(CLO) Khủng hoảng khí hậu đã làm gia tăng các hiện tượng thời tiết cực đoan trên khắp thế giới. Sự thay đổi thất thường đã gây ra lũ lụt, cháy rừng, sóng nhiệt và hạn hán trên quy mô chưa từng có. Chính các hoạt động của con người đã làm cho trái đất nóng lên, trực tiếp gây ra cuộc khủng hoảng này.
Hơn bao giờ hết, tác động của biến đổi khí hậu bởi sự nóng lên toàn cầu không còn là một lời cảnh báo xa vời, mà đã trở thành mối đe dọa trực tiếp, khi mà mọi nơi trên hành tinh đều có thể cảm nhận được rất rõ ràng: từ những quốc đảo nhỏ bé ở Thái Bình Dương, những đồng bằng từng rất phì nhiêu ở châu Á, những sa mạc khô cằn ở châu Phi, những cánh rừng ở châu Mỹ cho đến các quốc gia đang phải chịu những cái nóng kỷ lục và bất thường ở châu Âu. Rõ ràng, không một quốc gia nào có thể tự mình đứng ra ngoài cuộc chiến chống biến đổi khí hậu.
Giờ, ngay cả những người từng thờ ơ nhất, từng cho rằng biến đổi khí hậu là cái gì đó quá lớn và xa vời với mình thì hẳn cũng đã bắt đầu phải dành sự quan tâm đến nó. Bởi vì nó đang xuất hiện ngay trước mắt gần như tất cả, vì nó đang là cuộc chiến chung của nhân loại, không của riêng một quốc gia, khu vực hay một tầng lớp nào.
Chính vì nó quá lớn lao và khó khăn, cuộc chiến chống biến đổi khí hậu chỉ có thể thành công nếu có sự chung tay của tất cả: từ ý thức sinh hoạt hàng ngày của mỗi cá nhân, đến những chiến lược của một cộng đồng và cuối cuối là của toàn thế giới. Để có thể ý thức được mối nguy của biến đổi khí hậu và tầm quan trọng của cuộc chiến này, hiển nhiên người ta phải hiểu rõ về nó.
Khí thải nhà kính và hệ quả của nó là gì?
Biến đổi khí hậu, bao gồm sự nóng lên toàn cầu, đang ngày tác động mạnh mẽ tới con người nói riêng, trái đất nói chung. Đã có những giai đoạn biến đổi khí hậu trước đây, nhưng cuộc khủng hoảng hiện tại nhanh chóng, rõ rệt và nghiêm trọng hơn bao giờ hết, đặc biệt không phải do tự nhiên. Chúng được gây ra phần lớn bởi sự phát thải khí nhà kính, chủ yếu là carbon dioxide (CO2) và khí mêtan từ các hoạt động của con người.
Khí nhà kính trong suốt và như tên gọi, chúng giữ nhiệt từ ánh sáng mặt trời ở gần bề mặt trái đất. Sự hấp thụ này làm chậm tốc độ thoát nhiệt vào không gian và làm nó ấm lên theo thời gian. Trước Cách mạng Công nghiệp, lượng khí nhà kính xuất hiện tự nhiên, thông qua hoạt động núi lửa hay cuộc sống của muôn loài, khiến không khí gần bề mặt ấm hơn khoảng 33 độ C so với khi không có chúng (điều quan trọng cho sự sống).
Tuy nhiên, hoạt động của con người kể từ cuộc Cách mạng Công nghiệp, chủ yếu khai thác và đốt nhiên liệu hóa thạch (than, dầu và khí tự nhiên), đã làm tăng lượng khí nhà kính trong khí quyển, dẫn đến mất cân bằng bức xạ. Vào năm 2019, nồng độ CO2 và mêtan đã tăng lần lượt khoảng 48% và 160% kể từ năm 1750. Các mức CO2 này cao hơn bất kỳ thời điểm nào trong suốt 2 triệu năm trước đó, tức suốt lịch sử loài người. Trong khi đó, nồng độ khí mêtan cao cũng đạt mức cao nhất trong suốt 800 nghìn năm qua!
Như một phản ứng dây chuyền hay hiệu ứng domino, biến đổi khí hậu khiến các sa mạc ngày càng mở rộng và chính bản thân các sa mạc tiếp tục góp phần làm trái đất nóng lên. Các đợt nắng nóng gây ra cháy rừng, bản thân điều này cũng trực tiếp làm gia tăng nhiệt độ toàn cầu, không phải bởi các ngọn lửa thiêu rụi nó, mà bởi rừng đóng vai trò chủ chốt trong việc hấp thụ khí CO2. Chưa hết, sự ấm lên khiến băng tan ở 2 cực; không chỉ khiến mức nước biển dâng đe dọa nhấn chìm nhiều quốc gia, mà bản thân hệ quả này sẽ tiếp tục khiến trái đất nóng hơn nữa (một phần vì mất sự phản xạ ánh sáng của băng tuyết).
Nhiệt độ cao hơn cũng gây ra nhiều cơn bão dữ dội hơn, hạn hán và các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt khác. Sự thay đổi môi trường nhanh chóng ở các dãy núi, rạn san hô và Bắc Cực đang buộc nhiều loài phải di dời hoặc tuyệt chủng. Biến đổi khí hậu đang đe dọa rất trực diện đối với con người: gây ra dịch bệnh, khan hiếm thức ăn và nước uống, lũ lụt, nắng nóng khắc nghiệt, thiệt hại kinh tế… Biến đổi khí hậu cũng là một nguyên nhân dẫn đến tình trạng di cư và xung đột của con người.
Giới hạn đã đến hay chưa?
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) gọi biến đổi khí hậu là mối đe dọa lớn nhất đối với sức khỏe toàn cầu trong thế kỷ 21, đại dịch COVID có thể nói cũng chỉ là một phần của nó. Ngay cả khi nỗ lực giảm thiểu sự nóng lên trong tương lai thành công, một số tác động vẫn sẽ tiếp tục trong nhiều thế kỷ như cái giá phải trả cho hàng chục năm mà con người thiêu đốt hành tinh này bằng nhiên liệu hóa thạch, cũng như không ngừng tàn phá môi trường tự nhiên.
Tính cấp bách của vấn đề đã được các nhà khoa học, các tổ chức bảo vệ khí hậu cảnh báo từ nhiều năm, thậm chí nhiều thập trước. Tuy nhiên, luôn có một thực tế đáng buồn là chỉ khi trực tiếp nếm chịu hậu quả, con người thường mới thừa nhận, như cách mà người dân châu Âu nói riêng, thế giới nói chung đang cảm nhận được tác hại của biến đổi khí hậu ngay trên làn da của mình.
Như đã nói, Liên Hợp Quốc và nhiều tổ chức môi trường trên thế giới đã cảnh báo về mối hiểm họa của biến đổi khí hậu từ hàng thập kỷ trước. Hàng nghìn nghiên cứu đã được thực hiện, hàng triệu thống kê đã được đưa ra để minh chứng cho những hệ quả sẽ xảy ra nếu như con người không ngăn lại được sự biến đổi khí hậu, cụ thể là sự ấm lên của toàn cầu.
Trái đất hiện đã ấm hơn khoảng 1,1 độ C so với những năm 1800. Thập kỷ trước là kỷ lục ấm nhất trong lịch sử loài người. Trong một báo cáo năm 2018, hàng nghìn nhà khoa học và các chính phủ đều thừa nhận rằng việc hạn chế sự gia tăng nhiệt độ toàn cầu ở mức 1,5 độ C sẽ giúp chúng ta tránh những tác động xấu nhất của khí hậu, hay có thể nói đây chính là giới hạn để thế giới có thể sống được trong tương lai, ít nhất có thể sống được bình thường.
Và giới hạn đó đang đến rất nhanh. Theo những thông tin mới nhất thì thực tế nhiệt độ trái đất trong năm 2022 đang nhích đến cột mốc nóng hơn 1,2 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp, tức chúng ta chỉ còn cách giới hạn vỏn vẹn 0,3 độ C nữa. Tồi tệ hơn, theo các nghiên cứu khoa học được Liên Hợp Quốc công bố trong báo cáo khí hậu hàng năm, thì con đường phát thải carbon dioxide hiện tại có thể làm tăng toàn cầu nhiệt độ lên tới… 4,4 độ C vào cuối thế kỷ 21. Với mức gia tăng này, con người khó có thể sống được nếu nhìn vào những gì đang xảy ra khi mà trái đất chỉ mới nóng hơn gần 1,2 độ C!
Vấn đề nghiêm trọng đến nỗi, sau khi châu Âu phải hứng chịu những đợt nắng nóng kinh hoàng và lịch sử, Tổng thư ký Liên hợp quốc António Guterres đã không ngần ngại tuyên bố rằng nhân loại sẽ đối mặt với sự “tự sát tập thể” vì khủng hoảng khí hậu. Cụ thể, trước các bộ trưởng từ 40 quốc gia họp bàn về cuộc khủng hoảng khí hậu vào ngày 18/7, ông tuyên bố: “Một nửa nhân loại đang ở trong vùng nguy hiểm, từ lũ lụt, hạn hán, bão cực đoan và cháy rừng. Không quốc gia nào được miễn trừ. Tuy nhiên, chúng ta vẫn tiếp tục nuôi chứng nghiện nhiên liệu hóa thạch… Chúng ta chỉ có một sự lựa chọn. Hành động tập thể hoặc tự sát tập thể. Nó nằm trong tay của chúng ta”.
Trong khi đó, Tổng thư ký Petteri Taalas của Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) tuyên bố rằng con người sẽ dần phải chấp nhận các đợt nắng nóng nói riêng ở châu Âu và các thiên tai lịch sử khác trong thời gian tới như một “sự bình thường mới”. Cụ thể, ông nói: “Chúng ta đã xô đổ mức nhiệt cao nhất mọi thời đại ở Anh. Các đợt nắng nóng sẽ xảy ra thường xuyên hơn do biến đổi khí hậu. Hệ quả này đã được chứng minh rõ ràng trong các báo cáo của chúng tôi”.
Thế giới đã làm gì để cứu vãn?
Như đã nói, từ rất lâu các nhà khoa học đã cảnh báo về sự biến đổi khí hậu. Vào cuối thế kỷ 19, các nhà khoa học lần đầu nhận định rằng việc con người phát thải khí nhà kính có thể làm thay đổi sự cân bằng năng lượng và khí hậu của trái đất. Vào những năm 1960, các bằng chứng về tác động nóng lên của carbon dioxide ngày càng trở nên thuyết phục hơn.
Đến năm 1994, gần như tất cả quốc gia trên thế giới đều là thành viên của Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (UNFCCC). Mục tiêu của UNFCCC là ngăn chặn sự can thiệp nguy hiểm của con người vào hệ thống khí hậu. Như đã nêu trong công ước, điều này đòi hỏi nồng độ khí nhà kính phải được duy trì ở mức mà các hệ sinh thái có thể thích ứng, sản xuất lương thực không bị đe dọa và phát triển kinh tế có thể được duy trì. UNFCCC không chỉ hạn chế việc phát thải, mà còn cung cấp một khuôn khổ cho các quy trình thực hiện cụ thể. Dẫu vậy, lượng khí thải toàn cầu tiếp tục tăng kể từ khi UNFCCC được ký kết!
Tiếp sau đó, Nghị định thư Kyoto 1997 đã mở rộng UNFCCC và bao gồm các cam kết ràng buộc pháp lý đối với hầu hết các nước phát triển, để hạn chế lượng khí thải của họ. Rồi sau đó là Hiệp ước Copenhagen 2009 đã được ký kết nhằm giúp bảo vệ khí hậu. Các bên đặt ra giới hạn cho sự ấm lên của toàn cầu ở mức dưới 2 độ C. Hiệp định còn đặt ra mục tiêu huy động 100 tỷ USD mỗi năm để giúp các nước đang phát triển giảm thiểu và thích ứng vào năm 2020. Song giờ đã là năm 2022 và mục tiêu này đã không bao giờ đạt được bởi sự thờ ơ và có phần xem thường tác động của biến đổi khí hậu.
Đặc biệt vào năm 2015, tất cả các nước thuộc Liên Hợp Quốc một lần nữa đã ngồi lại với nhau, đề cùng đi đến Thỏa thuận Paris, tiếp tục nhấn mạnh sự nóng lên toàn cầu chỉ có thể ở mức tối đa là 2 độ C, thậm cố gắng giữ ở mức 1,5 độ C như các nhà khoa học khuyến cáo. Hiệp định Paris 2015 cũng khẳng định lại rằng các nước đang phát triển phải được hỗ trợ về mặt tài chính. Tính đến tháng 10 năm 2021, 194 quốc gia đã ký hiệp ước.
Thực ra, ngay từ năm 1995 sau khi UNFCCC được ký kết, Hội nghị Liên Hợp Quốc về Biến đổi Khí hậu (COP) đã được tổ chức thường niên, mới nhất là COP 26 diễn ra tại Glasgow, Scotland vào cuối năm 2021, sau 2 năm bị hoãn bởi đại dịch COVID-19. Tại đây, 197 quốc gia tham gia đã đồng ý một thỏa thuận mới được gọi là Hiệp ước Khí hậu Glasgow nhằm ngăn chặn mối nguy biến đổi khí hậu.
Các thỏa thuận COP trước đây không đề cập đến than, dầu, khí đốt hoặc nhiên liệu hóa thạch nói chung, là tác nhân chính gây ra biến đổi khí hậu. Bởi vậy, Hiệp ước Glasgow trở thành thỏa thuận khí hậu đầu tiên có kế hoạch rõ ràng để giảm lượng than đá. Hơn 140 quốc gia cam kết đạt mức phát thải ròng bằng 0 cho đến năm 2050 (tức duy trì lượng thải ra và hấp thụ khí nhà kính bằng nhau), nhằm đạt mục tiêu ngăn sự nóng lên của toàn cầu ở ngưỡng từ 1,5 độ C đến 1,8 độ C.
Tuy nhiên, phần lớn các cam kết vẫn đang nằm trên giấy tờ. Thậm chí, ngay sau hội nghị, gần như cả thế giới lại quay cuồng với cuộc sống thực tại, các quốc gia tiếp tục sử dụng nhiên liệu hóa thạch như dầu, than đá… nhiều hơn bao giờ hết, vì mục tiêu chung là hồi phục kinh tế sau 2 năm tê liệt bởi đại dịch COVID.
Tiếp đến, cuộc chiến giữa Nga và Ukraine bất ngờ xảy ra và kéo dài trong suốt gần nửa đầu năm 2022. Nó không chỉ tiếp tục làm gia tăng cơn khát năng lượng, mà thậm chí còn lấy đi tất cả sự chú ý của thế giới bởi những tác động khủng khiếp của nó; khiến cuộc sống con người trở nên khó khăn bởi giá nhiên liệu, lương thực và hầu hết các mặt hàng khác đều tăng vọt.
Và thật không may, đó chính là lúc hiểm họa từ biến đổi khí hậu bất ngờ trỗi dậy đồng loạt và với quy mô chưa từng có…
Hải Anh
Đón đọc bài 2: 2022, năm hiểm họa biến đổi khí hậu trỗi dậy
(CLO) “Nhiều khả năng chỉ số VN-Index có thể tiếp tục dao động trong biên độ hẹp tại 1.260-1.300 điểm. Do đó, nhà đầu tư nên duy trì tỷ trọng cổ phiếu trong danh mục đầu ở mức hợp lý, có thể cân nhắc hạ tỷ trọng cổ phiếu khi chỉ số VN-Index tiệm cận vùng cận trên quanh 1.300 điểm”, Công ty cổ phần chứng khoán VNDirect khuyến nghị.
(CLO) Vài tháng trước, Paraguay đã phát động chiến dịch giải quyết một số vấn đề trong hệ thống nhà tù, bao gồm kiểm soát băng đảng nội bộ, nhưng có một vấn đề rất khó giải quyết: tình trạng quá tải.
(CLO) Trong 9 tháng năm 2024, lực lượng công an tỉnh Ninh Bình đã phát hiện, lập biên bản 40.964 trường hợp vi phạm về trật tự an toàn giao thông, trong đó có đến 7.086 trường hợp vi phạm về nồng độ cồn.
(CLO) Hòa chung không khí tưng bừng của các hoạt động chào mừng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 -10/10/2024), sáng 13/10, Sở Văn hóa và Thể thao TP Hà Nội phối hợp với Vietnam Airlines tổ chức Giải Bơi chải Thuyền rồng Hà Nội mở rộng năm 2024.
(CLO) Phó Tổng thống Kamala Harris, ứng cử viên tổng thống của Đảng Dân chủ, đã công bố một lá thư từ bác sĩ của mình vào ngày 12/10, khẳng định bà có sức khỏe tốt và đủ điều kiện để đảm nhiệm các vị trí cao cấp.
(CLO) Nhân chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Chính phủ Trung Quốc Lý Cường từ ngày 12-14/10/2024, Bộ Công Thương được giao chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các Bộ, cơ quan, địa phương liên quan tổ chức Khu triển lãm sản phẩm nông nghiệp đặc sắc của Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc vào ngày 13/10/2024 tại Hà Nội.
(CLO) Làng Chuông (xã Phương Trung, huyện Thanh Oai, TP Hà Nội) là một làng nghề nổi tiếng cả nước với truyền thống làm nón lâu đời thông qua sản phẩm nón lá. Người dân nơi đây vẫn luôn miệt mài bên chiếc nón, họ vững tin và âm thầm gìn giữ tinh hoa văn hoá Việt.
(CLO) Mới đây, cử tri tỉnh Hòa Bình và cử tri tỉnh Bình Thuận phản ánh tình trạng giá cả tăng mạnh ngay sau khi Việt Nam thực hiện cải cách tiền lương.
(CLO) Trào lưu "bắt pen" đang trở thành cơn sốt trên TikTok, thu hút người trẻ tham gia, đặc biệt là các học sinh. Theo các chuyên gia, hành động này tiềm ẩn nguy cơ gây thiếu máu não, đột quỵ, thậm chí tử vong.
(CLO) Nhân kỷ niệm 20 năm ngày doanh nhân Việt Nam (13/10/2004 - 13/10/2024), ngày 13/10, UBND tỉnh Bắc Ninh tổ chức gặp mặt doanh nhân, chuyên đề tháng 10/2024 với chủ đề "Tháo gỡ vướng mắc về đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư, đấu giá quyền sử dụng đất", thông điệp "Thủ tục sẵn sàng - dự án thành công". Hội nghị có sự tham gia của các doanh nghiệp, hợp tác xã trong và ngoài nước.
(CLO) Cơn bão Milton, khiến ít nhất 16 người thiệt mạng ở Florida trong tuần này, đã bị gia tăng đáng kể do biến đổi khí hậu do con người gây ra, theo nghiên cứu của nhóm khoa học quốc tế World Weather Attribution.
(CLO) Trước thềm cuộc bầu cử tổng thống Mỹ vào tháng 11 tới, các bang miền Đông Nam nước Mỹ đã phải hứng chịu những cơn bão tàn khốc. Hậu quả của các cơn bão này ngay lập tức trở thành vũ khí trong cuộc đối đầu giữa hai ứng viên Donald Trump và Kamala Harris.
(CLO) Lực lượng giữ gìn hòa bình của Liên hợp quốc tại Lebanon (UNIFIL) ngày càng gặp nguy hiểm trong cuộc chiến giữa Israel và Hezbollah, với minh chứng là việc họ vừa liên tiếp bị trúng hỏa lực của Israel .
(CLO) Vào ngày 5/11, ông Donald Trump sẽ đối đầu với bà Kamala Harris trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ 2024. Nhưng cuộc đua vào Nhà Trắng thực ra không phải là “song mã”. Còn một số ứng cử viên khác cũng tham gia tranh cử.
(NB&CL) Đó là nhấn mạnh của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trong bài phát biểu quan trọng tại phiên họp toàn thể Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 44 - 45 sáng 9/10. Với hơn 20 hoạt động, Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 44 - 45 và các Hội nghị Cấp cao liên quan với chủ đề “Tăng cường kết nối và tự cường ASEAN” (diễn ra từ 8-11/10/2024) là chuỗi hoạt động cấp cao quan trọng nhất của ASEAN trong năm.
(CLO) Tròn một năm kể từ vụ tấn công của phong trào Hamas nhằm vào Israel, đánh dấu sự khởi đầu của một chuỗi các sự kiện bi thảm, nếu không nói là thảm khốc, ở khu vực Trung Đông.
(CLO) Một năm sau khi Israel tấn công vào Gaza để truy lùng các thành viên Hamas, không ai còn nhận ra một dải đất vốn là nơi sinh sống của khoảng 2,3 triệu người Palestine, với những góc phố, bãi biển, khu chợ… nhộn nhịp nữa.
(CLO) Sau một năm xung đột toàn diện ở Gaza, tình hình y tế và nhân đạo vẫn đang rất thảm khốc khi cuộc bao vây của Israel phá hủy hệ thống y tế vốn đã mong manh của vùng đất này.
(CLO) Khai thác vàng trái phép quy mô nhỏ, được người địa phương gọi là “galamsey”, đang tàn phá môi trường của Ghana và gây hại cho sinh kế trên diện rộng. Những nỗ lực của chính quyền nhằm chấm dứt tình trạng này hầu như không đạt được kết quả.
(CLO) Một năm sau khi xung đột Israel - Hamas nổ ra ở Gaza vào ngày 7/10 năm ngoái, những hình ảnh về ngày hôm đó và hậu quả kéo dài của nó vẫn còn là nỗi ám ảnh.
(CLO) Việc nhiều nước châu Âu ủng hộ đề xuất của Ủy ban châu Âu đưa ra các mức thuế bổ sung đối với ô tô điện Trung Quốc có thể gây ra một cuộc chiến tranh lạnh kinh tế giữa hai bên.