Bài toán quyết định ngôi vương Olympia năm thứ 22 là sao chép, có sẵn đáp án trên mạng?

Thứ hai, 03/10/2022 17:49 PM - 0 Trả lời

(CLO) Việc bài toán sử dụng để phân định ngôi vô địch Olympia năm thứ 22 được sao chép nguyên bài toán đã được công bố trước đó, có sẵn đáp án là chưa thuyết phục.

Cuộc thi chung kết Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 22 diễn ra ngày 2/10/2022 là một trong các cuộc thi gay cấn hồi hộp nhất trong 22 trận chung kết năm.

Chiến thắng ngược dòng của Đặng Lê Nguyên Vũ ở câu hỏi cuối cùng với niềm vui vỡ òa khi giành được vòng nguyệt quế là khoảnh khắc đọng mãi trong lòng nhiều khán giả xem truyền hình.

Bên cạnh cảm xúc ấn tượng, chương trình vẫn còn nhiều thiếu sót, đặc biệt là tính sáng tạo câu hỏi logic trong đề thi mà có rất ít khán giả biết đến.

bai toan quyet dinh ngoi vuong olympia nam thu 22 la sao chep co san dap an tren mang hinh 1

Câu hỏi toán học phân định ngôi vương là bài toàn có sẵn và lời giải trên internet, học sinh có thể học thuộc đáp án.

Bốn thí sinh: Đặng Lê Nguyên Vũ (THPT Bắc Duyên Hà, Thái Bình), Vũ Bùi Đình Tùng (THPT chuyên Trần Phú, Hải Phòng), Bùi Anh Đức (THPT chuyên Sơn La ) và Vũ Nguyên Sơn (THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam, Hà Nội) đã vượt qua 140 đối thủ để tranh tài trận chung kết năm Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 22.

Màn rượt đuổi tranh ngôi vô địch trở nên kịch tính khi Nguyên Sơn giành điểm từ câu hỏi tiếng Anh của Đình Tùng để có 185 điểm và soán ngôi dẫn đầu của Nguyên Vũ với khoảng cách chênh lệch 10 điểm rất nhỏ nhoi.

Lúc này chỉ còn 1 câu hỏi của Đình Tùng và cũng là câu hỏi cuối cùng của cuộc thi. Đây là một câu hỏi về Toán học không đơn giản khi phải tìm đúng đáp số trong 30 giây.

Đề bài. Một hệ thống đèn trang trí gồm 8 đèn. Mỗi đèn hiện màu xanh trong 2 phút rồi chuyển sang màu đỏ cũng trong 2 phút. Bắt đầu từ đèn thứ nhất bật màu xanh, cứ sau 10 giây thì một đèn tiếp theo sẽ bật màu xanh. Tính thời gian cả 8 đèn cùng bật màu xanh trong 3 phút đầu tiên của hệ thống đèn

Giải. Trong 3 phút đầu tiên của hệ thống đèn thì đèn thứ nhất chỉ hiện màu xanh trong 2 phút hay 120 giây đầu tiên. Để ý rằng cứ sau 10 giây trạng thái các bóng đèn liên tiếp nhau sẽ bật màu xanh nên đến giây thứ 70 cả 8 đèn đều bật màu xanh.

Từ đó thời gian mà cả 8 đèn cùng bật màu xanh trong 3 phút đầu tiên của hệ thống là 120–70=50 (giây). Sau phút thứ 2 đến phút thứ 3 thì đèn đầu tiên màu đỏ. Vậy thời gian cả 8 đèn cùng bật màu xanh trong 3 phút đầu tiên là 50 giây.

Đây là một bài toán 30 giây siêu khó với rất nhiều học sinh chuyên toán trong đó có Đình Tùng. Bài toán này có gốc ở nước ngoài và bản dịch là bài toán 23 đã được thầy giáo Hoàng Trọng Hảo đưa lên hanoimoi.com.vn ngày 08/01/2017.

Bình luận. Để quảng bá các sản phẩm điện tử đặc biệt là “Tivi” với mục tiêu lấy học sinh làm trung tâm trong các gia đình, năm 1999 công ty điện tử LG của Hàn Quốc đã giới thiệu một Gameshow với tên chung “Digital LG Quiz” đến 6 Quốc gia (sau này là 13 Quốc gia) trong đó có Việt Nam. Ngày 21/3/1999, VTV3 Đài Truyền hình Việt Nam đã phát sóng số đầu tiên Gameshow với phiên bản Việt có tên gọi “Đường lên đỉnh Olympia”.

Cho đến nay 11/13 Quốc gia đã dừng phát sóng Gameshow này (nhiều nước dừng từ năm 2004) thì tại Việt Nam “Đường lên đỉnh Olympia vẫn  đang tiếp tục sản xuất để phát sóng trên VTV3 năm thứ 23.

Bên cạnh những thành tựu trong tổ chức thi cho 3168 thí sinh, Gameshow Olympia vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế, đặc biệt là nạn sao chép y chang các câu hỏi Toán học, IQ và logic trên các trang mạng nổi tiếng.

Cần chú ý Toán học đóng vai trò nền tảng, then chốt và xuyên suốt để phát triển tư duy logic cho học sinh phổ thông.

Do đó nếu trong Gameshow Olympia, môn Toán chỉ chiếm khoảng 5% số lượng câu hỏi thì thiết nghĩ các câu Toán phải rất sáng tạo để giúp phân loại tốt thí sinh.

Rất tiếc nhiều câu hỏi hay của Toán học, IQ và logic đều đến từ việc sao chép y chang trên các website quốc tế.

Cách đây 4 năm trận chung kết “Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 18” diễn ra vào đúng thời khắc lịch sử thiêng liêng nhất của dân tộc Việt Nam đó là Ngày Quốc khánh 2/9/2018. Tuy nhiên ở vòng thi “Tăng Tốc” câu hỏi đầu tiên lúc 9h39 phút đã sao chép “bài toán 12 bình nước” trên Youtube 19/8/2017.

Những bất cập trong 21 năm tổ chức thi Gameshow Olympia và việc sao chép trên các website phổ biến.

Tuy nhiên trận chung kết “Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 22” tổ chức 2/10/2022 lại tiếp tục mắc nhiều sai sót. Bên cạnh sai sót về đáp án câu hỏi tiếng Anh thì nghiêm trọng nhất là 2 bài toán đã sao chép trên các trang mạng nổi tiếng.

Đặc biệt là câu hỏi cuối cùng của thí sinh Vũ Bùi Đình Tùng (THPT chuyên Trần Phú, Hải Phòng) cũng là câu hỏi cuối cùng của cuộc thi đã copy y chang bài toán được giới thiệu từ năm 2020 (bài còn lại là bài 3 kim đồng hồ bằng nhau copy trên trang Youtube năm 2019 của một cựu sinh viên đại học Stanford).

Đã đến lúc cần cân nhắc, nếu không chấm dứt ngay hiện tượng “copy xào nấu câu hỏi từ các website quốc tế” thì nên dừng lại gameshow “Đường lên đỉnh Olympia” ở đỉnh cao vinh quang giống như nhiều quốc gia khác đã dừng gameshow từng có một thời vang bóng.

 

Nhà giáo Trần Phương

Bình Luận

Tin khác

Gia Lai: Một học sinh lớp 7 bị nhóm thanh niên tấn công trên đường đi học về

Gia Lai: Một học sinh lớp 7 bị nhóm thanh niên tấn công trên đường đi học về

(CLO) Trên đường đi học về, em T. (học sinh lớp 7) bất ngờ bị 1 nhóm thanh niên dùng ghế nhựa, mũ bảo hiểm tấn công gây thương tích.

Giáo dục
Một giáo viên bị tố lừa đảo, chiếm đoạt nhiều tỷ đồng của đồng nghiệp

Một giáo viên bị tố lừa đảo, chiếm đoạt nhiều tỷ đồng của đồng nghiệp

(CLO) Bà Đỗ Thị Huyền Trang (giáo viên Trường THPT Phạm Văn Đồng, xã Ia Sao, huyện Ia Grai, Gia Lai) bị tố lừa đảo, chiếm đoạt hơn 10 tỷ đồng. Đáng chú ý, phần lớn nạn nhân lại là các đồng nghiệp của bà Trang.

Giáo dục
Học sinh trường THPT Đại học Quốc gia Hà Nội được học chương trình đại học sớm

Học sinh trường THPT Đại học Quốc gia Hà Nội được học chương trình đại học sớm

(CLO) Theo đó, từ năm học 2024-2025, học sinh THPT của Đại học Quốc gia Hà Nội có thành tích học tập tốt sẽ được học tích lũy một số học phần trong chương trình đào tạo đại học và định hướng nghề nghiệp.

Giáo dục
Nở rộ nhiều mô hình đào tạo đại học giá đắt đỏ: Đầu tư giáo dục thế nào mới khôn ngoan?

Nở rộ nhiều mô hình đào tạo đại học giá đắt đỏ: Đầu tư giáo dục thế nào mới khôn ngoan?

(NB&CL) Theo chuyên gia, đầu tư giáo dục cần phù hợp năng lực con cái cùng với điều kiện kinh tế gia đình và nguyện vọng học tập của các em, tránh chạy theo xa hoa, phù phiếm.

Giáo dục
Thúc đẩy hợp tác giáo dục Việt Nam và Liên bang Nga

Thúc đẩy hợp tác giáo dục Việt Nam và Liên bang Nga

(CLO) Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn và đoàn công tác Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Việt Nam đang có chuyến thăm và làm việc tại Liên bang Nga nhằm thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực giáo dục đại học giữa hai nước.

Giáo dục