(CLO) Mặc dù đã bị Công an TP Hà Nội xử phạt, yêu cầu khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại Hợp Thành trong quá trình sản xuất bê tông vẫn bất chấp quy định của pháp luật, “ngang nhiên” xả nước thải chưa qua xử lý ra môi trường.
Trước đó, báo Nhà báo và Công luận đã thông tin đến bạn đọc tình trạng ô nhiễm môi trường diễn ra nghiêm trọng tại Cụm công nghiệp Ngọc Sơn (thị trấn Chúc Sơn, huyện Chương Mỹ, Hà Nội) gây ra bởi các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất như: Cơ sở tái chế thép từ phế liệu của hộ ông Đào Huy Thịnh; Trạm sản xuất, kinh doanh bê tông của 2 doanh nghiệp là: Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại Hợp Thành, Công ty TNHH An Quý Hưng.
Đặc biệt, đối với Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại Hợp Thành (Công ty Hợp Thành) do ông Nguyễn Văn Thành làm giám đốc (có trụ sở tại Số 9- Lk 27, khu dân cư Ngô Thì Nhậm, phường Hà Cầu, quận Hà Đông, TP Hà Nội), mặc dù mới bị Phòng Cảnh sát môi trường – Công an TP Hà Nội xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi xả nước thải có pH nằm ngoài ngưỡng quy chuẩn kĩ thuật ra môi trường, yêu cầu thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả; Tuy nhiên, theo ghi nhận của phóng viên, việc khắc phục của doanh nghiệp này dường như “lấy lệ”, nước thải chưa qua xử lý từ quá trình sản xuất bê tông tươi vẫn xả thẳng ra môi trường.
X
Video: Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại Hợp Thành “ngang nhiên” xả nước thải chưa qua xử lý ra môi trường.
Theo thông tin phóng viên nắm được, Công ty Hợp Thành hoạt động sản xuất, kinh doanh bê tông tại Cụm công nghiệp Ngọc Sơn theo Giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh Số 00002 đăng ký lần đầu ngày 14/6/2022. Diện tích văn phòng, nhà xưởng là 9.145m2; Tuy nhiên, thực chất đây là diện tích doanh nghiệp này có được để kinh doanh, sản xuất qua hợp tác kinh doanh với “chủ đất” là Công ty Cổ phần kinh doanh vật tư và xây dựng.
Theo đó, Công ty Hợp Thành sử dụng toàn bộ diện tích mặt bằng và nhà xưởng của Công ty Cổ phần kinh doanh vật tư và xây dựng, đồng thời phải chấp hành nghiêm các quy định về bảo vệ môi trường, quy định về phòng chống cháy nổ, cứu hộ cứu nạn, quy chế Cụm công nghiệp Ngọc Sơn và các quy định khác của pháp luật trong quá trình sản xuất, kinh doanh.
Công ty Hợp Thành đã sử dụng nước sạch mua của hộ dân Đặng Văn Nhàn và 01 giếng khoan để phục vụ sinh hoạt, sản xuất. Quy mô và công suất 60m3/giờ.
Thay vì sản xuất tuân thủ đúng quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, thời gian qua, Công ty Hợp Thành đã ngang nhiên cho xả nước thải từ quá trình sản xuất cũng như sinh hoạt ra thẳng môi trường mà chưa được xử lý. Tuy nhiên, cơ quan chức năng gần nhất là UBND thị trấn Chúc Sơn, UBND huyện Chương Mỹ lại không hề có bất kỳ động thái kiểm tra, xử phạt hay cao nhất là đình chỉ hoạt động để yêu cầu Công ty Hợp Thành khắc phục hậu quả, thực hiện nghiêm quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường. Điều này được thể hiện qua các buổi trao đổi, làm việc với UBND thị trấn Chúc Sơn, Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Chương Mỹ khi không cung cấp được bất kỳ văn bản nào thể hiện việc kiểm tra, xử lý vi phạm về môi trường đối với doanh nghiệp.
Ngày 28/6/2022, sau quá trình kiểm tra, Phòng Cảnh sát môi trường – Công an TP Hà Nội đã ban hành kết luận kiểm tra số 29/KLKT việc chấp hành pháp luật bảo vệ môi trường đối với Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại Hợp Thành.
Theo đó, căn cứ vào các tài liệu xác minh, thu thập xác định Công ty Hợp Thành có các hành vi vi phạm như sau: Hành vi xả nước thải vượt Quy chuẩn kỹ thuật về nước thải công nghiệp trên địa bàn Thủ đô Hà Nội (QCTĐHN 02:2014/BTNMT, Cột B, Giá trị Cmax) với lưu lượng thái 2,74 m ngày (24 giờ) của Công ty Hợp Thành đã vi phạm Nghị định số 155/2016/NĐ-CP ngày 18/11/2016 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường (sửa đổi, bổ sung năm 2021).
Cụ thể: Thông số môi trường pH là 10,3 vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải có độ pH từ trên cận trên của quy chuẩn kỹ thuật cho phép đến dưới 10,5 (Ngưỡng quy chuẩn cho phép là 5,5-9) trong trường hợp thải lượng nước thái nhỏ hơn 05m3/ngày (24 giờ) Vi phạm điểm a, khoản 7, Điều 14 Nghị định số 155/2016/NĐ CP ngày 18/11/2016 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường (sửa đổi, bổ sung năm 2021), mức phạt từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng.
Thông số môi trường thông thường TSS vượt QCCP 1,94 lần: Phạt tăng thêm 20% của mức phạt tiền đã chọn, quy định tại Khoản 11, Điều 14 Nghị định số 155/2016/NĐ-CP ngày 18/11/2016 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường (sửa đổi, bổ sung năm 2021).
Đối với hành vi vi phạm đã được kết luận, Phòng Cảnh sát môi trường đã kiến nghị, đề xuất xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty Hợp Thành, tổng số tiền bị xử phạt là 60.000.000 đồng.
Đặc biệt, Phòng Cảnh sát môi trường nêu rõ biện pháp khắc phục hậu quả là: Áp dụng điểm a, điểm b và điểm c, khoản 13, Điều 14 Nghị định số 155/2016/NĐ-CP ngày 18/11/2016 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường (sửa đổi, bổ sung năm 2021) buộc Công ty Hợp Thành phải thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, báo cáo kết quả thực hiện về Công an TP Hà Nội (qua Phòng Cảnh sát môi trường) trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt vi phạm hành chính;
Rà soát, cải tạo công trình xử lý nước thái đáp ứng yêu cầu kỹ thuật về bảo vệ môi trường và chi trả kinh phí phân tích mẫu môi trường cho Công ty Cổ phần quan trắc và Xử lý môi trường Thái Dương theo đơn giá quy định của nhà nước…
Tưởng chừng sau khi bị cơ quan chức năng kiểm tra, xử phạt, Công ty Hợp Thành sẽ thực hiện các biện pháp khắc phục, hoàn thiện công trình, hệ thống xử lý nước thải. Tuy nhiên, ngày 6/10/2022, phóng viên tiếp tục ghi nhận doanh nghiệp này quá trình sản xuất bê tông tiếp tục cho nước thải chảy thẳng ra ngoài môi trường mà chưa qua xử lý. Nước thải được chảy qua một khe tường được đục thủng ngay trước khu chứa chất thải, nước thải.
Quan sát bên trong khu chứa chất thải, nước thải, chúng tôi nhận thấy hàng chục khối chất thải được chất đống, nước thải được cho tập trung tại một bể lắng và khi bể đầy sẽ chảy tràn ra phía ngoài. Bảo vệ của Công ty Hợp Thành cho biết, hiện nước thải đã được cho tuần hoàn nhưng do mấy hôm có mưa nên mới tràn ra phía ngoài.
Ngay sau đó, phóng viên đã gọi điện phản ánh, gửi hình ảnh đến bà Nguyễn Thị Ngân – nhân viên phụ trách môi trường của thị trấn Chúc Sơn. Bà Ngân cho biết, Phòng Cảnh sát môi trường Công an TP Hà Nội đã có kiểm tra, xử phạt thì cơ quan này phải có trách nhiệm giám sát việc khắc phục hậu quả về môi trường của doanh nghiệp. Còn về phía Thị trấn cũng đã có văn bản đề nghị phía Ban Quản lý Cụm công nghiệp Chúc Sơn, Công an thị trấn, Phòng Tài nguyên và Môi trường cùng tổ dân phố để phối hợp giám sát, kiểm tra, xử lý.
Sau đó, phóng viên cũng đã gửi hình ảnh, video ghi nhận việc Công ty Hợp Thành xả nước thải trực tiếp ra môi trường mà không qua xử lý đến lãnh đạo Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Chương Mỹ, vị này cho biết sẽ chỉ đạo kiểm tra ngay.
Cũng liên quan đến sự việc trên, phóng viên đã liên hệ phản ánh với Quản lý trạm bê tông của Công ty Hợp Thành, ông này khẳng định đã bị hết các cống xả thải, nước thải chỉ tuần hoàn bên trong khu vực sản xuất. Tuy nhiên, khi phóng viên cho biết có hình ảnh, video chứng minh việc này thì vị này cho biết sẽ kiểm tra và thông tin lại phóng viên.
Trước sự việc nêu trên, có thể thấy việc giám sát, phối hợp quản lý, giám sát về bảo vệ môi trường đối với doanh nghiệp tại huyện Chương Mỹ còn thiếu đồng bộ, không sâu sát, có dấu hiệu của việc buông lỏng quản lý.
Đề nghị lãnh đạo UBND huyện Chương Mỹ, Phòng Cảnh sát môi trường - Công an TP Hà Nội sớm chỉ đạo, kiểm tra, xử lý nghiêm vi phạm theo đúng quy định của pháp luật.
(NB&CL) Ngoài sai phạm tại dự án Gây bồi tạo bãi và trồng cây chống xói lở khu vực biển Nhà Mát, Thanh tra tỉnh Bạc Liêu xác định thêm 2 dự án do Ban Quản lý dự án Nông nghiệp & Phát triển nông thôn Bạc Liêu làm chủ đầu tư mắc những hạn chế, thiếu sót.
(NB&CL) Hai nhà máy nước được đầu tư hơn 14 tỷ đồng để phục vụ cho hơn 300 hộ dân vùng tái định cư ở huyện Vũ Quang (Hà Tĩnh). Tuy nhiên, hoạt động được một thời gian rồi hư hỏng, xuống cấp và dừng hoạt động nhiều năm nay khiến người dân chịu… khát.
(CLO) Bên cạnh những hàng hóa có tem nhãn rõ ràng đúng quy định, thì không ít hàng hóa có dấu hiệu không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng ngoại nhập không dán tem nhãn phụ tiếng Việt,… Đó là những gì mà phóng viên ghi nhận được tại các cửa hàng thuộc hệ thống siêu thị LAMASON 10K trên địa bàn TP. Hà Nội.
(CLO) Trước những sai phạm nghiêm trọng tại Sở Tài nguyên & Môi trường; Văn phòng Đăng ký đất đai và các huyện, thị xã, thành phố tại tỉnh Bạc Liêu, Thanh tra tỉnh Bạc Liêu kiến nghị chuyển hồ sơ 04 vụ việc có dấu hiệu tội phạm sang cơ quan điều tra.
(CLO) Thanh tra tỉnh Bạc Liêu xác định, qua thanh tra tại các huyện, thị xã, thành phố tại tỉnh Bạc Liêu với tổng số tiền sai phạm kiến nghị thu hồi nộp NSNN và chuyển trả cho người sử dụng là 19.521.257.698 đồng. Trong đó, chuyển trả cho người sử dụng đất khi chuyển mục đích sử dụng đất chênh lệch thừa lệ phí trước bạ, thuế thu nhập cá nhân, xác định sai nghĩa vụ tài chính 7.084.584.901 đồng.