Bài học của CellphoneS sau 2 năm đối mặt với dịch bệnh: “Phải thích nghi linh hoạt”

Thứ năm, 30/06/2022 14:00 PM - 0 Trả lời

(NB&CL) Trong 2 năm đối mặt với đại dịch COVID-19 (2020 - 2021), bán lẻ là một trong những ngành nghề phải chịu thiệt hại rất nặng nề. Những đợt giãn cách xã hội đã đẩy các doanh nghiệp bán lẻ rơi vào tình trạng “khủng hoảng”.

Để vượt qua khó khăn, một số doanh nghiệp đã có nhiều giải pháp để vực dậy. Trong đó “thích nghi linh hoạt trong mọi hoàn cảnh” là bài học được CellphoneS rút ra và áp dụng thành công.

Ở thời điểm hiện tại, khi Việt Nam đã bước vào giai đoạn “bình thường mới” được nửa năm, các doanh nghiệp bán lẻ đã có bước đầu phục hồi trở lại, song vẫn còn chịu một số “di chứng” do dịch bệnh để lại.

bai hoc cua cellphones sau 2 nam doi mat voi dich benh phai thich nghi linh hoat hinh 1

Trao đổi với phóng viên Báo Nhà báo & Công luận, ông Nguyễn Lạc Huy - Giám đốc truyền thông của CellphoneS nhấn mạnh: Đại dịch COVID-19 để lại rất nhiều hậu quả cho các doanh nghiệp bán lẻ, nhất là các ngành bán lẻ các sản phẩm có giá trị cao như điện thoại di động, laptop, tivi hoặc ô-tô, xe máy.

Tuy nhiên, đại dịch cũng cho các doanh nghiệp một bài học xương máu, phải biết cách thích ứng linh hoạt trong mọi hoàn cảnh.

Ngành bán lẻ: Khó khăn chồng chất khó khăn

+ Trong 2 năm qua, đại dịch COVID-19 đã khiến CellphoneS gặp phải những khó khăn gì, thưa ông?

- Đúng vậy. Trong 2 năm qua, ngành bán lẻ đã phải chịu thiệt hại rất nặng. Trong đó, chúng tôi - một doanh nghiệp phân phối các sản phẩm công nghệ, điện tử được xếp vào danh mục “không thiết yếu”, hay hàng hóa xa xỉ, nên ảnh hưởng còn lớn hơn rất nhiều.

Thứ nhất, như mọi người đều nhận thấy, trong mùa dịch, hàng triệu người đã bị thất nghiệp, hàng triệu người khác bị giảm thu nhập. Do đó, người dân phải thắt chặt lại chi tiêu, và lựa chọn mua sắm những thứ cần thiết cho cuộc sống.

Ví dụ, có những vị khách trước đây có xu hướng đổi điện thoại 1 năm/lần, thì trong mùa dịch, họ không đổi theo chu kỳ đó nữa. Thay vào đó, họ lựa chọn khi nào điện thoại hỏng thì đổi. Như vậy, các doanh nghiệp kinh doanh điện thoại di động tạm thời mất đi một tệp khách hàng tiềm năng.

Thứ hai, do ảnh hưởng của đại dịch, nhiều quốc gia đã phải thắt chặt việc kiểm soát biên giới. Điều này dẫn đến việc lượng hàng hóa cung ứng không đều đặn, do gián đoạn về sản xuất và quá trình vận chuyển.

Đồng thời, giá cả nhiều mặt hàng liên tục tăng, đã gây ra nhiều khó khăn trong việc mua hàng và dự trữ hàng hóa.

Thứ ba, chúng tôi cũng giống nhiều doanh nghiệp khác phải đối mặt với tình trạng lực lượng lao động bị nhiễm bệnh, phải nghỉ việc để điều trị. Một số khác lo ngại dịch bệnh bùng phát ở các thành phố lớn, nên lựa chọn nghỉ việc để về quê tránh dịch. Tất cả những điều này đã khiến chúng tôi đối mặt với tình trạng thiếu hụt lao động.

Thứ tư, trong thời kỳ giãn cách việc giao hàng gặp nhiều khó khăn, các đơn hàng trong cùng quận, cùng phường có thể mất cả tuần giao hàng.

Tất cả những yếu tố kể trên đã kéo theo việc doanh thu sụt giảm, đặc biệt trong thời kỳ giãn cách, doanh thu giảm sâu nhưng hàng loạt các chi phí cố định và phát sinh thêm như tiền nhà, lương cơ bản, chi phí cho việc xét nghiệm, hỗ trợ nhân viên bị F0…

bai hoc cua cellphones sau 2 nam doi mat voi dich benh phai thich nghi linh hoat hinh 2

+ Được biết, CellphoneS có hàng trăm cửa hàng kinh doanh tại chỗ ở nhiều địa phương như Hà Nội và TP.HCM. Vậy, trong 2 năm qua, CellphoneS có gặp áp lực trong việc chi trả chi phí thuê mặt bằng hay không?

- Chúng tôi rất may mắn, trong 2 năm đối mặt với dịch bệnh đã nhận được sự thông cảm của các chủ mặt bằng, cho thuê kinh doanh.

Quả thật, trong giai đoạn đầu dịch bệnh mới xuất hiện, nhất là đợt giãn cách toàn xã hội đầu tiên vào tháng 4/2020, áp lực đến kỳ thanh toán tiền thuê mặt bằng là có.

Nhưng, trong những đợt giãn cách về sau, các chủ nhà đã nhận ra chúng tôi đang phải chật vật để tồn tại, nên họ chủ động miễn, giảm tiền thuê mặt bằng. Thậm chí, nhiều cô, chú, anh, chị miễn tiền thuê cho tới khi hoạt động kinh doanh được mở lại.

Dù vậy, trong cái “khó” cũng tạo ra một chút cơ hội. Đơn cử như việc nhiều chủ nhà đối mặt với tình trạng trả lại mặt bằng, đây là cơ hội cho chúng tôi và các doanh nghiệp bán lẻ khác trong các ngành nhà hàng, thời gian có thể mở rộng cửa hàng mới, vị trí đẹp hơn, giá cả cũng phải chăng hơn.

+ Đầu năm 2022, Việt Nam đã bước vào giai đoạn “bình thường mới”, thế nhưng có vẻ các doanh nghiệp bán lẻ các sản phẩm công nghệ vẫn đang gặp rất nhiều khó khăn, như việc Trung Quốc kiểm soát chặt chẽ biên giới, hoặc cuộc chiến giữa Nga - Ukraine. Hai yếu tố này đang tiếp tục khiến chuỗi cung ứng bị đứt gãy, điều này liệu có đúng không, thưa ông?

- Về vấn đề Trung Quốc kiểm soát chặt chẽ biên giới, trước mắt chưa ảnh hưởng rõ rệt do vẫn còn lượng hàng dự trữ đã chuẩn bị từ đợt cuối năm 2021.

Tuy nhiên về lâu về dài thì hàng hóa cung ứng sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng do các nhóm thành phần linh kiện cơ bản đều bị thiếu hụt.

Tương tự như cuộc chiến giữa Nga - Ukraine cũng khiến ngành sản xuất các sản phẩm công nghệ thiếu đi một số linh kiện cần thiết, nên việc đứt gãy chuỗi cung ứng là điều đã được các doanh nghiệp bán lẻ như chúng tôi dự báo.

Vì vậy, trong bối cảnh khó khăn, chúng tôi phải chủ động dòng vốn tốt để nhập về một lượng lớn hàng hóa. Tránh trường hợp “cháy hàng”, không có sản phẩm để bán.

Đó là chưa tính đến việc nhiều mặt hàng nguyên liệu đang tăng giá, người dân thế giới và cả Việt Nam đều phải thắt chặt lại chi tiêu.

Theo đánh giá thì sức mua hàng hiện tại chỉ đạt khoảng 80% so với trước đại dịch, mặc dù chúng ta đã mở cửa trở lại. Đồng thời, các ngành hàng có tăng trưởng mạnh trong dịch bệnh như máy tính, laptop cũng đang có sự giảm sút do nhu cầu làm việc học tập tại nhà giảm.

Bài học sau 2 năm đối mặt với dịch bệnh: “Phải thích nghi linh hoạt”

+ Trong hai năm qua, rất nhiều doanh nghiệp bán lẻ đã rơi vào tình thế hết sức “nguy kịch”, thậm chí nhiều doanh nghiệp đã phá sản, ngừng hoạt động. Vậy, CellphoneS đã có những giải pháp nào để vượt qua 2 năm dịch bệnh, thưa ông?

- Trong thời gian dịch bệnh phức tạp, CellphoneS mở rộng và đẩy mạnh các mặt hàng phù hợp với giai đoạn giãn cách, như máy tính, laptop và các thiết bị điện tử.

Do nhu cầu làm việc học tập tại nhà tăng cao, các mặt hàng này có doanh số rất tốt trong thời gian dịch bệnh.

Chúng tôi cũng đẩy mạnh các hoạt động bán hàng online, đầu tư nhiều cho chuyển đổi số trong hoạt động kinh doanh. Nhờ đó, trong giai đoạn 2 năm, doanh số kinh doanh online vẫn đang tăng trưởng tốt và đang đóng góp hơn 20% tổng doanh thu.

Đồng thời, siết chặt tiết kiệm tối đa các chi phí, đặc biệt những chi phí không trực tiếp tạo ra doanh thu như văn phòng phẩm, điện nước,… Ngoài ra, chúng tôi đẩy mạnh tìm kiếm các mặt bằng kinh doanh mới, điều này giúp người tiêu dùng nhận diện được thương hiệu tốt hơn. Thực tế cho thấy, chúng tôi đã mở rộng được nhiều cửa hàng hơn trong 2 năm qua, với nhiều cửa hàng có diện tích lớn, vị trí thuận tiện mà trước đó rất khó có thể thuê được.

Trong thời gian tới, CellphoneS tiếp tục đẩy mạnh quá trình chuyển đổi số trong hoạt động quản trị và kinh doanh của hệ thống. Trong đó sẽ tập trung vào mảng ứng dụng công nghệ trong quản lý, bán hàng.

Ngoài ra còn đầu tư nhiều cho thương mại điện tử phù hợp với xu hướng mua sắm online đã được kích hoạt và phát triển mạnh sau thời gian dịch bệnh.

+ Vậy bài học rút ra sau hai năm đối mặt với dịch bệnh là gì, thưa ông?

- Sau khi đối mặt với rất nhiều khó khăn, tôi cho rằng có 2 bài học kinh nghiệm được đúc kết lại.

Thứ nhất, trong khó khăn phải có sự linh hoạt, nhanh chóng thay đổi cơ chế, định hướng kinh doanh để phù hợp với thời cuộc. Đơn cử như việc kiểm soát chi phí chi tiêu, nhất là các chi phí không trực tiếp tạo ra doanh thu.

Thứ hai, phải biết cách “biến” các khó khăn thành những cơ hội mới trong kinh doanh. Nó giống như việc chúng tôi phát triển mảng kinh doanh online và đã gặt hái được một số thành công trong thời gian vừa qua.

Hoặc, chúng tôi tận dụng tốt làn sóng trả mặt bằng, để tìm kiếm các cửa hàng có vị trí tốt. Đây cũng là cách để hỗ trợ tốt hơn cho bán hàng online khi hiện diện thương hiệu các tỉnh thành trong cả nước ngày càng tốt hơn.

+ Xin chân thành cảm ơn ông!

Ngọc Tú (Thực hiện)

Tin khác

Vietnam Airlines khai mở trạm văn hóa đầu tiên trong chương trình One S

Vietnam Airlines khai mở trạm văn hóa đầu tiên trong chương trình One S

(CLO) Ngày 27 tháng 3 năm 2024, Vietnam Airlines tổ chức sự kiện chính thức ra mắt game tương tác One S, khai mở trạm văn hóa đầu tiên với điểm đến là Thủ đô Hà Nội.

Thị trường - Doanh nghiệp
Hội thảo “Xu hướng tín dụng xanh và định hướng cho hoạt động kinh doanh của Vietcombank”

Hội thảo “Xu hướng tín dụng xanh và định hướng cho hoạt động kinh doanh của Vietcombank”

(CLO) Ngày 22/3/2024, Vietcombank đã tổ chức thành công Hội thảo “Xu hướng tín dụng xanh và định hướng cho hoạt động kinh doanh của Vietcombank” tại Trụ sở chính, 198 Trần Quang Khải, Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Thị trường - Doanh nghiệp
Nhót đỏ chín mọng “phủ sóng” đầy đường phố Hà Nội, giá tăng dựng đứng

Nhót đỏ chín mọng “phủ sóng” đầy đường phố Hà Nội, giá tăng dựng đứng

(CLO) Cứ đến độ cuối tháng 3 đầu tháng 4, Hà Nội lại xuất hiện những chiếc xe chở đầy nhót đỏ au. Với hương vị chua ngọt đặc biệt, loại quả thôn quê dân dã này đang được bán với giá khá cao tại các thành phố.

Thị trường - Doanh nghiệp
PVFCCo: 21 năm vững bước, không ngừng bổ sung động lực mới cho phát triển bền vững

PVFCCo: 21 năm vững bước, không ngừng bổ sung động lực mới cho phát triển bền vững

(CLO) Kể từ ngày thành lập đến nay, PVFCCo đã không ngừng phát triển, nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh, quản trị để trở thành một trong những doanh nghiệp hàng đầu trong ngành phân bón, hóa chất tại Việt Nam.

Thị trường - Doanh nghiệp
Loạt doanh nghiệp phản đối điều tra chống bán phá giá đối với HRC nhập khẩu

Loạt doanh nghiệp phản đối điều tra chống bán phá giá đối với HRC nhập khẩu

(CLO) 7 doanh nghiệp trong ngành tôn mạ và ống thép đã có công văn, bày tỏ mối quan ngại sâu sắc về yêu cầu điều tra chống bán phá giá đối với HRC nhập khẩu Trung Quốc.

Thị trường - Doanh nghiệp