Mạo danh đài truyền hình để quảng cáo trục lợi:

Bài 1: Ngang nhiên mạo danh báo chí, bất chấp hậu quả

Thứ hai, 26/04/2021 12:36 PM - 0 Trả lời

(CLO) Thời gian gần đây, liên tục xuất hiện các phóng sự, bản tin giả, mạo danh chương trình của Đài truyền hình và ngang nhiên tung lên các trang mạng xã hội, fanpage, website, facebook... nhằm mục đích tiếp cận, xây dựng lòng tin ở người tiêu dùng, lừa đảo để quảng cáo sản phẩm, bán hàng trục lợi...

LTS: Hiện tượng quảng cáo mạo danh các cơ quan báo chí, lợi dụng uy tín của các đài  truyền hình bằng việc cắt ghép hình ảnh, logo, chèn hình ảnh MC, BTV... nhằm đánh lừa người tiêu dùng để bán hàng trục lợi...đang diễn ra ngày càng phức tạp. Thực trạng này đã diễn ra nhiều năm nay, tuy nhiên không dễ kiểm soát bởi chúng được dàn dựng hết sức tinh vi, thậm chí có cả những phóng sự, clip thực hiện khá bài bản cứ như phóng viên Đài truyền hình đang giới thiệu sản phẩm thật. Vấn đề này, nếu không có những chế tài đủ mạnh thì sẽ để lại những hậu quả xấu cho người dân, người tiêu dùng và cho toàn xã hội. Báo Nhà báo và Công luận đã tìm hiểu thực trạng này.

Tràn lan các “bản sao” giả mạo các Đài Truyền hình

Một trong số các tài khoản giả mạo kênh Thời sự VTV1 vừa được VAFC công bố. Ảnh: tingia.gov.vn

Một trong số các tài khoản giả mạo kênh Thời sự VTV1 vừa được VAFC công bố. Ảnh: tingia.gov.vn

Thời gian gần đây trên mạng xã hội và một số website liên tục xuất hiện các đoạn clip ngắn đóng mác phóng sự, hoặc chương trình truyền hình, quảng cáo ngắn sai sự thật, được lồng ghép tinh vi hòng quảng cáo trục lợi từ việc bán sản phẩm... Với đặc điểm chung của các clip này là có người dẫn chương trình với gu ăn mặc chỉn chu, phông nền hoặc logo nhận diện, thiết kế cũng giống những kênh truyền hình nổi tiếng của các đài truyền hình lớn. Nếu không tinh mắt và quan sát kỹ sẽ rất dễ bị nhầm lẫn là “hàng thật” nhưng thực tế đó là những kênh mạo danh nhằm mục đích phát đi quảng cáo về những sản phẩm không rõ nguồn gốc hoặc hàng hóa kém chất lượng. Qua theo dõi có thể nhận thấy các đối tượng chủ yếu hướng đến bán các loại sản phẩm liên quan đến sức khỏe như thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe, đông y gia truyền…

Bên cạnh đó, hình ảnh của một số BTV khá nổi tiếng trên truyền hình cũng đã bị một số fanpage cắt ghép, các bác sĩ nổi tiếng cũng được chèn vào hòng tạo dựng niềm tin đối với người xem. Thậm chí, các trang mạng này còn lấy lại cả logo, hình ảnh của trường quay thời sự và dán thông tin sản phẩm quảng cáo của mình lên đó...Tinh vi hơn, nhiều phóng sự cắt ghép hình ảnh, âm thanh của nhà đài để tạo ra sản phẩm cho mình, nghĩa là cả đoạn clip của nhà đài nhưng không lấy toàn bộ mà cắt nhỏ, lồng ghép clip của đối tượng xen lẫn vào...nhằm che mắt người tiêu dùng.

Các đối tượng đã cắt ghép hình ảnh MC, giả mạo logo Kênh Truyền hình Quốc phòng Việt Nam (QPVN) để quảng cáo thực phẩm chức năng An Thần Đan, gây hiểu nhầm cho người xem, ảnh hưởng uy tín của Kênh Truyền hình QPVN. Ảnh: tingia.gov.vn

Các đối tượng đã cắt ghép hình ảnh MC, giả mạo logo Kênh Truyền hình Quốc phòng Việt Nam (QPVN) để quảng cáo thực phẩm chức năng An Thần Đan, gây hiểu nhầm cho người xem, ảnh hưởng uy tín của Kênh Truyền hình QPVN. Ảnh: tingia.gov.vn

Theo tìm hiểu của phóng viên báo Nhà báo và Công luận, hiện nay tình trạng bị mạo danh nhiều nhất có lẽ là chương trình Thời sự của Đài Truyền hình Việt Nam (VTV). Theo thông tin từ Trung tâm Xử lý Tin giả Việt Nam (VAFC), thời gian qua, tình trạng giả mạo tài khoản Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) xuất hiện ngày càng nhiều trên các nền tảng mạng xã hội, gây ảnh hưởng xấu đến uy tín của Đài Truyền hình quốc gia Việt Nam. Bên cạnh việc xác nhận và công bố công khai một số tài khoản giả mạo các đơn vị thuộc VTV như Kênh VTV1, Kênh VTV3, Trung tâm Tin tức VTV24,  VAFC cũng khuyến cáo người xem nên cẩn trọng khi tiếp cận các nguồn tin, tránh lan truyền, chia sẻ các thông tin giả mạo. VAFC sẽ phối hợp với VTV chuyển các cơ quan chức năng xem xét để xử lý nghiêm hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật.

Ngoài ra, cũng theo thông tin mà đơn vị này cung cấp, gần đây nhất có một kênh YouTube đã cắt ghép hình ảnh MC, giả mạo logo Kênh Truyền hình Quốc phòng Việt Nam (QPVN) để quảng cáo thực phẩm chức năng An Thần Đan, gây hiểu nhầm cho người xem, ảnh hưởng uy tín của Kênh Truyền hình QPVN. Qua xác minh, VAFC xác nhận, nội dung quảng cáo thực phẩm chức năng An Thần Đan trong video clip đó không phải do Kênh Truyền hình QPVN thực hiện. VAFC khuyến cáo người tiêu dùng, trước khi mua và sử dụng sản phẩm thực phẩm chức năng quảng cáo trên các website, cần thận trọng tìm hiểu kỹ. VAFC sẽ phối hợp với Truyền hình QPVN chuyển vụ việc đến cơ quan chức năng xem xét, xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.

Trên đây chỉ là 2 trong số rất nhiều trường hợp mới đây nhất cho thấy việc các đối tượng xấu thực hiện các kênh giả mạo các Đài truyền hình uy tín nhằm “đánh lừa” công chúng đang trở thành vấn nạn đáng báo động. Người tiêu dùng trở thành “con mồi” hướng đến của các đối tượng xấu, có hành vi vi phạm pháp luật. Bởi hiện nay đã có nhiều người xem lấy số điện thoại trên clip gọi điện trực tiếp để liên hệ mua sản phẩm và đáng lo ngại là họ sẵn sàng bỏ nhiều tiền đặt hàng và đinh ninh rằng sản phẩm đã được quảng cáo trên Ti vi,  nhất lại là Đài truyền hình Quốc gia thì như chiếc tem bảo hành, mặc nhiên đó là sản phẩm tốt, chất lượng...Không ít người sau khi xem đã tin tưởng vào các bài thuốc, thậm chí cả những bài thuốc “thần kỳ”, chữa bách bệnh...Nhiều người còn giới thiệu cho người thân, bạn bè đến mua mà không hề biết rằng phóng sự này không phải do êkíp của đài truyền hình thực hiện và cũng chưa từng được phát trên bất kỳ kênh sóng nào của Đài Truyền hình Việt Nam.  

Đây là hành vi vi phạm pháp luật về quảng cáo

Ngang nhiên giả mạo Đài truyền hình Việt Nam để quảng cáo trục lợi là hành vi vi phạm pháp luật về quảng cáo, thậm chí đó còn là tội ác khi đánh lừa người bệnh bất chấp hậu quả. Ảnh: tingia.gov.vn

Ngang nhiên giả mạo Đài truyền hình Việt Nam để quảng cáo trục lợi là hành vi vi phạm pháp luật về quảng cáo, thậm chí đó còn là tội ác khi đánh lừa người bệnh bất chấp hậu quả. Ảnh: tingia.gov.vn

Có thể khẳng định như vậy khi theo dõi các clip, phóng sự mạo danh này. Mặc dù các clip quảng cáo giả mạo chưa từng được phát trên bất kỳ kênh sóng nào của các đài truyền hình, song chúng vẫn được ngụy tạo như một chương trình chính thống rồi xuất hiện nhan nhản trên mạng xã hội và nhiều website để quảng cáo thuốc điều trị bệnh, chữa bệnh…Tất nhiên, trên thực tế, đã từng có nhiều đối tượng bị cơ quan công an triệu tập vì hành vi giả mạo VTV, phát tán thông tin sai sự thật. Tuy nhiên tình trạng này vẫn tiếp tục gia tăng với nhiều hình thức khác nhau, ngày càng tinh vi hơn.

Theo các chuyên gia, sự bất chấp đạo đức xã hội, bất chấp quy định pháp luật để đưa những tin giả, tin sai sự thật, mạo danh đài truyền hình để quảng cáo, trục lợi là hành vi vi phạm pháp luật về quảng cáo. Tùy theo tính chất, mức độ, hậu quả của hành vi mà đối tượng vi phạm có thể bị xử phạt hành chính. Nếu người quảng cáo gây ảnh hưởng dư luận xấu, ảnh hưởng tới uy tín của tổ chức sở hữu nhãn hiệu nổi tiếng thì còn có thể phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi của mình... Thậm chí, xét về mặt đạo đức, đây còn là hành vi của tội ác, bởi chỉ vì lợi nhuận kinh doanh, lợi ích kinh tế mà lừa dối, thu hút người dân mua sản phẩm bất chấp tính mạng của họ.

Các chuyên gia cũng khuyên rằng, về phía khách hàng, trong trường hợp sau khi xem đoạn quảng cáo và tìm đến mua hàng hóa, sử dụng dịch vụ ở những nơi quảng cáo sai sự thật với số tiền lớn, họ có thể làm đơn tố cáo về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản hoặc lừa dối khách hàng của cá nhân, tổ chức đó gửi cơ quan công an.

Xét ở một góc độ khác, về phía các cơ quan báo chí, lĩnh vực sở hữu trí tuệ vẫn được coi là lĩnh vực mới mẻ, phức tạp và có nhiều tranh cãi tại Việt Nam hiện nay. Gốc rễ của tình trạng mạo danh là vấn đề vi phạm quyền sở hữu trí tuệ đối với logo, nhãn hiệu và tên thương mại của các Đài Truyền hình nói riêng và các cơ quan báo chí nói chung. Bởi vậy, điều trăn trở lớn nhất chính là việc nâng cao ý thức pháp luật về nhãn hiệu, bản quyền của xã hội nói chung và của các doanh nghiệp nói riêng là yêu cầu bức thiết của thực tiễn. Dĩ nhiên, tuyên truyền, phổ biến kiến thức sở hữu trí tuệ không phải việc một sớm một chiều mà mỗi cơ quan báo chí cũng cần tăng cường tuyên truyền nâng cao kiến thức pháp luật thường xuyên, liên tục. Đồng thời, các cơ quan chức năng cũng cần sớm vào cuộc xác minh, làm rõ, từ đó có đủ căn cứ để nghiêm trị theo pháp luật nhằm răn đe, giáo dục đồng thời tránh những hành vi tương tự, bất hợp pháp...

Về giải pháp nào để xử lý triệt để vấn đề này sẽ tiếp tục được các chuyên gia kiến giải ở bài 2: Cần có những quy định chặt chẽ hơn, tăng mức chế tài xử phạt!

Hà Vân

Tin khác

Trường Sa: Chuyến tác nghiệp hạnh phúc!

Trường Sa: Chuyến tác nghiệp hạnh phúc!

(CLO) Tham gia Đoàn công tác số 6/2024 thăm quần đảo Trường Sa, Nhà giàn DK-I, các phóng viên báo chí đã có một tuần trải nghiệm, tác nghiệp vất vả nhưng hạnh phúc giữa trùng khơi sóng vỗ...

Nghề báo
Hơn 250 phóng viên, nhà báo tác nghiệp tại Lễ hội Đền Hùng 2024

Hơn 250 phóng viên, nhà báo tác nghiệp tại Lễ hội Đền Hùng 2024

(CLO) Theo thống kê của Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Phú Thọ, Sở này đã đón tiếp, cấp thẻ, hỗ trợ tác nghiệp cho 251 phóng viên thuộc 66 cơ quan báo chí của Trung ương và địa phương trong dịp Lễ hội Đền Hùng năm 2024.

Nghề báo
Khí phách 75 năm và lời hiệu triệu cho thế hệ làm báo thời đại mới

Khí phách 75 năm và lời hiệu triệu cho thế hệ làm báo thời đại mới

(NB&CL) Có một “điểm chạm” trong cảm xúc “về nguồn” của những người làm báo khi nhắc nhớ về một ngôi trường đặc biệt – Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng. Đó là cảm xúc tự hào về một “mốc son lịch sử” gắn liền với những chặng đường làm báo vinh quang dưới sự dẫn dắt của Chủ tịch Hồ Chí Minh - người thầy đầu tiên của báo chí cách mạng… Dù thời gian có xa xanh thì khí phách của một thời đẹp đẽ ấy sẽ mãi là những giá trị trường tồn, tiếp lửa cho thế hệ hôm nay.

Nghề báo
Hội Nhà báo Việt Nam bứt tốc trên hành trình phát triển

Hội Nhà báo Việt Nam bứt tốc trên hành trình phát triển

(NB&CL) Thành công của năm 2023 tiếp tục tạo đà cho Hội Nhà báo Việt Nam trong năm 2024 bứt tốc hơn nữa với nhiều nhiệm vụ mới. Đặc biệt, 2024 là năm thứ 3 các tổ chức Hội triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XI Hội Nhà báo Việt Nam, các Nghị quyết của Ban Chấp hành và Chương trình công tác toàn khóa nhiệm kỳ 2020 - 2025...

Nghề báo
Khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam 2024: Lan tỏa và truyền cảm hứng về tình yêu sách

Khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam 2024: Lan tỏa và truyền cảm hứng về tình yêu sách

(CLO) Tối 17/4, tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Hà Nội, Bộ Thông tin & Truyền thông phối hợp Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Uỷ ban Nhân dân thành phố Hà Nội tổ chức Lễ khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ Ba năm 2024.

Nghề báo