Bài 3: Chống biến đổi khí hậu - Sứ mệnh quá khó khăn khi giới hạn cận kề

Thứ hai, 25/07/2022 09:09 AM - 0 Trả lời

(CLO) Để giải quyết bài toán biến đổi khí hậu, vấn đề cơ bản chỉ là con người cần hạn chế phát thải CO2 bằng việc tìm ra những nguồn năng lượng tái tạo thay cho nhiên liệu hóa thạch. Song để giải quyết được vấn đề cơ bản này, thế giới phải cần tới rất nhiều giải pháp khác nhau.

Cuộc chiến không của riêng ai

Rất trùng hợp, đúng vào thời điểm biến đổi khí hậu bắt đầu trở nên nghiêm trọng, chính xác hơn là đã tác động sâu rộng ở mức độ toàn cầu, thì đại dịch COVID-19 bùng nổ vào cuối năm 2019 và đầu năm 2020. Nó đã làm tê liệt hầu hết mọi hoạt động kinh tế và xã hội trên thế giới. Song chính bởi vậy, nó lại cho thấy một điều rằng chỉ cần con người không cần làm gì, khí hậu tự khắc sẽ ổn định trở lại.

bai 3 chong bien doi khi hau  su menh qua kho khan khi gioi han can ke hinh 1

Các nguồn năng lượng tái tạo, chẳng hạn như gió và mặt trời, thải ra ít hoặc không phát thải khí nhà kính, luôn sẵn có và trong hầu hết các trường hợp, rẻ hơn than, dầu hoặc khí đốt. Ảnh đồ họa: LHQ

Cụ thể, trong giai đoạn đại dịch COVID, bầu trời trở nên trong xanh đến lạ thường. Lần đầu tiên trong nhiều thập kỷ, người dân Ấn Độ có thể nhìn thấy rõ dãy núi Himalaya. Hiển nhiên, sự trong lành của không khí là điều mà mọi người khác cũng đều có thể cảm nhận được theo cách của mình. Thậm chí, đến cuối năm 2020, tức chỉ vài tháng sau khi một số nước trên thế giới áp đặt các lệnh phong tỏa, khí hậu đã tốt lên rõ rệt, với việc lượng khí thải CO2 giảm xuống mức chỉ còn 7% - theo Dự án Carbon Toàn cầu.

Ngoài ra, các ước tính của NASA cũng cho thấy mức độ ô nhiễm tầng Ozone trong tháng 5 và 6/2020 cũng đã giảm ngay 2%, phần lớn do giảm khí thải tại khu vực châu Á và Bắc Mỹ. Con số này nghe có vẻ không nhiều, nhưng mức giảm này tương đương ít nhất 15 năm áp dụng các chính sách giảm thải tốt nhất được đưa ra bởi Ban liên chính phủ về Biến đổi khí hậu của Liên Hợp Quốc.

Sự việc này một lần nữa chứng minh, biến đổi khí hậu là do con người gây ra, cụ thể thông qua việc đốt nhiện liệu hóa thạch, cũng như tàn phá môi trường khiến rừng ngày càng bị thu hẹp và đất đai ngày càng cằn cỗi, sa mạc hóa…

Tất nhiên, chúng ta không thể giải quyết bài toán khí hậu theo cách ngừng hoạt động như trong đại dịch COVID-19. Song, sự việc này đã đưa ra nhiều gợi ý, đặc biệt nhiều động lực cho thế giới trong sứ mệnh chống biến đổi khí hậu. Nó chỉ ra rằng nếu có thể tìm ra lời giải cho bài toán thay thế nhiên liệu hóa thạch, con người sẽ cải thiện được môi trường sống, sẽ hạn chế trái đất ấm lên và những tác động của biến đội khí hậu.

Tuy nhiên, để giải quyết được bài toán thay thế nhiên liệu hóa thạch, từng quốc gia sẽ phải đối mặt với hàng nghìn bài toán khác nhau về kinh tế, xã hội, công nghệ... và đặc biệt cả vấn đề địa chính trị vốn đang rất nóng bỏng trên thế giới.

Như đã từng đề cập, Liên Hợp Quốc đã xem biến đổi khí hậu là mối đe dọa lớn nhất của nhân loại trong thế kỷ 21, thậm chí mang ý nghĩa sống còn. Rất nhiều nghiên cứu đã được các tổ chức môi trường và khí hậu tiến hành để tìm hiểu về vấn đề này và đưa ra những giải pháp, mô hình nhằm cùng thế giới giải quyết cuộc khủng hoảng.

Các nghiên cứu của Liên Hợp Quốc đã chỉ ra rằng để ngăn chặn biến đổi khí hậu không trở thành một thảm họa tận diệt, thì lượng phát thải toàn cầu phải giảm 7,6% mỗi năm từ năm 2020 đến năm 2030 nhằm giữ nhiệt độ không vượt quá 1,5 độ C, cũng như không thể vượt quá 2 độ C vào năm 2050. Và để đi theo lộ trình này, thế giới sẽ cần giảm sản lượng nhiên liệu hóa thạch khoảng 6% mỗi năm từ năm 2020 đến năm 2030 - một mục tiêu có vẻ vẫn khá xa vời vào thời điểm này, những hy vọng vẫn còn ở phía trước!

Để đạt được mục tiêu cốt lõi nói trên, giải pháp trước tiên chính là cần sự tham gia của tất cả các quốc gia trên thế giới. Đó là lý do, theo Hiệp định khí hậu Paris 2015, nhóm các nước phát triển thực hiện cam kết đóng góp 100 tỷ USD mỗi năm, nhằm hỗ trợ cơ sở hạ tầng quan trọng để giúp các nước đang phát triển thích ứng, chống chịu và xây dựng nền kinh tế mới dựa trên năng lượng tái tạo. Ngoài khoản ngân sách nói trên, còn có rất nhiều các khoản hỗ trợ có trị giá hàng chục tỷ USD nữa để giúp tất cả các nước sẵn sàng chung tay chống biến đổi khí hậu.

Năng lượng sạch nhờ chìa khóa công nghệ và động lực kinh tế

Đến lúc này, vấn đề dường như đang quá lớn và thậm chí có phần ngoài tầm với, bởi quy tụ mọi quốc gia, cả nhân loại cho một sứ mệnh vào lúc này thật quá khó khăn. Song thực ra, sứ mệnh vẫn nằm trong tầm tay của con người. Có thể nói, một trong những chìa khóa nằm ở khoa học công nghệ.

bai 3 chong bien doi khi hau  su menh qua kho khan khi gioi han can ke hinh 2

Việc tìm ra những nguồn năng lượng xanh là chìa khóa để giúp cho thế giới chống lại biến đổi khí hậu. Ảnh đồ họa: LHQ

bai 3 chong bien doi khi hau  su menh qua kho khan khi gioi han can ke hinh 3

Điện gió và điện mặt trời đang thay thế ngày một nhiều hơn cho năng lượng hóa thạch. Ảnh: GI

bai 3 chong bien doi khi hau  su menh qua kho khan khi gioi han can ke hinh 4

Việc cải tạo lại những vùng đất khô cằn thành những cánh rừng cũng là điều cần phải làm để chống biến đổi khí hậu. Ảnh: Time

Cụ thể hơn, nếu tìm ra được một giải pháp công nghệ cho một nguồn năng lượng thay thế triệt để nhiên liệu hóa thạch, rất có thể mọi thứ sẽ được giải quyết. Và cái đích này lại không hề quá xa xôi. Như đã biết, giờ ngay cả ở những quốc gia đang phát triển thì việc sử dụng xe điện đã trở thành một điều gì đó rất bình thường, bởi công nghệ đã giúp nó trở nên dễ tiếp cận và sử dụng hơn rất nhiều. Thậm chí, châu Âu đã chính thức đưa ra lộ trình cho việc loại bỏ hoàn toàn nhiên liệu hóa thạch khỏi ngành vận tải, khi đưa ra thời hạn cấm sử dụng xe chạy xăng dầu kể từ năm 2035.

Tất nhiên, xe điện hay các loại phương tiện sử dụng nhiên liệu sạch chỉ là một mảnh ghép trong cuộc chiến biến đổi khí hậu. Thế giới cần phải tiến tới loại bỏ hoàn toàn nhiên liệu hóa thạch khỏi đời sống. Và thực tế, năng lượng xanh đang ngày càng đi vào đời sống của con người. Cụ thể, nhờ các công nghệ mới, giá năng lượng tái tạo ngày càng rẻ hơn và dễ sản xuất hơn. Theo báo cáo của Liên Hợp Quốc, nó đã tăng gần 5% mỗi năm từ năm 2009 đến 2019, vượt xa mức tăng của nhiên liệu hóa thạch - 1,7%. Năm 2018, tỷ trọng năng lượng tái tạo trong tổng mức tiêu thụ năng lượng đã đạt tới 17,1%.

Việc thúc đẩy năng lượng tái tạo trở thành một ngành kinh tế hàng đầu và thậm chí mũi nhọn chính là cách tốt nhất để biến nguồn nhiên liệu xanh có thể chạy đến từng ngôi nhà trên hành tinh, giúp thu hút mọi nguồn lực của xã hội. Và những gì đang diễn ra đang cho thấy điều đó.

Rõ ràng, cuộc chiến chống biến đổi khí hậu không phải là hành động phá hoại ngân sách hay phá hoại nền kinh tế, thậm chí ngược lại. Theo số liệu của Liên Hợp Quốc, chuyển đổi sang nền kinh tế xanh có thể mang lại lợi nhuận kinh tế trực tiếp 26 nghìn tỷ USD vào năm 2030. Điều này có thể tạo ra hơn 65 triệu việc làm trong các lĩnh vực năng lượng sạch.

Tất nhiên, để thúc đẩy một ngành kinh tế vẫn còn khá mới thì cần phải đến một nguồn lực đầu tư mạnh mẽ vào cơ sở hạ tầng. Dự kiến, đầu tư cơ sở hạ tầng trong 15 năm tới cho lĩnh vực năng lượng sạch cần khoảng 90 nghìn tỷ USD vào 2030. Đặc biệt, lĩnh vực năng lượng tái tạo là một hướng đi rất tốt cho các nước đang phát triển, một con đường giúp các nước có thể đi tắt đón đầu. Theo tính toán, cứ một khoản đầu tư 1 USD vào cơ sở năng lượng tái tạo sẽ mạng lại 4 USD lợi ích.

Cải tạo môi trường và không thể chậm chễ

Bên cạnh phát triển năng lượng tái tạo để thay thế hoàn toàn nhiên liệu hóa thạch, thì để chống biến đổi khí hậu, thế giới cần phải cải thiện môi trường, phải hàn gắn lại những "vết nứt"☆ mà con người đã gây ra cho nó. Việc xây dựng một nền nông nghiệp bền vững, phát triển lại các cánh rừng, hay nói chung là cải tạo lại môi trường tự nhiên, là một giải pháp rất quan trọng khác. Để cho hoạt động này có thể đi vào thực tiễn, việc kinh tế hóa lĩnh vực này cũng là bắt buộc.

bai 3 chong bien doi khi hau  su menh qua kho khan khi gioi han can ke hinh 5

Bên cạnh năng lượng xanh, nông nghiệp xanh và trồng rừng cũng là một lĩnh vực có thể đem lại nguồn lợi kinh tế khổng lồ. Theo số liệu của Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC), nó có thể tạo ra lợi ích kinh tế lên tới 2 nghìn tỷ USD/mỗi năm trên thế giới, tạo ra hàng triệu việc làm và cải thiện an ninh lương thực.

Để mọi hoạt động bảo vệ môi trường có thể thành công, cần có cả những chính sách hỗ trợ từ các chính phủ và các tổ chức quốc tế. Một trong những chính sách cốt lõi mà thế giới đang áp dụng là đưa ra những loại phí carbon và loại bỏ dần các khoản trợ cấp nhiên liệu hóa thạch. Các hoạt động này có thể huy động được 2,8 nghìn tỷ USD, có thể dùng số tiền này đầu tư lại cho chính các dự án thân thiện với môi trường.

Ngoài những chiến lược chung và các giải pháp căn cơ, thế giới nói chung cũng đang không ngừng tìm kiếm những sáng kiến, phát minh hay mô hình sáng tạo cho cuộc chiến chống lại môi trường. Ví như vào đầu tháng 7 này, các nhà khoa học Phần Lan đã phát minh ra công nghệ "pin cát" để hấp thụ năng lượng mặt trời, giúp người Phần Lan có thể vượt qua mùa đông dài lạnh giá trong cuộc khủng hoảng năng lượng bởi cuộc chiến giữa Nga và Ukraine.

Trong khi đó, các nhà khoa học tại Đan Mạch đang nghiên cứu về một loại vi khuẩn 'streptomyces', hay còn gọi là vi khuẩn nhai đường. Chúng sẽ tạo ra một phân tử 'nổ' khi nó ăn đường và các nhà nghiên cứu khẳng định nó có thể được sử dụng thay thế cho nhiên liệu máy bay. Hoặc Thụy Sỹ đang đưa vào sử dụng một loại “pin nước” có khả năng lưu trữ lượng điện năng tương đương 400.000 pin ô tô điện.

Như vậy, thế giới vẫn có quyền lạc quan khi nhìn về phía trước. Song, cuộc chiến chống biến đổi khí hậu là không thể chậm chễ, khi giới hạn đã cận kề. Như Giám đốc Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu cho biết, lượng khí thải phải bắt đầu giảm trước năm 2025 và giảm mạnh sau đó để duy trì mục tiêu giữ trái đất không được phép nóng hơn quá 2 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp, nếu không mọi nỗ lực của con người có thể trở thành vô nghĩa: “Chúng ta đang ở ngã ba đường. Chúng ta phải quyết định và hành động ngay bây giờ để đảm bảo một tương lai có thể sống được"!

Hải Anh

Bình Luận

Tin khác

Vụ sập cầu Baltimore: Lời cảnh báo mới từ cây cầu cũ

Vụ sập cầu Baltimore: Lời cảnh báo mới từ cây cầu cũ

(CLO) Con tàu container làm sập cây cầu Francis Scott Key ở Baltimore (Mỹ) không chỉ gây tắc nghẽn một cảng sầm uất mà còn nhắc nhở về sự mong manh, dễ tổn thương của dòng chảy thương mại toàn cầu.

Tiêu điểm Quốc tế
Vì sao cầu Baltimore sập và những chi tiết đáng chú ý về vụ việc?

Vì sao cầu Baltimore sập và những chi tiết đáng chú ý về vụ việc?

(CLO) Cầu Francis Scott Key ở thành phố Baltimore, bang Maryland, Mỹ đã sập vào sáng sớm ngày 26/3 do bị một tàu chở hàng container đâm vào trụ cầu, khiến 6 người rơi xuống làn nước lạnh giá bên dưới và mất tích.

Tiêu điểm Quốc tế
Nơi người Israel và Palestine đoàn kết và chung tay cứu trợ Gaza

Nơi người Israel và Palestine đoàn kết và chung tay cứu trợ Gaza

(CLO) Trong khi tình hình Gaza, đặc biệt là thành phố Rafa, vẫn căng như dây đàn khi Israel quyết tiến vào đây để tiêu diệt các đơn vị Hamas, thì ở một thế giới khác, những người Israel và Palestine sống tại Đức đang… chung tay cứu trợ người dân Gaza.

Tiêu điểm Quốc tế
Mỹ 'hụt hơi' trước Trung Quốc trong cuộc đua khai thác khoáng sản dưới biển sâu

Mỹ 'hụt hơi' trước Trung Quốc trong cuộc đua khai thác khoáng sản dưới biển sâu

(CLO) Dù sớm nhìn ra khả năng khai thác các khoáng sản quan trọng ở đáy biển sâu nhưng Mỹ đã bị Trung Quốc bỏ lại phía sau trong cuộc đua này. Và vì thế, Washington đang phải tăng tốc.

Tiêu điểm Quốc tế
ISIS-K tàn bạo thế nào và tại sao tấn công khủng bố Moscow?

ISIS-K tàn bạo thế nào và tại sao tấn công khủng bố Moscow?

(CLO) Chi nhánh IS ở Afghanistan - hay còn được gọi là Nhà nước Hồi giáo ở tỉnh Khorasan (ISIS-K) - đã nhận trách nhiệm về vụ tấn công đẫm máu tại Moscow hôm 22/3. Vậy nhóm khủng bố này có gì đặc biệt và vì sao chúng lại ra tay?

Tiêu điểm Quốc tế