Bài 2: Bát nháo trong hoạt động vận tải hành khách liên tỉnh, đâu là nguyên nhân?

Thứ tư, 13/07/2022 11:12 AM - 0 Trả lời

(CLO) Theo đại diện các bến xe, chuyên gia giao thông, từ việc quản lý, giám sát chưa được coi trọng, có dấu hiệu tiêu cực từ hoạt động của ‘xe dù, bến cóc’ và đặc biệt là sự ‘lạc hậu’ trong Quyết định 2288 của Bộ GTVT là những nguyên nhân dẫn đến sự “bát nháo” hoạt động vận tải hành khách liên tỉnh.

'Vỡ trận' điều chuyển luồng tuyến vận tải hành khách liên tỉnh tại Hà Nội: Bài 1: Từ ‘kỳ vọng’ đến ‘thất vọng’!

Quản lý, giám sát chưa được coi trọng

Thời gian qua, người dân có thể nhận thấy rõ, hình thức vận tải hành khách bằng xe Limousine - xe chạy hợp đồng 'trá hình' đã tạo cho hành khách một thói quen bởi cứ “gọi là có”. Nhưng phía sau tiện ích này là sự cạnh tranh không lành mạnh, phá vỡ trật tự trong hoạt động vận tải hành khách, gây ra tắc đường, mất an ninh trật tự, mất an toàn giao thông. Trong khi đó, người dân có thể phải chịu hệ lụy lớn khi không có sự đảm bảo về pháp lý khi ngồi trên những chiếc xe hợp đồng “trá hình” này.

Theo ông Nguyễn Tất Thành – Giám đốc bến xe Giáp Bát, nguyên nhân dẫn đến tình trạng này đó là do việc quản lý, giám sát chưa được coi trọng.

bai 2 bat nhao trong hoat dong van tai hanh khach lien tinh dau la nguyen nhan hinh 1

Quanh khu vực công viên Cầu Giấy nhiều năm nay xuất hiện tình trạng xe khách chạy 'trái tuyến', xe Limousine chạy 'trá hình' dừng đỗ đón khách. Chỉ khi có báo chí thông tin, cơ quan chức năng vào cuộc kiểm tra xử lý thì mới tạm dừng được ít hôm, nhưng sau đó lại tái diễn.

Ông Nguyễn Tất Thành cho rằng, quy định đối với những dạng xe chạy hợp đồng như xe Limousine còn chưa rõ ràng, chồng chéo. Trong khi các loại hình vận tải đều có quy định rất rõ ràng. Dựa trên những quy định rõ ràng thì làm sao giám sát được chính là vấn đề quan trọng. “Hiện nay các xe từ 9 chỗ trở lên đều yêu cầu có giám sát hành trình rồi, cơ quan nhà nước chỉ cần vào đấy là ra. Ví dụ giờ giao cụ thể ai chịu tách nhiệm, khu vực A, B, nếu để vi phạm thì chịu trách nhiệm, rất rõ”, ông Thành nói.

Giám đốc bến xe Giáp Bát cũng cho biết, hiện nay, giá của một chuyến đi đối với xe Limousine thì vô thưởng vô phạt. Trong khi, ở bến xe thì tăng một đồng lên là ầm ĩ ngay. “Họ thì thoải mái, mà người dân lại chấp thuận giá đấy”, ông Thành nêu và cho biết, hiện nay, hoạt động giám sát xe Limousine, xe hợp đồng đang bị ‘buông trôi thả lỏng’ trong khi các hợp đồng của nhà xe là hợp đồng ‘ảo’.

“Theo quy định quản lý nhà nước, bên ngoài thì có Thanh tra giao thông; trong bến quy định rất rõ, thậm chí xe vào không có hợp đồng là không mở. Sau khi kiểm tra giấy tờ có lệnh vận chuyển của các doanh nghiệp đứng tên, nếu không có lệnh đấy cũng không cho đăng tài… thì các xe kia cũng phải làm như thế. Trong khi đó, ngay từ việc đầu vào kiểm soát hợp đồng của xe hợp đồng đã không chặt chẽ, không ai giám sát, số lượng đăng ký vô tội vạ”, ông Thành cho biết.

bai 2 bat nhao trong hoat dong van tai hanh khach lien tinh dau la nguyen nhan hinh 2

Ông Nguyễn Tất Thành – Giám đốc bến xe Giáp Bát, cho rằng, nguyên nhân dẫn đến bất cập của hoạt động vận tải hành khách hiện nay là do công tác quản lý, giám sát chưa được coi trọng.

Ông Nguyễn Mạnh Tuấn – Giám đốc bến xe Gia Lâm thì cho rằng, việc xe khách chạy trái tuyến, xe khách hoạt động trá hình qua 'vỏ bọc' các chi nhánh văn phòng, đặc biệt là nở rộ xe Limousine chạy hợp đồng ‘trá hình’ xuất phát từ thực tế nhu cầu đi lại của người dân. “Ví dụ như phân Đông – Tây – Nam - Bắc nhưng mà những người ở khu vực phía Đông chẳng hạn vẫn có nhu cầu đi phía Nam, phía Bắc là chuyện bình thường dẫn đến có cầu ắt có cung thôi. Cái đấy nhu cầu thị trường rồi”, ông Tuấn nói.

Nhấn mạnh vai trò của công tác quản lý, giám sát, Giám đốc bến xe Gia Lâm nêu rõ: Nếu quản lý nhà nước không chặt, lập tức có cung thì cầu sẽ đáp ứng, và khi cầu đó – xe Limousine lại không vào bến xe thì sẽ tìm cách để luồn lách, gây rất khó khăn cho quản lý của lực lượng chức năng và mất trật tự an toàn giao thông; thậm chí là cạnh tranh không lành mạnh đối với các xe chấp hành vào bến, chạy đúng luồng tuyến.

Ông Nguyễn Mạnh Tuấn cũng cho biết, việc xử lý Limousine chạy “trá hình” rất khó vì lực lượng chức năng không phải lúc nào cũng kiểm tra kiểm soát được hết tình hình. “Qua trao đổi thì tôi cũng nắm được là chế tài xử lý vi phạm, công cụ, quy định để xử lý đối với xe hợp đồng trá hình thiếu hoặc không có, thành ra rất khó để xử lý, dẫn đến càng ngày lượng xe hợp đồng trá hình càng nhiều. Cuối cùng kết quả của việc phân luồng tuyến của thành phố không đạt được hiệu quả, hiệu quả không cao, trong bến thì vắng khách, người dân nhu cầu đi về phía Nam, phía Bắc, phía Tây …lại không vào bến xe để đi mà người ta vẫn cứ ở tại vị trí và đi xe dù bến cóc bên ngoài”, ông Tuấn nói.

bai 2 bat nhao trong hoat dong van tai hanh khach lien tinh dau la nguyen nhan hinh 3

Những xe limousine chạy hợp đồng 'trá hình' luồn lách khắp phố phường Hà Nội nhưng vì sao khó xử lý triệt để? Ảnh: Xe limousine chạy trên tuyến đường Nguyễn Xiển.

Quyết định 2288 của Bộ GTVT đã “lạc hậu”?

Trao đổi với phóng viên, ông Bùi Danh Liên – Nguyên Chủ tịch Hiệp hội Vận tải Hà Nội cho rằng, nguyên nhân chính dẫn đến việc điều chuyển luồng tuyến không đạt hiệu quả, phát sinh nhiều bất cập là do Quyết định 2288 của Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) phù hợp tại thời điểm 2017 nhưng cho đến nay đã “lạc hậu”.

“Quyết định này phù hợp với thời điểm đó, là thời điểm các bến xe, các doanh nghiệp vận tải rất luống cuống trong việc phân luồng tuyến, kể cả lãnh đạo TP Hà Nội rất bí trong việc phân luồng phân tuyến. Cho nên Bộ GTVT tìm mọi cách đưa các phương tiện vận tải hành khách vào luồng tuyến cho thích hợp, đúng kỷ cương, quy củ, tôi cho rằng cái đó là phù hợp.

Nhưng nhìn về tổng thể chủ trương đó thành rào cản của sự phát triển về giao thông vận tải trong nền kinh tế thị trường. Tức là khi đưa ra chủ trương thì nó phải hợp với tình hình thực tế, với lòng dân, phù hợp với các doanh nghiệp vận tải, các bến xe, cái quyết định cuối cùng là lấy ý kiến của các đơn vị, người dân”, ông Liên nêu rõ và cho rằng, lãnh đạo Thành phố Hà Nội không có ai làm vận tải, toàn đi xe riêng cho nên không thông cảm, thấu hiểu hoạt động vận tải phải đáp ứng nhu cầu thị trường.

bai 2 bat nhao trong hoat dong van tai hanh khach lien tinh dau la nguyen nhan hinh 4

Ông Bùi Danh Liên – Nguyên Chủ tịch Hiệp hội Vận tải Hà Nội cho rằng, nguyên nhân chính dẫn đến việc điều chuyển luồng tuyến không đạt hiệu quả, phát sinh nhiều bất cập là do Quyết định 2288 của Bộ GTVT phù hợp tại thời điểm 2017 nhưng cho đến nay đã “lạc hậu”.

Chỉ rõ về sự “vô lý” của việc phân luồng phân tuyến hiện nay, ông Bùi Danh Liên cho biết: Người dân đi theo nhu cầu và có sự quản lý của Nhà nước, nhưng ở đây lại “gò” họ đi theo quy định của Bộ GTVT ban hành. Rồi trước khi thực hiện các Sở GTVT lấy ý kiến cho ‘vui’ chứ không ai quan tâm.

“Quyết định 2288 phù hợp với thời điểm đấy, về sau vì nhu cầu người dân và cơ sở hạ tầng phát triển lên thì phải đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp, người dân. Doanh nghiệp phục vụ không vi phạm pháp luật, không ảnh hưởng giao thông thì phải tạo điều kiện”, ông Liên nêu rõ.

bai 2 bat nhao trong hoat dong van tai hanh khach lien tinh dau la nguyen nhan hinh 5

Trái ngược với sự nhộn nhịp của các bến cóc, thì tại các bến xe lại rơi vào cảnh đìu hiu, vắng khách.

Nêu ra bất cập của Quyết định 2288, chuyên gia giao thông Khương Kim Tạo - nguyên Phó Chánh văn phòng Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia cho rằng, việc dồn xe vào một hướng cố định là 'tư duy bản vẽ’. Trong khi đó, giải pháp taxi, xe ôm, đặc biệt là xe bus để phục vụ người dân di chuyển đến các bến xe là ý tưởng thúc đẩy phát triển phương tiện công cộng nhưng khi đó ‘bắt ép’ tất cả mọi người di chuyển. Điều đó, vô hình chung gây ra ùn tắc giao thông, không thích hợp với nhu cầu đi lại của người dân hiện nay.

“Nếu một gia đình người ta 40 người đang ở phía Nam phải đi hàng chục cái taxi lên phía Bắc để đón xe khách… vậy vấn đề là 1 ô tô khách chở 40 người qua tâm Thành phố gây ùn tắc giao thông hay là hàng chục chiếc taxi?. Điều đó cần tư duy về mặt khoa học”, ông Tạo nêu vấn đề.

Theo ông Khương Kim Tạo, trong Quyết định 2288 thể hiện tư duy “tưởng ổn nhưng không ổn”. Việc điều chuyển luồng tuyến xe khách chỉ giải quyết trong trường hợp hệ thống mạng lưới giao thông công cộng dày đặc. Nhưng hiện nay phương tiện công cộng không đáp ứng đủ nhu cầu, đi lại rất phiền hà.

bai 2 bat nhao trong hoat dong van tai hanh khach lien tinh dau la nguyen nhan hinh 6

Tại thời điểm nhóm phóng viên ghi nhận, ngay đối diện bến xe Yên Nghĩa, những xe khách, xe limousine liên tục mời chào khách đi xe. Tình trạng này diễn ra không phải ngày 1, ngày 2 nhưng vẫn chưa được xử lý dứt điểm.

Có dấu hiệu tiêu cực từ hoạt động của ‘xe dù, bến cóc’

Nói về hoạt động phức tạp của xe khách chạy trái tuyến, xe Limousine - xe chạy hợp đồng ‘trá hình’, xe chạy ‘rùa bò’ sau khi xuất bến, ông Bùi Danh Liên cho biết, báo chí, dư luận đã nói rất nhiều, ‘sờ sờ’ trước mặt Thanh tra giao thông, Cảnh sát giao thông nhưng tại sao xe Limousine vẫn phát triển, cũng có 2 nguyên nhân.

Cụ thể, xe Limousine một mặt đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân; thứ hai về cơ quan nhà nước không tổ chức lại để phục vụ người dân tốt hơn. “Cái xe hợp đồng hiện nay Bộ GTVT và Tổng cục đường bộ cũng không quản lý được, đến sở GTVT cũng chịu”, ông Liên nói.

Nhận định có dấu hiệu tiêu cực, ông Bùi Danh Liên chỉ rõ: Hoạt động của ‘xe dù, bến cóc’ không xử lý được vì có thể đã có người ‘bao’ rồi. Do đó, Cảnh sát giao thông, Thanh tra giao thông không thể ‘đụng’ đến.

Cũng theo ông Bùi Danh Liên, từ khi thực hiện điều chuyển luồng tuyến xe khách liên tỉnh, xe Limousine, ‘xe dù, bến cóc’ hoạt động nhiều hơn. Việc này rõ ràng là cơ chế phối hợp giữa các lực lượng chức năng có vấn đề, việc xử lý trách nhiệm cũng chưa được coi trọng, thậm chí có dấu hiệu tiêu cực như ông nói khiến người dân bức xúc.

bai 2 bat nhao trong hoat dong van tai hanh khach lien tinh dau la nguyen nhan hinh 7

Chỉ một quán nước nhỏ cũng là là điểm tập kết hành khách, hàng hóa. Chuyên gia cho rằng phía sau có sự tiếp tay, tiêu cực.

Còn theo chuyên gia giao thông Nguyễn Xuân Thủy đánh giá, hiện nay Bộ GTVT gần như buông lỏng quản lý hành khách, để cho Hà Nội ‘tự tung tự tác’, tự sắp xếp điều chỉnh các tuyến.

“Điều chuyển luồng tuyến như thế là hết sức sai lầm, bởi những xe khách người ta chạy đã quen các tuyến, quen hành khách nhưng từ khi thay đổi thì lại thành “không quen”. Chính những sự không quen đó đã tạo kẽ hở cho những anh Limousine len lỏi khai thác làm bùng phát xe dù, bến cóc, xe đi xuyên tâm, đi khắp Hà Nội rồi đi các tỉnh gây ra tiêu cực và mất trật tự các tuyến cố định hiện nay”, ông Thủy nêu rõ.

Cũng theo chuyên gia Nguyễn Xuân Thủy, có dấu hiệu của tiêu cực, lợi ích nhóm cho nên ‘xe dù, bến cóc’ mới hoạt động ngang nhiên với mật độ lớn như thế. Hoạt động như vậy làm vô hiệu hóa các bến xe, ‘cướp’ công ăn việc làm các tuyến doanh nghiệp chân chính.

Nhóm tác giả

Tin khác

Tàu vận chuyển hàng hóa từ Ga Cao Xá tham gia hành trình liên vận quốc tế

Tàu vận chuyển hàng hóa từ Ga Cao Xá tham gia hành trình liên vận quốc tế

(CLO) Hải Dương kỳ vọng sau khi khai trương đoàn tàu vận chuyển hàng hóa tham gia hành trình liên vận quốc tế sẽ giúp lưu thông hàng hoá, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương. Dự kiến, ngày 20/5 tới, tỉnh Hải Dương sẽ tổ chức mở vườn vải Thanh Hà, cắt băng xuất khẩu vải chuyến đầu tiên tại Ga Cao Xá.

Tin tức
Hoàn thiện Đề án phát triển thị trường các-bon tại Việt Nam

Hoàn thiện Đề án phát triển thị trường các-bon tại Việt Nam

(CLO) Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp chặt chẽ với Bộ Tài nguyên và Môi trường, các bộ, cơ quan liên quan hoàn thiện Đề án phát triển thị trường các-bon tại Việt Nam, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, đảm bảo mục tiêu tổ chức, vận hành thí điểm và chính thức đã đề ra.

Tin tức
Thủ tướng chỉ đạo khẩn trương ngăn chặn, xử lý tình trạng sở hữu chéo, thao túng tại các tổ chức tín dụng

Thủ tướng chỉ đạo khẩn trương ngăn chặn, xử lý tình trạng sở hữu chéo, thao túng tại các tổ chức tín dụng

(CLO) Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Công an phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam khẩn trương có các giải pháp ngăn chặn, xử lý tình trạng sở hữu chéo, thao túng tại các tổ chức tín dụng, bảo đảm an toàn hệ thống các tổ chức tín dụng và an ninh tài chính, tiền tệ.

Tin tức
Chính phủ đề xuất giảm 2% thuế VAT đến hết năm 2024

Chính phủ đề xuất giảm 2% thuế VAT đến hết năm 2024

(CLO) Chính phủ đề xuất Quốc hội tiếp tục giảm thuế VAT trong 6 tháng cuối năm 2024. Nếu được thông qua, dự kiến cả năm 2024 giảm thu khoảng 47.488 tỉ đồng.

Tin tức
Xử lý trách nhiệm người đứng đầu thờ ơ, vô cảm trong xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo

Xử lý trách nhiệm người đứng đầu thờ ơ, vô cảm trong xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo

(CLO) Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến yêu cầu tăng cường kiểm tra, giám sát, thanh tra xử lý trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, thủ trưởng các cơ quan, đơn vị thiếu trách nhiệm, buông lỏng, thờ ơ, vô cảm trong xử lý đơn thư, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của người dân.

Tin tức