(CLO) Sáng sớm 8/12, các chiến binh đối lập Syria tuyên bố đã chiếm được thủ đô Damascus và Tổng thống Bashar al-Assad đã chạy trốn khỏi đất nước.
Chỉ trong vòng 11 ngày, 24 năm cầm quyền của Tổng thống Bashar al-Assad đã chấm dứt. Các bản đồ bên dưới cung cấp cái nhìn tổng quan từng ngày về tình hình kiểm soát lãnh thổ.
Trước ngày 27/11
Trước ngày 27/11, lực lượng đối lập Syria chủ yếu bị giới hạn trong thành trì của họ ở tỉnh Idlib, phía tây bắc, sau lệnh ngừng bắn được Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan và Tổng thống Nga Vladimir Putin làm trung gian vào tháng 3/2020.
Bản đồ bên dưới cho thấy quyền kiểm soát lãnh thổ của Syria trước ngày 27/11.
Trên thực tế, có 4 nhóm chính đang cạnh tranh giành quyền kiểm soát lãnh thổ ở Syria, bao gồm:
1. Lực lượng Chính phủ Syria: Quân đội Syria cùng với Lực lượng Phòng vệ Quốc gia, một nhóm bán quân sự ủng hộ chính phủ.
2. Lực lượng Dân chủ Syria (SDF): Nhóm do người Kurd lãnh đạo, được Mỹ hỗ trợ, kiểm soát một số khu vực ở phía đông Syria.
3. HTS và các nhóm phiến quân đồng minh: Nhóm thánh chiến Hayat Tahrir al Sham (HTS) là phiên bản mới của Mặt trận al-Nusra, từng tuyên thệ trung thành với al-Qaeda trước khi cắt đứt quan hệ vào năm 2016.
4. Thổ Nhĩ Kỳ và các lực lượng phiến quân liên kết với Thổ Nhĩ Kỳ: Các lực lượng do Thổ Nhĩ Kỳ hậu thuẫn, như Quân đội Quốc gia Syria, chiến đấu ở miền bắc Syria.
Ngày 1: 27 tháng 11
Ngày 27/11, chỉ một ngày sau khi lệnh ngừng bắn giữa Israel và Lebanon có hiệu lực, lực lượng đối lập Syria, do HTS lãnh đạo, đã phát động cuộc tấn công từ căn cứ của họ ở tỉnh Idlib, tây bắc Syria.
Nhóm phiến quân cho biết các cuộc tấn công là để trả đũa các cuộc tấn công gần đây của chính phủ Syria vào các thành phố ở Idlib, bao gồm Ariha và Sarmada.
Đến tối, nhóm này đã chiếm được ít nhất 19 thị trấn và làng mạc từ lực lượng ủng hộ chính quyền, bao gồm cả các địa điểm quân sự, khi họ tiến vào phía tây tỉnh Aleppo. Chính quyền Syria đáp trả bằng cách pháo kích vào các khu vực do phiến quân chiếm giữ trong khi không quân Nga tiến hành các cuộc không kích.
Ngày 2: 28 tháng 11
Đến ngày 28/11, quân nổi dậy đã chiếm được nhiều lãnh thổ hơn và đânh đuổi lực lượng chính phủ khỏi các ngôi làng ở phía đông Idlib, sau đó bắt đầu tiến về phía đường cao tốc M5, một tuyến đường chiến lược dẫn về phía nam đến thủ đô Damascus, cách đó khoảng 300 km.
Ngày 3: 29 tháng 11
Theo một nhóm giám sát chiến tranh Syria và các chiến binh, đến ngày 29/11, lực lượng phiến quân đã tiến vào một số khu vực của thành phố Aleppo sau khi kích nổ hai quả bom xe và giao tranh với lực lượng chính phủ ở rìa phía tây của thành phố. Đài truyền hình nhà nước Syria cho biết Nga đang cung cấp hỗ trợ trên không cho quân đội Syria.
Ngày 4: 30 tháng 11
Đến ngày 30/11, hình ảnh và video trực tuyến cho thấy các chiến binh phiến quân chụp ảnh bên cạnh Thành cổ Aleppo khi họ tiến vào thành phố. Sau khi chiếm được Aleppo, quân nổi dậy tiến về phía nam, hướng tới Hama.
Ngày 5: 1 tháng 12
Đến ngày 1/12, máy bay chiến đấu của Syria và Nga đã tăng cường các cuộc không kích vào thành phố Idlib và các vị trí ở Aleppo khi lực lượng chính phủ cố gắng làm chậm bước tiến của các chiến binh đối lập.
Trong bình luận công khai đầu tiên kể từ khi cuộc tấn công bắt đầu, Tổng thống al-Assad cho biết lực lượng của ông sẽ tiếp tục bảo vệ "sự ổn định và toàn vẹn lãnh thổ của chính phủ trước những kẻ khủng bố và những người ủng hộ chúng".
Ngày 6: 2 tháng 12
Các trận chiến ác liệt vẫn tiếp diễn ở ngoại ô Hama khi quân đối lập Syria tiến vào thành phố trung tâm chiến lược này – thành phố lớn thứ tư của Syria.
Ngày 7: 3 tháng 12
Chính quyền Syria cho biết cuộc phản công của họ đã đẩy lùi các chiến binh đối lập đang cố gắng tiến vào Hama. Ngược lại, lực lượng đối lập cho biết họ đã bắt giữ nhiều quân đội Syria và các chiến binh được Iran hậu thuẫn hơn trong các trận chiến ác liệt.
Ngày 8: 4 tháng 12
Các chiến binh đối lập tiếp tục tiến xa hơn về phía nam khi họ chiếm được nhiều thị trấn hơn ở tỉnh Hama.
Ngày 9: 5 tháng 12
Đến ngày 5/12, quân nổi dậy tuyên bố đã kiểm soát hoàn toàn Hama. Việc chiếm giữ thành phố này đã đưa họ tiến gần hơn một bước đến việc cắt đứt các thành phố ven biển Tartous và Latakia khỏi phần còn lại của đất nước. Latakia là một thành trì chính trị quan trọng của ông al-Assad, đồng thời là căn cứ hải quân chiến lược của Nga.
Ngày 10: 6 tháng 12
Việc chiếm được Hama đã mở đường tới Homs, thành phố lớn thứ ba của Syria. Homs, một thành phố giao lộ quan trọng nối liền Damascus với các khu vực ven biển của Syria, nằm cách Hama khoảng 46km về phía nam. Lực lượng chính quyền Syria đã tiến hành một số cuộc không kích vào tuyến đường chính nhằm ngăn chặn bước tiến của phe đối lập.
Ngày 11: 7 tháng 12
Ngày 7/12, các lực lượng phía nam bắt đầu di chuyển và các chiến binh đối lập có trụ sở tại Deraa cho biết họ đã giành được quyền kiểm soát thành phố, đây là tổn thất chiến lược thứ tư của lực lượng Tổng thống Bashar al-Assad trong một tuần. Deraa, chỉ cách biên giới với nước láng giềng Jordan vài km, được biết đến là cái nôi của cuộc cách mạng năm 2011.
Cùng ngày, các chiến binh nổi loạn đã tiến đến cách thủ đô Damascus chỉ vài km. Đến tối, họ đã đến vùng ngoại ô, và vào sáng sớm ngày 8/12, các chiến binh đã chiếm được thủ đô.
(CLO) Hàng nghìn người dân đã đổ về ngã tư Lạc Long Quân - Nguyễn Hoàng Tôn (Tây Hồ, Hà Nội) để xem Lễ Tổng duyệt Chương trình Hòa nhạc Ánh sáng - Chào năm mới 2025.
(CLO) Sáng 18/1, tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam (Hà Nội) đã diễn ra hoạt động Trải nghiệm Tết truyền thống, giới thiệu chương trình Vui Xuân Ất Tỵ 2025 "Sắc thái văn hóa Mường, Hòa Bình" thu hút nhiều người dân và du khách quốc tế đến tham quan, trải nghiệm văn hoá của người Việt.
(CLO) Khá bất ngờ là nhiều thương hiệu ô tô lớn tại thị trường Việt Nam lại đang “nương tựa” chủ yếu vào một mẫu xe đắt khách nhất trong toàn bộ danh mục sản phẩm.
(CLO) Sở Giao thông Vận tải (GTVT) Hà Nội vừa thông báo tổ chức giao thông trên tuyến đường Thanh Bình (quận Hà Đông) nhằm bảo đảm trật tự an toàn giao thông cũng như giảm thiểu ùn tắc.
(CLO) Ngày 17/1/2025, Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Iran Masoud Pezeshkian đã chính thức ký kết Hiệp ước Đối tác Chiến lược Toàn diện tại Điện Kremlin, Moscow.
(CLO) Các chuyên gia khuyến nghị thanh thiếu niên nên cân nhắc đến nguy cơ mắc chứng mất trí nhớ trong tương lai, sau khi một nghiên cứu mới đây cho thấy tình trạng sức khỏe không lành mạnh ở tuổi thơ có thể tác động lâu dài đến não bộ.
(CLO) Theo Cục Hàng không Liên bang Mỹ (FAA), các cơ quan quản lý đang xem xét các báo cáo về thiệt hại trên quần đảo Turks và Caicos do các mảnh vỡ rơi xuống sau khi tàu vũ trụ Starship của SpaceX phát nổ trong vụ phóng vào thứ Năm.
(CLO) Trung tâm Chuyển đổi số TP HCM đang mời thầu cho gói thầu phi tư vấn, thuộc kế hoạch lựa chọn nhà thầu thuê hạ tầng máy chủ, an ninh thông tin phục vụ kho dữ liệu dùng chung và nền tảng chính quyền điện tử.
(CLO) Tòa án Tối cao Mỹ đã ra phán quyết vào thứ Sáu về việc duy trì luật cấm TikTok nếu công ty mẹ ByteDance tại Trung Quốc không bán mạng xã hội phổ biến này, khiến nó có nguy cơ ngừng hoạt động tại Mỹ từ ngày mai (19/1).
(CLO) Người dùng năm 2025 quan tâm nhất đến thời lượng pin lâu hơn, vượt xa các xu hướng khác như hiệu suất hay thiết kế mỏng, đòi hỏi các nhà sản xuất đáp ứng nhu cầu này.
(CLO) Tối ngày 17/1, phố ẩm thực đêm đầu tiên của tỉnh Bình Thuận chính thức ra mắt, mang đến không gian ẩm thực, giải trí sôi động dành cho người dân và du khách. Sự kiện đánh dấu bước đi chiến lược trong việc phát triển kinh tế đêm tại thành phố biển.
(CLO) Nội các an ninh Israel đã phê duyệt một thỏa thuận ngừng bắn, mở đường cho sự trở lại của những con tin đầu tiên từ Gaza sớm nhất là vào Chủ nhật và chấm dứt 15 tháng xung đột đã tàn phá dải đất của người Palestine này.
(CLO) Mới đây, trang chủ của câu lạc bộ Man City thông báo tiền đạo Erling Haaland đã chính thức ký bản hợp đồng mới kỷ lục của đội bóng và giải Ngoại hạng Anh, với mức lương cao nhất và thời hạn đến 9 năm rưỡi.
(CLO) Ông Phan Văn Mãi, Chủ tịch UBND TP. HCM cho biết trong giải ngân đầu tư công, chủ đầu tư là số 1, quận huyện là số 2, sở ngành liên quan là số 3, cơ quan thường trực là số 4. Các sở ngành phải áp dụng công thức 1-3-7 để thực hiện và sẽ thanh tra việc này.
(NB&CL) Dường như tất cả những gì liên quan đến cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ cũng như người đứng đầu nước Mỹ đều có thể trở thành tâm điểm của truyền thông. Lễ nhậm chức của các Tổng thống đắc cử của Mỹ là ví dụ. Dưới sự mổ xẻ đa chiều của báo chí, rất nhiều điều thú vị về lễ nhậm chức của các đời Tổng thống Mỹ được hé lộ.
(CLO) Tổng thống vừa bị bắt Yoon Suk Yeol đã trở thành cái tên mới nhất trong danh sách dài các nhà lãnh đạo Hàn Quốc gặp biến cố lớn trong sự nghiệp chính trị của mình.
(NB&CL) Ngoại trưởng Mỹ Antony J. Blinken ngày 14/1/2025 cho biết, Israel và Hamas đang cận kề đồng ý một thỏa thuận tạm dừng giao tranh ở Gaza và thả các con tin bị giam giữ ở đó để đổi lấy các tù nhân Palestine bị giam trong các nhà tù của Israel. Thông tin này đang thắp lên hy vọng về một viễn cảnh hoà bình vốn dĩ xưa nay vẫn rất mong manh cho dải đất này.
(CLO) Trước khi rời nhiệm sở, Tổng thống sắp mãn nhiệm Mỹ Joe Biden đã áp đặt gói cấm vận mạnh nhất từ trước đến nay nhắm vào doanh thu từ dầu khí của Nga, nhằm tạo đòn bẩy giúp Ukraine trong các cuộc đàm phán hòa bình tới đây.
(CLO) Từ ngày 1/1/2025, Ukraine đã quyết định “khóa van” nguồn cung khí đốt của Nga sang châu Âu. Nhiều ý kiến cho rằng, quyết định của Ukraine là một động thái chính trị, song cũng có thể gây ra nhiều hậu quả tiềm ẩn hơn những người người ta tưởng.
(CLO) Máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ 6 của Trung Quốc, được phát hiện lần đầu vào cuối tháng 12/2024, đã thu hút sự chú ý của các chuyên gia quân sự.
(CLO) Nhiều ý kiến cho rằng, việc Tổng thống Donald Trump trở lại Nhà Trắng là kịch bản dễ thở đối với Nga. Khả năng đàm phán Mỹ - Nga nhằm tìm kiếm giải pháp cho vấn đề Ukraine đang tăng lên. Chính quyền mới ở Mỹ cũng có thể nới lỏng các biện pháp trừng phạt đối với Nga để đáp lại tiến bộ trong việc giải quyết xung đột Ukraine.
(CLO) Quan hệ giữa Nga và châu Âu đang trong giai đoạn khó khăn, đặc biệt sau chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga tại Ukraine vào tháng 2/2022. Liệu xu hướng căng thẳng giữa các bên sẽ tiếp tục trong năm 2025?
(NB&CL) Những biến động địa chính trị, xung đột vũ trang, khủng hoảng kinh tế hậu đại dịch, biến đổi khí hậu và làn sóng cánh hữu đang mở đường cho chủ nghĩa bảo hộ trỗi dậy mạnh mẽ, khiến cuộc chiến thương mại trở nên sâu sắc hơn vào năm 2024 và có thể gia tăng ở quy mô toàn cầu vào năm 2025.
(NB&CL) Bên cạnh chiến tranh, xung đột vũ trang hay bạo lực, thế giới cũng đã chứng kiến rất nhiều bất ổn, khủng hoảng chính trị, bạo loạn, lật đổ… trong năm 2024. Nó cho thấy sự chia rẽ, bế tắc không chỉ đến từ các vấn đề quốc tế, mà còn trong lòng nhiều quốc gia trên khắp các châu lục.