Bangladesh đưa ra cảnh báo về các khoản vay của Trung Quốc

Thứ tư, 10/08/2022 09:55 AM - 0 Trả lời

(CLO) Bộ trưởng Tài chính Bangladesh cho rằng nếu các quốc gia đang phát triển còn vay nợ của Trung Quốc, nguy cơ bị đẩy vào cảnh khốn cùng sẽ trở thành hiện thực.

Hàng loạt các nhân tố ảnh hưởng kinh tế từ đại dịch Covid-19, giá thực phẩm và nhiên liệu toàn cầu tăng cao trong bối cảnh chiến tranh Ukraine, đã khiến nhiều nước đang phát triển rơi vào tình trạng căng thẳng và một số nước đang phải vật lộn để trả nợ nước ngoài.

bangladesh dua ra canh bao ve cac khoan vay cua trung quoc hinh 1

Các dự án cơ sở hạ tầng do Trung Quốc hậu thuẫn ở Sri Lanka không mang lại lợi nhuận, chỉ làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng kinh tế. Ảnh: Xinhua/Alamy.

Nguy cơ lâm vào thế khó do vay nợ Trung Quốc

Bộ trưởng Tài chính Bangladesh AHM Mustafa Kamal đã đưa ra hồi chuông cảnh tỉnh cho các nước đang phát triển rằng: phải suy nghĩ kỹ về việc vay thêm các khoản vay thông qua Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) của Trung Quốc vì lạm phát toàn cầu và tăng trưởng kinh tế chậm lại đang gây thêm căng thẳng cho các thị trường mới nổi. Nguy cơ mắc nợ và hệ quả đang đến rất gần.

Bên cạnh đó, ông cũng cho hay Bắc Kinh cần phải chặt chẽ hơn trong việc đánh giá các khoản cho vay trong bối cảnh lo ngại rằng các quyết định đó có nguy cơ đẩy các nước vào tình trạng khốn đốn vì nợ nần.

Ông chỉ ra Sri Lanka, nơi các dự án cơ sở hạ tầng do Trung Quốc hậu thuẫn không mang lại lợi nhuận, mà chỉ làm trầm trọng thêm một cuộc khủng hoảng kinh tế tại quốc gia này.

“Nhiều vấn đề đang diễn ra trên toàn thế giới, các quốc gia sẽ phải suy tính kỹ lưỡng rồi mới ký vào dự án này,” ông tuyên bố trong một cuộc phỏng vấn, đề cập đến BRI.

Ông cho biết cuộc khủng hoảng của Sri Lanka nhấn mạnh rằng Trung Quốc đã không đủ nghiêm khắc trong việc quyết định hỗ trợ tài chính cho các dự án. Ông nói: Cần phải “nghiên cứu kỹ lưỡng” trước khi cho vay một dự án nào đó. “Sau Sri Lanka, chúng tôi cảm thấy rằng các nhà chức trách Trung Quốc không quan tâm đến khía cạnh đặc biệt, rất quan trọng này. ”

Vào tháng trước, Bangladesh đã trở thành quốc gia mới nhất ở châu Á tiếp cận Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF) nhằm xin tài trợ sau khi giá hàng hóa tăng cao bởi cuộc xung đột Nga - Ukraine - đè nặng lên dự trữ ngoại hối của nước này.

Trong khi đó, Bangladesh một bên tham gia vào Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) của Trung Quốc, hiện đang nợ Bắc Kinh khoảng 4 tỷ USD, tương đương 6% tổng nợ nước ngoài.

Ông Kamal cho biết thêm: Bangladesh hy vọng khoản viện trợ đầu tiên từ IMF trị giá 1,5 tỷ đô la (trong tổng viện trợ 4,5 tỷ USD), trong đó sẽ bao gồm tài chính để giúp nước này tài trợ cho các dự án chống chịu với biến đổi khí hậu và củng cố ngân sách quốc gia.

Đồng thời, Bangladesh cũng đang tìm kiếm thêm tổng cộng 4 tỷ USD từ một loạt các bên cho vay đa phương và song phương khác, bao gồm Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng Phát triển Châu Á, Ngân hàng Đầu tư Cơ sở hạ tầng Châu Á và Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản. Ông nói thêm rằng ông lạc quan rằng đất nước sẽ đảm bảo hoàn trả đầy đủ các khoản vay trên.

Bình luận của ông được đưa ra khi Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị đến thăm Bangladesh vào cuối tuần để họp với các quan chức bao gồm cả Thủ tướng Sheikh Hasina.

Trong một tuyên bố, Trung Quốc tự gọi mình là “đối tác chiến lược dài hạn đáng tin cậy nhất của Bangladesh” và cho biết hai bên đồng ý tăng cường “hợp tác trong cơ sở hạ tầng”.

Sri Lanka, quốc gia đã vỡ nợ vào tháng 5, đang đàm phán với IMF để xin một gói cứu trợ khẩn cấp. Bên cạnh đó, Pakistan, nước có dự trữ ngoại hối đã giảm xuống đủ chỉ trong một tháng rưỡi nhập khẩu, tháng 7 đã đạt được thỏa thuận sơ bộ với quỹ IMF để giải phóng 1,3 tỷ USD như một phần của gói hỗ trợ 7 tỷ đô la hiện có.

Dù vay nợ, Bangladesh chưa có nguy cơ “vỡ tổ”

Đối mặt với tình trạng giá năng lượng tăng cao, thiếu nguồn cung cấp khiến Bangladesh phải cắt giảm điện năng sử dụng hàng ngày, kéo dài nhiều giờ. Trong khi đó, nguồn dự trữ ngoại hối của quốc gia này cũng đã giảm xuống dưới 40 tỷ USD so với hơn 45 tỷ USD một năm trước.

Tuy nhiên, các nhà phân tích cho rằng lĩnh vực xuất khẩu mạnh mẽ của nước này, đặc biệt là thương mại hàng may mặc, đã giúp bảo vệ nước này khỏi những cú sốc toàn cầu. Hơn nữa, trong khoảng 5 tháng nước này vẫn đảm bảo hoạt động xuất khẩu, góp phần đảm bảo nguồn tiền trong nước.

Vì thế, Bangladesh không có nguy cơ vỡ nợ như Sri Lanka, ông Kamal nói. "Không có cơ sở nào để nghĩ đến một tình huống như vậy."

Vào năm 2021, Bangladesh có tổng số nợ nước ngoài lên đến 62 tỷ USD, với phần lớn nợ từ các tổ chức cho vay đa phương như Ngân hàng Thế giới. Nước này cũng đã nợ 9 tỷ USD, tương đương 15%, cho các nhà nước cho vay từ Nhật Bản, chủ nợ song phương lớn nhất của nước này, tiếp theo là Trung Quốc.

Trong những thập kỷ gần đây, nền kinh tế Bangladesh đã tăng trưởng nhanh chóng, từ một trong những nước nghèo nhất trong khu vực sau cuộc chiến giành độc lập năm 1971 lên mức thu nhập bình quân đầu người là 2.500 USD, cao hơn cả Ấn Độ và Pakistan.

Tuy nhiên, biến đổi khí hậu đặt ra một mối đe dọa đáng kể, quốc gia này nằm ở vùng trũng rộng 160 triệu này dễ bị ảnh hưởng bởi mực nước biển dâng cao, mưa gió mùa thất thường và lũ lụt.

Trong tháng này, IMF tuyên bố rằng Quỹ tín thác về khả năng phục hồi và bền vững mới của họ sẽ giúp cung cấp nguồn tài chính dài hạn liên quan đến biến đổi khí hậu như một phần của chương trình cho vay của Bangladesh. Cơ quan cho biết: “Những cú sốc toàn cầu chưa từng có khiến các quốc gia như Bangladesh gặp phải những bất ổn đáng kể”.

Được biết, cơ sở hạ tầng còn hạn chế vẫn sẽ tiếp tục ghìm tăng trưởng kinh tế. Vào tháng 6, chính phủ nước này đã khánh thành cây cầu thương mại Padma trị giá 3,6 tỷ USD gần Dhaka.

Dự án trên do Trung Quốc xây dựng nhưng được tài trợ trong nước sau khi các tổ chức cho vay quốc tế rút tiền tài trợ vì một vụ bê bối tham nhũng, mặc dù các cáo buộc chưa bao giờ được chứng minh. Để đối phó với suy thoái kinh tế, Bangladesh đã phải hủy bỏ một loạt các nâng cấp cơ sở hạ tầng được lên kế hoạch trước đó, bao gồm đầu tư xây dựng mạng 5G và nâng cấp đường cao tốc.

Lê Na (Theo FT)

Bình Luận

Tin khác

Mỹ tái áp đặt trừng phạt năng lượng Venezuela

Mỹ tái áp đặt trừng phạt năng lượng Venezuela

(CLO) Nhà Trắng đã khôi phục các lệnh trừng phạt đối với ngành năng lượng của Venezuela. Động thái này diễn ra khi Venezuela đang chuẩn bị cho cuộc bầu cử tổng thống.

Thị trường - Doanh nghiệp
Giá gạo Ấn Độ giảm xuống mức thấp gần 3 tháng

Giá gạo Ấn Độ giảm xuống mức thấp gần 3 tháng

(CLO) Tuần này, giá gạo xuất khẩu của Ấn Độ đã giảm xuống mức thấp nhất trong gần 3 tháng, do nhu cầu yếu, trong khi kỳ nghỉ cuối tuần kéo dài khiến hoạt động ở Thái Lan bị đình trệ.

Thị trường - Doanh nghiệp
VietCredit tổ chức Đại hội đồng Cổ đông năm 2024 – Mạnh dạn thử nghiệm những thay đổi lớn

VietCredit tổ chức Đại hội đồng Cổ đông năm 2024 – Mạnh dạn thử nghiệm những thay đổi lớn

(CLO) Ngày 19/4/2024, Công ty Tài chính Cổ phần Tín Việt (VietCredit – “TIN”) tổ chức Đại hội đồng Cổ đông năm 2024.

Thị trường - Doanh nghiệp
Du lịch Trung Quốc chuẩn bị bùng nổ trước thềm Quốc tế Lao động

Du lịch Trung Quốc chuẩn bị bùng nổ trước thềm Quốc tế Lao động

(CLO) Trung Quốc dự kiến sẽ ghi nhận làn sóng du lịch mạnh mẽ trong kỳ nghỉ lễ Tháng Năm sắp tới, trong đó lĩnh vực này sẽ nắm bắt cơ hội để lấy lại phong độ trước đại dịch Covid-19 và tiếp thêm sinh lực cho nền kinh tế đất nước thông qua đợt tiêu dùng lớn.

Thị trường - Doanh nghiệp
Chiều nay, Ngân hàng Nhà nước sẽ có thông báo đấu thầu vàng

Chiều nay, Ngân hàng Nhà nước sẽ có thông báo đấu thầu vàng

(CLO) NHNN thông báo sẽ phát thông báo đấu thầu vàng miếng SJC ngay trong chiều nay.

Thị trường - Doanh nghiệp