Bài học từ sự phục hồi kinh tế của Trung Quốc

Thứ sáu, 23/10/2020 15:16 PM - 0 Trả lời

(CLO) Trung Quốc trong tuần này đã trở thành quốc gia đầu tiên quay trở lại tăng trưởng kinh tế sau khi bùng phát COVID-19. Các chuyên gia đánh giá, không phải ngẫu nhiên Trung Quốc có được điều đó và không dễ để các nước khác có thể thực hiện các biện pháp tương tự.

kinh te Trung Quoc

Những con số tăng trưởng ấn tượng

Nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đã tăng 4,9% trong quý III, từ tháng 7 đến tháng 9, so với một năm trước, theo số liệu thống kê của chính phủ công bố vào thứ Hai (19/10).

Tốc độ này nhanh hơn mức tăng 3,2% mà chính phủ Trung Quốc ghi nhận trong quý thứ hai, khi nước này ngăn chặn thành công cuộc suy thoái do đại dịch gây ra, không giống như hầu hết các nền kinh tế.

“Nền kinh tế Trung Quốc vẫn phục hồi với nhiều tiềm năng. Sự phục hồi tiếp tục được dự đoán sẽ mang lại lợi ích cho sự phục hồi toàn cầu”, Yi Gang, thống đốc Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc, cho biết hôm Chủ nhật trong một cuộc hội thảo do Group of Thirty tổ chức.

Ông nói thêm rằng nền kinh tế Trung Quốc dự kiến ​​sẽ tăng trưởng khoảng 2% trong năm nay.

Mặc dù một số người có thể vẫn bày tỏ sự nghi ngờ với số liệu của chính phủ Trung Quốc, nhưng ngay cả Quỹ Tiền tệ Quốc tế độc lập (IMF) cũng ước tính rằng tổng sản phẩm quốc nội của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới cũng sẽ tăng 1,9% trong cả năm 2020.

Những con số đầy khởi sắc của nền kinh tế Trung Quốc thực sự là điểm sáng trong bối cảnh hầu hết các quốc gia, trong đó có Mỹ, Nhật Bản và Liên minh châu Âu vẫn đang lao đao vì suy thoái và hầu như không nhúc nhích về tăng trưởng.

Có rất nhiều nhà phân tích bình luận rằng, một trong những lý do giúp Trung Quốc thành công trong việc khởi động lại nền kinh tế vì họ có nhiều công cụ hơn.

Việc sớm kiểm soát được đại dịch giúp Trung Quốc nhanh chóng nối lại các hoạt động sản xuất, qua đó ngăn chặn được đà suy thoái kinh tế trong bối cảnh đại dịch làm tê liệt chuỗi cung ứng toàn cầu - Ảnh: Xinhua

Việc sớm kiểm soát được đại dịch giúp Trung Quốc nhanh chóng nối lại các hoạt động sản xuất, qua đó ngăn chặn được đà suy thoái kinh tế trong bối cảnh đại dịch làm tê liệt chuỗi cung ứng toàn cầu - Ảnh: Xinhua

Cần những biện pháp nghiêm khắc với bộ máy giám sát quyết liệt

Điều đó có nghĩa là Trung Quốc có một hệ thống quản lý và bộ máy giám sát nhà nước có đủ nguồn lực và ý chí, để áp đặt các biện pháp nghiêm khắc, bao gồm các giao thức phong tỏa và truy vết trên diện rộng - điều đơn giản là không thể thực hiện được trong một nền dân chủ.

Tuy nhiên, không phải chỉ trong một chính phủ cứng rắn như Trung Quốc mới có thể đạt được những chuyển biến kinh tế đáng chú ý sau đại dịch. Một trường hợp điển hình là New Zealand. Các ví dụ khác bao gồm Hàn Quốc, Singapore và Úc.

Vậy các quốc gia khác có thể học được bài học gì từ các quốc gia này để đưa nền kinh tế của họ trở lại trên con đường phục hồi? Các chuyên gia của deVere Group, tổ chức tư vấn tài chính độc lập lớn nhất thế giới, cho rằng có hai nguyên nhân để Trung Quốc làm được điều này.

Đầu tiên là sự cần thiết phải thiết lập các quy tắc mở cửa và nối lại các hoạt động kinh tế một cách thận trọng, được cân nhắc và có thể thực thi - bao gồm kiểm tra bắt buộc đối với virus Corona và theo dõi tiếp xúc, đeo khẩu trang và giãn cách xã hội.

Điều này đã thấy ở Trung Quốc và các nơi khác, những biện pháp này sẽ làm giảm sự lây lan của cộng đồng và do đó cho phép các doanh nghiệp mở cửa trở lại và sẽ thúc đẩy chi tiêu của người tiêu dùng.

Một trong những đặc điểm đáng khích lệ nhất trong sự phục hồi của Trung Quốc là doanh số bán lẻ, tăng 0,9% trong quý III so với một năm trước, với mức tăng 3,3% chỉ trong tháng 9.

Sau khi kiểm soát được đại dịch, việc gỡ bỏ các hạn chế giúp tiêu dùng nội địa Trung Quốc tăng mạnh, tạo điều kiện để các ngành hàng bán lẻ tăng mạng, thúc đẩy trao đổi thương mại - Ảnh: Xinhuanet

Sau khi kiểm soát được đại dịch, việc gỡ bỏ các hạn chế giúp tiêu dùng nội địa Trung Quốc tăng mạnh, tạo điều kiện để các ngành hàng bán lẻ tăng mạng, thúc đẩy trao đổi thương mại - Ảnh: Xinhuanet

Thực sự, những điều này - như doanh số bán lẻ - là cần thiết và cho thấy các biện pháp cứng rắn của chính phủ là thực tế khoa học chứ không phải là cái cớ cho các cuộc tranh luận chính trị ở các quốc gia đang tiến hành phục hồi kinh tế.

Thứ hai, sự hỗ trợ của chính phủ trong việc giúp đỡ các doanh nghiệp thuộc mọi quy mô thông qua hỗ trợ tài chính, cũng như dành nhiều tỷ đô la cho các dự án cơ sở hạ tầng lớn để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong dài hạn.

Nền kinh tế lớn duy nhất trải qua sự phục hồi rộng rãi là Trung Quốc. Có một xu hướng tăng trên hầu hết các lĩnh vực bao gồm du lịch và khách sạn, vốn đã bị thiệt hại nặng nề bởi đại dịch ở những nơi khác.

Với những gì Trung Quốc đang thực hiện, các quốc gia khác có thể xem đây là một ví dụ để tìm cách khởi động lại nền kinh tế của mình. 

Bên cạnh đó, việc Trung Quốc đang trở thành đầu tàu trong hoạt động thương mại toàn cầu cho thấy những nội lực mạnh mẽ, sự linh hoạt trong vận hành nền kinh tế và sự trỗi dậy là điều không thể khác. 

Phan Nguyên

Tin khác

Trẻ em Gaza ước ao về những ngày đi học trước xung đột

Trẻ em Gaza ước ao về những ngày đi học trước xung đột

(CLO) Thời gian học tập, vui chơi bên bạn bè của trẻ em Gaza đã biến mất kể từ khi xung đột Israel - Hamas nổ ra 6 tháng trước. Với các em, những điều tưởng như bình thường đó giờ lại là nỗi ước ao mịt mờ.

Thế giới 24h
Thiếu hụt tên lửa, Ukraine chuyển sang sử dụng khinh khí cầu tấn công Nga

Thiếu hụt tên lửa, Ukraine chuyển sang sử dụng khinh khí cầu tấn công Nga

(CLO) Lực lượng phòng không Nga tuyên bố đã bắn hạ 5 khinh khí cầu của Ukraine trong đêm ngày 17/4. Đây là dấu hiệu cho thấy đang có sự thay đổi về phương thức chiến đấu của Kiev trong cuộc xung đột với Nga, nhất là trong bối cảnh họ đang thiếu hụt tên lửa do nguồn viện trợ từ Mỹ bị đình trệ.

Thế giới 24h
Triều Tiên và Belarus thắt chặt quan hệ ngoại giao

Triều Tiên và Belarus thắt chặt quan hệ ngoại giao

(CLO) Các lãnh đạo Triều Tiên đã đón tiếp phái đoàn đến từ Belarus và cam kết tăng cường hợp tác hỗ trợ lẫn nhau trên trường quốc tế trong các cuộc hội đàm diễn ra vào thứ Năm (18/4), theo hãng thông tấn KCNA đưa tin.

Thế giới 24h
Hệ thống phòng thủ của Israel hiệu quả nhưng chi phí cao

Hệ thống phòng thủ của Israel hiệu quả nhưng chi phí cao

(CLO) Hệ thống phòng không lỗi thời khiến Iran dễ bị Israel tấn công nếu Thủ tướng Benjamin Netanyahu quyết định phớt lờ áp lực toàn cầu để trả đũa trực tiếp bằng loạt tên lửa và máy bay không người lái.

Thế giới 24h
Hơn 100 người biểu tình ủng hộ Palestine bị bắt ở New York, gồm cả nhà báo

Hơn 100 người biểu tình ủng hộ Palestine bị bắt ở New York, gồm cả nhà báo

(CLO) Hơn 100 người biểu tình ủng hộ Palestine đã bị bắt hôm 17/4 trong khuôn viên Đại học Columbia (New York, Mỹ), sau khi cảnh sát New York giải tán một khu trại do sinh viên dựng lên để biểu tình chống lại hành động của Israel ở Gaza.

Thế giới 24h