưởng ngành điện tử lên 500 tỷ USD vào cuối thập kỷ này.

Kinh tế vĩ mô
Bắc Ninh đứng đầu cả nước về thu hút vốn FDI với gần 3,47 tỷ USD

Bắc Ninh đứng đầu cả nước về thu hút vốn FDI với gần 3,47 tỷ USD

(CLO) Bắc Ninh đã thu hút gần 3,47 tỷ USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong 8 tháng đầu năm 2024, chiếm 16,9% tổng vốn đầu tư cả nước – đứng đầu cả nước.

Kinh tế vĩ mô