Đổi mới sách giáo khoa tại Việt Nam đối sánh với quốc tế:

Bài 1: Thực hiện xã hội hóa biên soạn sách giáo khoa và vấn đề sách giáo khoa cho mọi trẻ em

Thứ hai, 03/10/2022 19:30 PM - 0 Trả lời

(CLO) Theo chuyên gia Nguyễn Văn Cường thì xã hội hóa biên soạn sách giáo khoa là một xu thế của giáo dục ở các nước phát triển, ngoài ra nhà nước còn hỗ trợ để học sinh được tiếp cận sách giáo khoa dễ dàng.

Đổi mới sách giáo khoa tại Việt Nam đối sánh với quốc tế:

Thực hiện chủ trương xã hội hóa biên soạn sách giáo khoa theo yêu cầu tại Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày 28/11/2014 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông hiện nay đã tiến hành được gần nửa chặng đường. Điều dễ dàng thấy được chính là thu hút được nhiều tổ chức, cá nhân tham gia biên soạn và kết quả đến nay đã có nhiều bộ sách cho lớp 1, lớp 2, lớp 3, lớp 6, lớp 7 và lớp 10. Sách giáo khoa lớp 4, lớp , lớp 11 đang được thẩm định và sách của lớp 5, lớp 9, lớp 12 đang được biên soạn.

Để hoàn thành được khối lượng lớn sách giáo khoa như vậy cũng đã cho thấy được những nỗ lực và có thành công bước đầu. Tuy nhiên, hiện trong dư luận xã hội vẫn còn nhiều hoài nghi, lo lắng trong đó có nhiều vấn đề liên quan đến chất lượng, hình thức của sách giáo khoa hiện nay. Cùng với đó là các chính sách liên quan đến việc tiếp cận sách giáo khoa đối với trẻ em đặc biệt là trẻ em nghèo, trẻ em vùng sâu vùng xa... Để có góc nhìn sắc sắc hơn về công tác này, trong loại bài "Đổi mới sách giáo khoa tại Việt Nam đối sánh với quốc tế" phóng viên Báo Nhà báo & Công luận đã có những trao đổi với các chuyên gia có kinh nghiệm trong công tác giáo dục, những chuyên gia có trải nghiệm giáo dục quốc tế để mang tới góc nhìn toàn diện, khách quan hơn về công cuộc đổi mới sách giáo khoa hiện nay của nước ta.

Xu hướng tăng tính cạnh tranh trong biên soạn sách giáo khoa

Đổi mới chương trình sách giáo khoa được thực hiện từ năm 2013 – đến nay được xác định là lần đổi mới thứ 4 về chương trình và sách giáo khoa kể từ khi nước ta giành được độc lập (tháng 8/1945). Điểm khác biệt lớn nhất của đổi mới sách giáo khoa lần này chính là việc sách giáo khoa được biên soạn xuất bản theo chủ trương một chương trình nhiều sách giáo khoa, bỏ độc quyền xuất bản sách giáo khoa.

Hiện sách giáo khoa được biên soạn theo phương thức mới đã được đưa vào giảng dạy. Trong đó, năm học 2020 – 2021 sách giáo khoa lớp 1; năm 2021 – 2022 sách giáo khoa lớp 2 và lớp 6; năm học 2022 – 2023 sách giáo khoa lớp 3, lớp 7 và lớp 10.

bai 1 thuc hien xa hoi hoa bien soan sach giao khoa va van de sach giao khoa cho moi tre em hinh 1

Công tác biên soạn, xuất bản sách giáo khoa hiện nay của Việt Nam đang dần tiệm cận với các chuẩn quốc tế.

Tuy nhiên hiện vẫn có những ý kiến trái chiều xung quanh việc xã hội hóa biên soạn sách giáo khoa và chủ trương một chương trình nhiều bộ sách giáo khoa. Có ý kiến còn đề xuất Bộ Giáo dục và Đào tạo nên chọn một bộ sách để dùng chung cho cả nước.

Việc có ý kiến trái chiều liên quan đến đổi mới chương trình, sách giáo khoa lần này không có gì quá bất ngờ, bởi giáo dục luôn được dư luận rất quan tâm, bên cạnh đó công tác biên soạn sách giáo khoa vẫn còn đó những điểm chưa hợp lý khiến dư luận lo lắng.

Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, phóng viên Báo Nhà báo & Công luận đã trao đổi với  tiến sĩ Nguyễn Văn Cường (sinh năm 1956)- người từng bảo vệ luận án tiến sĩ về khoa học giáo dục tại Đại học Potsdam, CHLB Đức năm 1995, trước đây làm việc tại Đại học Potsdam, CHLB Đức, nay là chuyên gia tư vấn giáo dục độc lập.

Bàn về việc xã hội hóa viết sách giáo khoa, việc một chương trình có nhiều bộ sách giáo khoa của Việt Nam khi so sánh với các nước có nền giáo dục tiên tiến, ông Nguyễn Văn Cường cho rằng, sự thay đổi của Việt Nam về chính sách đối với sách giáo khoa hiện nay là phù hợp với xu hướng quốc tế, đặc biệt tại các nước phát triển.

“Điều này thể hiện nỗ lực của Việt Nam trong đổi mới giáo dục theo hướng hội nhập quốc tế” – tiến sĩ Nguyễn Văn Cường nhấn mạnh.

Theo vị chuyên gia này, một chương trình giáo dục có thể có nhiều bộ sách giáo khoa khác nhau. Chương trình giáo dục phổ thông do nhà nước ban hành, là văn bản quy phạm pháp luật.

Sách giáo khoa là tài liệu dạy học phục vụ cho việc thực hiện chương trình giáo dục. Việc biên soạn và phát hành sách giáo khoa do các nhà xuất bản thực hiện theo cơ chế thị trường nhưng có sự quản lý nhà nước.

Các nước quy định rõ về tính thẩm mỹ sách giáo khoa

Theo chuyên gia Nguyễn Văn Cường thì tính thẩm mỹ là một nội dung được quy định trong tiêu chuẩn sách giáo khoa. Tham khảo sách giáo khoa của các nước phát triển cho thấy SGK cần được trình bày hấp dẫn, phù hợp với lứa tuổi học sinh, hài hòa giữa kênh chữ và hình trong trang sách, hình ảnh chất lượng, đa dạng về thể loại, có sự hỗ trợ của màu sắc, giấy in có chất lượng phù hợp. 

Sự quản lý nhà nước đối với sách giáo khoa được thực hiện thông qua việc ban hành các tiêu chuẩn sách giáo khoa và tổ chức thẩm định sách giáo khoa. Những cuốn sách đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo thẩm định phải đáp ứng các tiêu chuẩn sách giáo khoa được đưa vào danh mục sách giáo khoa được phép sử dụng cho dạy học ở trường phổ thông.

Các cơ sở giáo dục tự chọn sách giáo khoa các môn học trong danh mục sách giáo khoa đã được ban hành. “Cách làm này tạo ra sự cạnh tranh thúc đẩy chất lượng sách giáo khoa và tạo nhiều cơ hội lựa chọn cho nhà trường trong việc thực hiện chương trình giáo dục” – tiến sĩ Nguyễn Văn Cường nhấn mạnh.

bai 1 thuc hien xa hoi hoa bien soan sach giao khoa va van de sach giao khoa cho moi tre em hinh 2

Tiến sĩ Nguyễn Văn Cường (sinh năm 1956)- người từng bảo vệ luận án tiến sĩ về khoa học giáo dục tại Đại học Potsdam, CHLB Đức năm 1995, trước đây làm việc tại Đại học Potsdam, CHLB Đức, nay là chuyên gia tư vấn giáo dục độc lập.

Bài học để mọi học sinh dễ dàng tiếp cận được với sách giáo khoa

Bên cạnh việc tổ chức biên soạn sách giáo khoa thì việc để học sinh tiếp cận sách giáo khoa dễ dàng là điều mà nhiều nền giáo dục trên thế giới quan tâm. Nếu như ở Việt Nam hiện nay, sách giáo khoa được bán để phụ huynh mua trang bị cho con em mình. Tuy nhiên, trên thế giới nhiều quốc gia đã có chính sách trang bị sách giáo khoa miễn phí cho học sinh.

Theo chuyên gia Nguyễn Văn Cường, kinh nghiệm từ nước Đức, tại Berlin, chính quyền quy định học sinh tiểu học (lớp 1-6) được mượn sách giáo khoa miễn phí. Từ lớp 7 phụ huynh phải mua một phần sách giáo khoa nhưng không quá 100 Euro cho một học sinh trong 1 năm học theo danh mục hướng dẫn của nhà trường. Những cuốn sách giáo khoa khác nếu cần sẽ được nhà trường cho mượn miễn phí.

Khi nắm được thông tin Chính phủ và Bộ Giáo dục & Đào tạo đang có kế hoạch tiến hành việc mua sắm, cung cấp sách giáo khoa cho các thư viện nhà trường để học sinh được mượn sách, tránh tình trạng sách giáo khoa sử dụng một lần gây lãng phí vị chuyên gia này đã rất tán đồng.

Giá sách giáo khoa ở các nước phát triển

Theo tiến sĩ Nguyễn Văn Cường thì giá sách giáo khoa ở các nước phát triển là khá cao. Ví dụ ở Đức, một cuốn sách giáo khoa giá dao động trong khoảng 10 đến 20 Euro, tương đương khoảng 250 nghìn đến 500 nghìn đồng Việt Nam. Nếu so sánh thì giá sách giáo khoa ở Đức có thể đắt hơn chục lần sách giáo khoa ở Việt Nam. Giá sách giáo khoa ở Đức là cao so với chính nhiều người dân Đức. Do vậy nhà nước Đức có các chính sách hỗ trợ để học sinh có thể được sử dụng sách giáo khoa cần thiết.

“Tôi rất hoan nghênh kế hoạch này của Chính phủ và Bộ Giáo dục & Đào tạo. Đây là nỗ lực nhằm tạo cơ hội cho tất cả học sinh được sử dụng sách giáo khoa cho việc học tập nhằm đảm bảo chất lượng giáo dục và giảm bớt gánh nặng cho phụ huynh học sinh, phù hợp với kinh nghiệm quốc tế.

Chính sách này cũng góp phần thực hiện chính sách đảm bảo công bằng cơ hội học tập cho thanh thiếu niên. Hy vọng kế hoạch này sớm được hiện thực hóa ở nhà trường. Tất nhiên học sinh cần được yêu cầu giữ gìn và không viết vào sách giáo khoa” – ông Nguyễn Văn Cường bày tỏ quan điểm.

Như vậy có thể thấy trong việc biên soạn thì các nước tăng tính cạnh tranh để nâng cao chất lượng sách giáo khoa. Trong khi để giúp học sinh dễ dàng tiếp cận với sách giáo khoa thì vai trò của nhà nước là rất lớn, trong đó có việc mua sắm để học sinh được mượn học miễn phí.

(Còn nữa)

Bài 2: Kinh nghiệm quốc tế trong việc nâng cao chất lượng trong biên soạn và sử dụng tiết kiệm sách giáo khoa

Trinh Phúc

Bình Luận

Tin khác

Cách ghi phiếu đăng ký dự thi đối với thí sinh dự thi kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024

Cách ghi phiếu đăng ký dự thi đối với thí sinh dự thi kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024

(CLO) Theo quy định, thí sinh chịu hoàn toàn trách nhiệm về thông tin khai trong phiếu đăng ký dự thi, vì vậy cần cẩn trong khi thực hiện điền các thông tin.

Giáo dục
Đình chỉ cơ sở mầm non có cô giáo đè, đánh học sinh bắt ăn

Đình chỉ cơ sở mầm non có cô giáo đè, đánh học sinh bắt ăn

(CLO) Chiều 25/4, UBND thành phố Thủ Đức (thành phố Hồ Chí Minh) thông tin cập nhật kết quả điều tra, xử lý vụ tố cáo một chủ nhóm lớp mẫu giáo bạo hành trẻ em trên địa bàn.

Giáo dục
Vụ trẻ bị cô giáo đánh ở TP Thủ Đức: Sự việc đáng tiếc của ngành giáo dục

Vụ trẻ bị cô giáo đánh ở TP Thủ Đức: Sự việc đáng tiếc của ngành giáo dục

(CLO) Tại buổi họp báo chiều 25/4, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) TP HCM Lê Hoài Nam đã thông tin về sự việc trẻ bị cô giáo đánh tại lớp mẫu giáo Tí Bo (phường Linh Đông, TP Thủ Đức, TP HCM).

Giáo dục
Trao giải cuộc thi “Xây dựng thiết bị dạy học số tỉnh Nam Định” năm 2024

Trao giải cuộc thi “Xây dựng thiết bị dạy học số tỉnh Nam Định” năm 2024

(CLO) Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Nam Định vừa tổ chức trao giải cuộc thi “Xây dựng thiết bị dạy học số tỉnh Nam Định” năm 2024 dành cho cán bộ, giáo viên, nhân viên tại các cơ sở giáo dục phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên trên địa bàn tỉnh.

Giáo dục
Học sinh tại Hà Nội nghỉ lễ 30/4 - 1/5 như thế nào?

Học sinh tại Hà Nội nghỉ lễ 30/4 - 1/5 như thế nào?

(CLO) Theo hướng dẫn của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, trong dịp lễ 30/4 - 1/5, cán bộ, công chức và người lao động ngành giáo dục Hà Nội được hoán đổi ngày làm việc từ ngày thứ Hai (29/4) sang ngày thứ Bảy (4/5).

Giáo dục