Nhà báo và những câu chuyện nghĩa tình trong tâm dịch:

Bài 4: Ai cũng chọn việc nhẹ nhàng, gian khổ sẽ dành phần ai...

Thứ sáu, 27/08/2021 10:45 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) 'Tổ quốc cần, cả nước chung tay' và 'Thực phẩm miễn phí cùng cả nước chống dịch' là hai chương trình Báo Người Lao Động triển khai suốt hơn 2 tháng nay để kêu gọi cộng đồng đóng góp hỗ trợ y tế tuyến đầu, bộ đội biên phòng và người nghèo gặp khó khăn vì ảnh hưởng dịch bệnh Covid-19...

Sự kiện: COVID-19

Bài liên quan

Đó là những nghĩa cử đẹp đẽ “lá lành đùm lá rách”, thể hiện sự sẻ chia, tinh thần trách nhiệm và sự nhân văn của người làm báo.

Sức mạnh của cộng đồng, nghĩa cử của tình thương

Tổng Biên tập Tô Đình Tuân chia sẻ rằng, trong những thời điểm đất nước gặp muôn vàn khó khăn bởi dịch bệnh thì sức mạnh đoàn kết, tinh thần vì cộng đồng, sự sẻ chia, sự chung tay là vô cùng quan trọng. Bởi vậy ngay từ tháng 5/2021, ông đã đưa ra ý tưởng kêu gọi cộng đồng xã hội, kể cả người Việt Nam ở nước ngoài chung tay đóng góp để hỗ trợ cho lực lượng y, bác sĩ và các anh em tuyến đầu chống dịch.

Và sau đó Chương trình “Tổ quốc cần, cả nước chung tay” đã ra đời. Cái mới của chương trình này đó là lần đầu tiên Báo Người Lao Động phối hợp với ví điện tử MoMo, tức là ngoài phương thức đóng góp thông thường như là đăng tải trên báo, thông tin trên báo, gửi qua tài khoản... thì có hình thức khác là ủng hộ trên ví MoMo. Chỉ trong một thời gian ngắn đã có hàng chục ngàn bạn đọc khắp mọi miền Tổ quốc đã đóng góp thông qua ví điện tử này.

“Với mô hình này, đóng góp của mỗi người, có thể không phải là quá lớn, nhiều khoản đóng góp chỉ là 1.000-10.000 hoặc 100.000, nhiều nhất là 12 triệu đồng, nhưng lại có sức lan toả rộng rãi đến mọi người, mọi nhà - nhất là đối với giới trẻ. Với chúng tôi, kêu gọi giúp đỡ thì một ngàn đồng vẫn rất quý, bởi đó còn thể hiện trách nhiệm, tình cảm của mỗi công dân” – Tổng Biên tập Tô Đình Tuân nhấn mạnh.

Bắt đầu từ tháng 6 năm 2021, Báo Người lao động lại tiếp tục phát động Chương trình “Thực phẩm miễn phí cùng cả nước chống dịch”. Đây là sự tiếp nối, phát triển từ Chương trình “ATM thực phẩm miễn phí” đã được triển khai rất thành công vào năm 2020 với 3 cây ATM tại thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội. Chương trình thu hút được sự quan tâm của rất nhiều doanh nghiệp, đơn vị đồng hành ở thành phố Hồ Chí Minh cũng như các tỉnh, thành...

Những chuyến xe yêu thương chở nông sản từ Lâm Đồng về TP. Hồ Chí Minh.

Những chuyến xe yêu thương chở nông sản từ Lâm Đồng về TP. Hồ Chí Minh.

Trong gần 3 tháng qua, Báo Người Lao Động đã tổ chức gần 100 chuyến công tác đem hàng chục ngàn vật phẩm y tế như khẩu trang, nước kháng khuẩn, trang phục bảo hộ phòng dịch, và hàng trăm tấn thực phẩm, nông sản các loại của bạn đọc trao gửi đến với người dân các điểm cách ly, các chốt khu phong tỏa, đến với lực lượng y tế tuyến đầu, đến với các chiến sĩ biên phòng tuần tra biên giới và cả người dân gặp khó khăn do dịch bệnh của các tỉnh miền Tây.

Toàn bộ 6,3 tỷ đồng tiền, hàng của bạn đọc, doanh nghiệp và các nhà hảo tâm tin tưởng trao gửi - trong đó có hàng trăm tấn gạo, rau - củ - quả, thông qua cầu nối các chương trình của Báo, đã kịp thời đến đúng địa chỉ, đúng người cần để góp phần chống dịch...

Không chỉ vậy, thời gian qua, Báo cũng đã phối hợp với một công ty để nấu cơm, làm bánh mỳ tặng cho các đơn vị, rồi hằng ngày nấu một trăm phần cơm để trước cửa cơ quan phục vụ bà con đi đường lỡ bữa như các shipper, người cơ nhỡ…

Ngoài ra, Báo cũng hỗ trợ cho một ngôi chùa ở quận Thủ Thừa, Long An đang chăm nuôi khoảng hơn 200 em bé mồ côi. Năm trước Báo đã hỗ trợ gạo, mỳ tôm, năm nay Báo hỗ trợ thực phẩm để nhà chùa nuôi các em trong mùa dịch.

“Báo Người Lao Động bây giờ không thuộc cơ quan chủ quản là Liên đoàn Lao động nữa mà đã chuyển về Thành ủy TP. Hồ Chí Minh nhưng Báo vẫn giữ nghĩa tình, tình cảm trước sau nên vừa qua Báo đã trích ra 10 tấn gạo để phối hợp cùng với Quỹ CEP (Quỹ Tài chính Quy mô) thuộc Liên đoàn Lao động giúp đỡ cho các thành viên CEP có hoàn cảnh khó khăn, đồng thời ủng hộ Liên đoàn Lao động thành phố 100 triệu để hỗ trợ cho các đoàn viên gặp khó khăn...” – Tổng Biên tập Báo Người Lao Động Tô Đình Tuân cho biết thêm.

Mặc dù bận bịu với công việc chuyên môn nhưng tổ chức chương trình này đều được làm quy củ, các cuộc họp quan trọng do Tổng Biên tập trực tiếp chỉ huy, sau đó phân công cho một đồng chí Phó Tổng Biên tập chịu trách nhiệm triển khai và báo cáo lại cho Ban Biên tập và Tổng Biên tập.

Chính vì cách làm như vậy cho nên hoạt động rất chặt chẽ. Tất cả việc giao nhận đều có xác minh, xác nhận, đầy đủ chứng từ nên đảm bảo tất cả những sự đóng góp của bạn đọc, tấm lòng của bạn đọc đều rõ ràng, công khai, minh bạch, đăng tải đầy đủ trên báo...

Vì những tấm lòng, vì bà con thành phố, vì tuyến đầu chống dịch…

Là một trong số những nhà báo trực tiếp triển khai thực hiện 2 chương trình này, nhà báo Vũ Tùng - Trưởng phòng Sự kiện và Phát triển thương hiệu của Báo đã chia sẻ rất nhiều câu chuyện xúc động trong những ngày qua.

Anh bảo, cao điểm của chương trình chỉ 2 tháng thôi. Song, 2 tháng mà cảm giác dài như hai năm. Dù là những người đã dự hàng trăm chuyến công tác xã hội lên rừng xuống bể thì những ngày này cảm xúc cũng rất khác, đôi lúc nặng trĩu, thương cảm vô cùng.

Nhà báo Vũ Tùng tâm sự: “Có những thời điểm để lại nhiều cảm xúc đặc biệt, như một trưa nắng chang chang, khi chúng tôi đến với Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM đang bị phong tỏa (53 nhân viên của bệnh viện bị dương tính với Covid-19), cả đội phải hối hả trao quà, thực phẩm cho các y bác sĩ tuyến đầu qua hàng rào phong tỏa cách ly. Hoặc như ngày 21/06/2021, là ngày kỷ niệm ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam, đội vẫn đi trao thực phẩm, khi được nhận quà, nơi hàng rào phong tỏa, các anh chị cán bộ phường và người dân nơi khu cách ly vẫn không quên tặng các nhà báo một bó hoa tươi thắm để chúc mừng”...

Niềm vui lớn nhất của những người tổ chức chương trình thiện nguyện là khi nhiều bạn bè, người quen biết và người không quen đã kết nối ủng hộ chương trình, coi đây là “địa điểm” uy tín để trao gửi tình thương.

Kể về những tấm lòng ấy, nhà báo Vũ Tùng nhắc về chị Thanh Nhã của Quỹ Đạo Phật ngày nay - Chùa Giác Ngộ đồng hành góp phần trao tặng 30 tấn nông sản và 10 tấn gạo đến người dân, công nhân gặp khó khăn. Chị Hồ Thanh Nhiên - Tổng Giám đốc Công ty TNHH Bewina miệt mài đồng hành đi trao tặng 10 ngàn suất bánh hotdog và cơm bento có nguồn gốc thực vật đến các khu cách ly, khu phong tỏa và lực lượng tuyến đầu chống dịch. Hoặc như anh Trần Xuân Châu - Tổng Giám đốc Công ty CP Việt Long Sài Gòn, không chỉ tặng chương trình gần một tấn thực phẩm đông lạnh xuất khẩu, mà còn tự tay lái xe chở hàng đến từng điểm dân cư, từng bệnh viện...

Nhà báo Vũ Tùng cũng nhớ đến những tấm lòng “làm ơn há để trông người trả ơn” đầy xúc động. Anh chia sẻ: Một ấn tượng lớn đọng lại là cảm xúc về những chuyến xe xuyên đêm chất chứa yêu thương của Mặt trận, các đoàn thể và người dân tỉnh Lâm Đồng thông qua chương trình tặng người dân TP.HCM 70 tấn nông sản ngày 22/07. Để có 4 chiếc xe 20 tấn chở hàng trong những ngày giao thông đang ách tắc, “luồng xanh” chưa thông, để nhận được hàng, nhiều cánh tay bạn bè đã giang rộng giúp chúng tôi.

70 tấn hàng ấy chất chứa biết bao công sức, biết bao nghĩa tình của những người dân Lâm Đồng chúng tôi chưa hề biết mặt, đã hối hả thu hái cho kịp chuyến xe chuyển hàng. Những bao củ cải, những luống hành còn vương bụi đất, hay những thùng cà chua, ớt ngọt mà ai đó đã đóng gói rất công phu cho khỏi dập nát, chất chứa bao nỗi niềm chia sẻ...

Hay đó còn là một người phụ nữ ăn mặc giản dị, rụt rè đến Phòng tiếp nhận đóng góp của Báo để đóng góp 10 triệu đồng cho chương trình. Sau khi làm xong thủ tục tiếp nhận, Ban tổ chức hỏi tên để ghi nhận, cảm ơn nhưng chị lắc đầu: “Thôi các anh ơi, em chỉ đại diện gia đình chia sẻ cùng bà con mình mùa dịch thôi mà...”.

Chương trình chúng tôi vẫn đang tiếp tục. Tình hình dịch lan nhanh phức tạp, chúng tôi biết ra đường, vào khu phong tỏa, đến bệnh viện dã chiến lúc này, nguy cơ rất cao. Nhưng “ai cũng chọn việc nhẹ nhàng, gian khổ sẽ dành phần ai”... Bao y bác sĩ, bao người ở tuyến đầu đang ngày đêm căng mình chống dịch đối mặt với nguy hiểm lớn hơn nhiều và cần tuyến sau hỗ trợ. Dẫu biết khó khăn, dẫu biết tình hình dịch nguy hiểm, ráng giữ an toàn bản thân qua việc đeo khẩu trang hay những tấm chắn giọt bắn, nhưng chúng tôi sẽ cố. Vì những tấm lòng, vì bà con thành phố, vì tuyến đầu chống dịch”… – nhà báo Vũ Tùng khẳng định.

Sông Mây

Báo Công luận
Bình Luận

Tin khác

MV “Going Home” sẽ lan tỏa giá trị lịch sử, văn hóa, vẻ đẹp con người Việt Nam

MV “Going Home” sẽ lan tỏa giá trị lịch sử, văn hóa, vẻ đẹp con người Việt Nam

(CLO) Chiều 19/4, Báo Nhân Dân phối hợp IB Group Việt Nam tổ chức ra mắt MV “Going Home” - một sản phẩm âm nhạc đặc biệt. Trong MV, nghệ sĩ Kenny G trình diễn ca khúc Going Home tại các địa danh nổi tiếng Thủ đô Hà Nội như Hồ Gươm, Hoàng Thành Thăng Long, Văn Miếu - Quốc Tử Giám, cầu Long Biên.

Nghề báo
Giải thưởng Sáng tạo nội dung số Việt Nam 2024 có nhiều điểm mới hấp dẫn hơn

Giải thưởng Sáng tạo nội dung số Việt Nam 2024 có nhiều điểm mới hấp dẫn hơn

(CLO) Ngày 19/4, Hội Truyền thông số Việt Nam tổ chức phát động Giải thưởng Sáng tạo nội dung số Việt Nam mùa thứ 2 (VCA 2024). Giải thưởng năm nay có những điểm mới trong thể lệ dự thi, trong khâu tổ chức chấm giải và đặc biệt là có thêm hạng mục giải thưởng do cộng đồng bình chọn trực tuyến.

Nghề báo
Cần Thơ sửa đổi nội dung quy chế tổ chức họp báo để phù hợp với quy định pháp luật

Cần Thơ sửa đổi nội dung quy chế tổ chức họp báo để phù hợp với quy định pháp luật

(CLO) Ông Huỳnh Hoàng Mến, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông (TT&TT) TP Cần Thơ cho biết sẽ: "Sở sẽ có văn bản tham mưu UBND TP để ban hành lại quy chế họp báo theo đúng trình tự thủ tục ban hành văn bản quy phạm pháp luật, đồng thời sửa đổi một số nội dung cho phù hợp".

Nghề báo
Trường Sa: Chuyến tác nghiệp hạnh phúc!

Trường Sa: Chuyến tác nghiệp hạnh phúc!

(CLO) Tham gia Đoàn công tác số 6/2024 thăm quần đảo Trường Sa, Nhà giàn DK-I, các phóng viên báo chí đã có một tuần trải nghiệm, tác nghiệp vất vả nhưng hạnh phúc giữa trùng khơi sóng vỗ...

Nghề báo
Hơn 250 phóng viên, nhà báo tác nghiệp tại Lễ hội Đền Hùng 2024

Hơn 250 phóng viên, nhà báo tác nghiệp tại Lễ hội Đền Hùng 2024

(CLO) Theo thống kê của Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Phú Thọ, Sở này đã đón tiếp, cấp thẻ, hỗ trợ tác nghiệp cho 251 phóng viên thuộc 66 cơ quan báo chí của Trung ương và địa phương trong dịp Lễ hội Đền Hùng năm 2024.

Nghề báo