Bác sĩ, nhân viên y tế liên tục bị hành hung: Thừa bạo lực thiếu chế tài !

Thứ năm, 11/08/2022 10:22 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Theo ông Nguyễn Lân Hiếu - Đại biểu Quốc hội, Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, chúng ta cần có luật chống hành hung nhân viên y tế đang làm nhiệm vụ để răn đe, ngăn chặn sự hung hãn của một số bộ phận người nhà bệnh nhân.

Hành hung bác sĩ vì những lý do rất… vớ vẩn

Thời gian qua liên tiếp xảy ra nhiều vụ việc người bệnh, người nhà người bệnh hành hung nhân viên y tế ngay tại bệnh viện làm mất trật tự, an ninh, an toàn, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến công tác khám bệnh, chữa bệnh, tinh thần, tính mạng của nhân viên y tế.

bac si nhan vien y te lien tuc bi hanh hung thua bao luc thieu che tai hinh 1
Bộ Y tế đề nghị Bộ Công an phối hợp hành độngTrong kiến nghị mới đây gửi Bộ Công an, Bộ Y tế đề xuất Bộ Công an phối hợp tăng cường đảm bảo an ninh trật tự khu vực xung quanh bệnh viện, hướng dẫn các cơ sở khám chữa bệnh trang bị các thiết bị kỹ thuật bảo đảm an ninh, bảo vệ tại bệnh viện; phối hợp tập huấn, nâng cao trình độ bảo vệ, phản ứng nhanh với các tình huống gây rối, đánh nhau, hành hung tại các bệnh viện và cơ sở y tế. Xây dựng và thử nghiệm, triển khai mô hình tự phòng, tự quản, tự bảo vệ về an ninh trật tự tại các bệnh viện.

Điển hình nhất phải kể đến là vụ việc xảy ra ngày 27/7 tại Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Nhân dân Gia Định, TP. Hồ Chí Minh, bác sĩ P.H.T. bị một người nhà bệnh nhi đẩy vào tường, bóp cổ trong khi đang làm việc. Lý do hành hung vì bé gái mắc xương cá phải ngồi đợi vì bệnh viện ưu tiên xử lý nhiều ca bệnh đang nguy kịch hơn. Sự việc này chưa kịp lắng xuống thì tiếp đó, ngày 30/7, tại khoa ngoại chấn thương, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Vĩnh Long, một bệnh nhân cầm dao rượt đuổi nhân viên y tế. Và mới đây nhất, ngày 6/8, tại Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Nhân dân Gia Định, TP. Hồ Chí Minh, có thêm một bác sĩ bị tấn công bởi một vật bằng sắt nhọn.

Việc liên tiếp bị tấn công từ người nhà khiến nhiều bác sĩ hoang mang, lo sợ, ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý và tinh thần làm việc. Những dòng viết tường thuật lại cảnh bị tấn công của các bác sĩ khiến nhiều người cảm thấy xót xa.

Sự việc xảy ra ngày 6/8 tại Bệnh viện Nhân dân Gia Định được thuật lại như sau:“Thật đáng sợ, mình mới bị hành hung tuần trước, còn chưa giải quyết xong. Sáng nay mới đi làm lại đã gặp ngay cảnh bác sĩ T. đàn anh khoa mình bị thân nhân cầm dao bấm đâm, rất may bác sĩ cản kịp, không thì...”. Lý do người thân muốn đâm chết bác sĩ đang điều trị cho người nhà họ là vì bệnh nhân muốn đi tiểu, nhưng bác sĩ T. đã giải thích là bệnh nhân suy hô hấp rất nặng, SpO2 61%, hiện đang thở oxy nên không thể đưa bệnh nhân tới nhà vệ sinh được, và điều dưỡng đưa bô cho bệnh nhân đi tại giường. Người này nhất quyết không đồng ý, rồi chửi bới, bảo bác sĩ phải đưa bệnh nhân đi vệ sinh. Thế rồi anh ta bỏ ra ngoài, lát sau quay lại với một con dao bấm đâm vào hông bác sĩ T.

“Tốt nhất là từ nay, một khi nhân viên y tế nào bị chửi bới thì lập tức trốn ngay, nếu không rất có thể sẽ bị đâm chết lúc nào không hay, hãy nhớ đó là một cái chết đầy tủi nhục và đắng cay, chứ chả có gì đáng tự hào đâu” - những dòng viết đầy cay đắng của một bác sĩ khi chứng kiến bị hành hung.

Thiếu chế tài pháp lý mạnh để bảo vệ

Bình luận về hiện tượng này, ông Nguyễn Lân Hiếu, Đại biểu Quốc hội, Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, cho rằng, thêm một vụ hành hung bác sĩ khiến những người đang hoạt động trong ngành y không khỏi đau xót, lo lắng. Chỉ trong vòng 1 tuần, tại Bệnh viện Nhân dân Gia định đã xảy ra liên tiếp 2 vụ bác sĩ bị hành hung. Vấn đề là trong những năm gần đây, nạn bạo hành nhân viên y tế không còn hiếm gặp, nó xuất hiện liên tục.

bac si nhan vien y te lien tuc bi hanh hung thua bao luc thieu che tai hinh 2

Trang bị võ học cho bác sĩ, nhân viên y tế

Không để tình trạng “ăn được vạ thì má đã sưng”, đi trước một bước, nhiều năm nay một bệnh viện ở Phú Thọ đã tầm sư học đạo, trực tiếp mời những võ sư nổi tiếng ở Hà Nội về mở lớp dạy võ cho tất cả nhân viên y tế trong bệnh viện. Nội dung cơ bản của khóa học là trang bị cho các học viên kiến thức cơ bản về võ tự vệ, thực chiến, khống chế đối phương khi bị tấn công bạo hành.

“Tôi từng đề xuất Quốc hội ban hành đạo luật chống hành hung nhân viên y tế đang làm nhiệm vụ” – ông Nguyễn Lân Hiếu chia sẻ. Theo ông thì thống kê từ đầu năm 2016 đến giữa năm 2017, riêng tại Bệnh viện Bạch Mai đã có 23 vụ phạm pháp hình sự bị bắt quả tang, còn Bệnh viện Thanh Nhàn, riêng trong năm 2016 có 8 trường hợp nhân viên y tế bị hăm dọa, hành hung.

“Tất nhiên các con số này chỉ là rất nhỏ so với thực tế vì rất nhiều các trường hợp không báo cáo, thống kê; đã có nhân viên y tế bị hành hung gây thương tích nghiêm trọng, đã có những tên côn đồ manh động vào tận bệnh viện truy sát bác sĩ…” - ông Hiếu nói và cho rằng đó là lý do ông đề xuất ban hành đạo luật chống hành hung nhân viên y tế.

Ông Nguyễn Lân Hiếu còn cho biết, Bộ Y tế, chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng đã có nhiều nỗ lực trong việc đảm bảo an toàn cho các y bác sĩ chữa bệnh cứu người, cụ thể như cắt cử các chiến sĩ công an trực 24/24h ở các bệnh viện lớn, nhanh chóng truy bắt các đối tượng manh động, tập huấn phòng chống bạo hành y tế… Tuy nhiên tính chất răn đe của luật pháp còn chưa cao, dẫn đến hậu quả là số vụ bạo hành nhân viên y tế ngày càng gia tăng.

Vị chuyên gia này phân tích, bảo đảm cho nhân viên y tế yên tâm công tác chính là phương pháp tốt nhất để người bệnh có được sự chăm sóc chu đáo, đạt được hiệu quả cao nhất trong công tác điều trị. Trên thế giới, một số quốc gia đã có luật phòng chống bạo hành nhân viên y tế và hủy hoại tài sản của các cơ sở dịch vụ y tế, tiêu biểu là luật của bang Maharashtra (Ấn Độ) ban hành ngày 30/3/2009.

“Tôi và một số chuyên gia về luật đã nghiên cứu kỹ lưỡng ví dụ này và nhận thấy luật tương đối ngắn gọn với 8 điều khoản, dài khoảng 3 trang giấy khổ A4, quy định rất rõ ràng mức tăng nặng đối với các hành vi bạo hành cán bộ y tế đang chăm sóc bệnh nhân cũng như mức đền bù trang thiết bị, tài sản của bệnh viện nếu gây thiệt hại… Đáng tiếc là đến nay chúng ta vẫn chưa có đạo luật tương tự” - ông Nguyễn Lân Hiếu nhấn mạnh.

bac si nhan vien y te lien tuc bi hanh hung thua bao luc thieu che tai hinh 3

Bạo hành bác sĩ, nhân viên y tế đã đến mức báo động!

Theo ông Nguyễn Lân Hiếu, điểm bất cập hiện nay khi ngành Y tế không được sự hỗ trợ bởi điều luật chống hành hung người đang thi hành công vụ là vì hiện nay các bệnh viện đã được coi là cơ sở dịch vụ y tế, các cán bộ y tế không còn là công chức nên khi hành nghề không được coi là đang thi hành công vụ. Do đó ông Nguyễn Lân Hiếu kiến nghị: “Chúng ta cần phải tiếp tục hoàn thiện hệ thống luật pháp, tăng cường biện pháp phòng vệ trực tiếp và gián tiếp (phương tiện, huấn luyện và tuyên truyền), quy trình hóa các “điểm nóng” có nguy cơ cao va chạm như khoa cấp cứu, phòng mổ, nội soi, xét nghiệm cận lâm sàng…”.

Như vậy có thể thấy muốn ngăn chặn thực trạng trên, ngoài các biện pháp thắt chặt an ninh, an toàn thì cần có chế tài đủ mạnh để bảo vệ, nếu không vấn nạn “dùng bạo lực để nói chuyện với bác sĩ” sẽ tiếp tục gia tăng.

PV

Bình Luận

Tin khác

Bệnh viện đa khoa Vân Đình: Đổi mới để nâng chất lượng dịch vụ khám, chữa bệnh

Bệnh viện đa khoa Vân Đình: Đổi mới để nâng chất lượng dịch vụ khám, chữa bệnh

(CLO) Với mục tiêu đổi mới để nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, phục vụ người dân, Bệnh viện đa khoa Vân Đình đã áp dụng các quy trình vận hành theo tiêu chuẩn y tế quốc tế ISO 15189 cho Khoa Xét nghiệm.

Sức khỏe
Thái Bình: Còn nhiều vướng mắc khi triển khai mua sắm, đấu thầu thuốc, hóa chất, vật tư y tế

Thái Bình: Còn nhiều vướng mắc khi triển khai mua sắm, đấu thầu thuốc, hóa chất, vật tư y tế

(CLO) Thời gian vừa qua, các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh Thái Bình đã xây dựng kế hoạch lựa chọn nhà thầu, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và triển khai đấu thầu mua sắm với 252 danh mục, trong đó đã lựa chọn được 218 danh mục trúng thầu còn 32 danh mục không trúng thầu.

Sức khỏe
Đà Nẵng tặng giấy khen cho nữ điều dưỡng Bạch Mai cứu sống du khách ngừng tim

Đà Nẵng tặng giấy khen cho nữ điều dưỡng Bạch Mai cứu sống du khách ngừng tim

(CLO) Sở Du lịch Đà Nẵng gửi thư cảm ơn, tặng giấy khen cho nữ điều dưỡng bệnh viện Bạch Mai cấp cứu kịp thời, cứu sống nam du khách người Ấn Độ.

Sức khỏe
Cảnh giác cao độ với cúm gia cầm nhưng không hoang mang, gây hại cho ngành chăn nuôi!

Cảnh giác cao độ với cúm gia cầm nhưng không hoang mang, gây hại cho ngành chăn nuôi!

(NB&CL) Sau khi ghi nhận trường hợp một bệnh nhân bị tử vong do cúm gia cầm, nhiều người đã cẩn trọng khi không sử dụng thực phẩm như trứng, thịt gia cầm trong khi đó cũng có người chủ quan vẫn ăn tiết canh, trứng sống. Chuyên gia cho rằng, những phản ứng như trên đều không phù hợp.

Sức khỏe
Khối ngành sức khỏe đua nhau tuyển sinh bằng điểm học bạ: Ưu tiên chất lượng hay số lượng?

Khối ngành sức khỏe đua nhau tuyển sinh bằng điểm học bạ: Ưu tiên chất lượng hay số lượng?

(CLO) Việc các trường mở rộng hình thức tuyển sinh, mở rộng chỉ tiêu đối với phương thức xét tuyển học bạ cho thấy vấn đề tuyển sinh ở nhiều trường ngày càng cạnh tranh, khó hút thí sinh.

Sức khỏe