Môi trường

Bão cấp mấy là nguy hiểm? Đừng đợi quá muộn để biết

Quang Hùng 21/07/2025 10:36

(CLO) Không ít người vẫn còn chủ quan trước bão lũ do chưa nắm rõ các cấp độ gió bão và mức độ nguy hiểm tương ứng. Việc nhận diện đúng từng cấp bão sẽ giúp mỗi người có phương án phòng tránh kịp thời, giảm thiểu thiệt hại cho người và tài sản.

Thiên tai bão lũ luôn là mối lo thường trực ở nhiều khu vực, đặc biệt trong bối cảnh biến đổi khí hậu khiến các cơn bão ngày càng khó lường, dữ dội hơn. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về các cấp độ gió bão – từ áp thấp nhiệt đới cho đến những siêu bão có sức tàn phá khủng khiếp. Việc nắm rõ đặc điểm, mức độ ảnh hưởng của từng cấp độ sẽ giúp mỗi người chủ động hơn trong phòng tránh, bảo vệ an toàn cho bản thân và gia đình.

tn_0320.png
Vào 10h sáng nay, bão cách Hưng Yên khoảng 340 km và cách Ninh Bình khoảng 365 km về phía Đông Đông Bắc, với sức gió mạnh cấp 9 (75-88 km/h), giật cấp 11.

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, mỗi cấp độ gió bão đều đi kèm các nguy cơ nhất định. Việc nhận diện chính xác tình huống giúp người dân có biện pháp ứng phó phù hợp, giảm thiểu thiệt hại.

Áp thấp nhiệt đới – dấu hiệu khởi đầu

Áp thấp nhiệt đới thường là giai đoạn đầu của một cơn bão. Dù chưa đạt cường độ lớn, nhưng tác động ban đầu của nó cũng cần được lưu tâm:

Cấp 6: Gió từ 10,8 – 13,8 m/s (39 – 49 km/h). Cây cối bắt đầu rung chuyển, người đi bộ cảm thấy khó khăn, biển động nhẹ gây nguy hiểm với tàu nhỏ.

Cấp 7: Gió từ 13,9 – 17,1 m/s (50 – 61 km/h). Biển động mạnh hơn, gió gây cản trở đáng kể cho người đi bộ, tàu thuyền có nguy cơ mất an toàn cao hơn.

Bão – khi gió mạnh trở thành hiểm họa

Khi tốc độ gió vượt ngưỡng của áp thấp nhiệt đới, hình thái này được phân loại là bão. Các cấp bão tăng dần về sức gió và mức độ tàn phá:

Bão cấp 8- 9:

Gió bão mạnh cấp 8 (17,2 – 20,7 mét/ giây, tốc độ gió 62 – 74 kilomet/giờ) - gió giật có thể trên cấp 10.

Tác động: Cành cây dễ bị gãy, một số cây lớn có thể bị bật rễ. Người đi bộ gần như không thể di chuyển được, gió mạnh tác động rõ ràng lên cơ sở hạ tầng.

Gió bão mạnh cấp 9 (20,8 – 24,4 mét/ giây, tốc độ gió 75 – 88 kilomet/giờ) - gió giật có thể trên cấp 11.

Tác động: Gió mạnh, cây lớn có thể bị đổ gãy. Nhiều công trình yếu có thể bị hư hại (tốc mái nhà gây thiệt hại đối với mái nhà không kiên cố). Giao thông đường bộ bị cản trở nặng nề, các biển báo, công trình ngoài trời dễ bị hư hỏng hoặc đổ sập. Biển động rất mạnh, nguy hiểm đối với tàu, thuyền hoạt động trên biển.

Bão cấp 10-11:

Gió bão mạnh cấp 10 (24,5 – 28,4 mét/ giây, tốc độ gió 89 – 102 kilomet/giờ) - gió giật có thể trên cấp 12.

Tác động gió cấp 10: Gió rất mạnh có thể phá hủy các cây lớn, nhiều công trình xây dựng yếu, không kiên cố có thể bị thiệt hại nghiêm trọng. Rất nguy hiểm cho tàu thuyền trên biển và gây thiệt hại cho các bến tàu, âu tàu nơi các tàu thuyền tránh trú bão.

Gió bão mạnh cấp 11 (28,5 – 32,6 mét/ giây, tốc độ gió 103 – 117 kilomet/giờ) - gió giật có thể trên cấp 13.

Tác động gió cấp 11: Có thể gây ra thiệt hại nghiêm trọng đối với các công trình không kiên cố. Rất nguy hiểm cho tàu thuyền và cư dân ven biển. Cơ sở hạ tầng như mái nhà, cửa sổ có thể bị phá hủy nghiêm trọng.

Bão cấp 12:

Gió bão mạnh cấp 12 (32,7 – 36,9 mét/ giây, tốc độ gió 118 – 133 kilomet/giờ) - gió giật có thể trên cấp 14.

Tác động: Có sức tàn phá cực kỳ lớn. Gió có thể thổi bay cây cối, phá hủy hoàn toàn các công trình xây dựng không kiên cố, gây hư hại nặng nề ngay cả các tòa nhà lớn. Các tàu nhỏ nếu không được neo, đệm cẩn thận có thể bị đánh vỡ, nhấn chìm tại cảng, âu tàu.

Bão cấp 13-14:

Gió bão mạnh cấp 13 (37,0 – 41,4 mét/ giây, tốc độ gió 134 – 149 kilomet/giờ) - gió giật có thể trên cấp 15.

Gió có sức phá hoại cực kỳ lớn, gây ra một số thiệt hại cho nhà ở và các công trình tiện ích. Sóng lớn và lũ lụt gần bờ biển phá hủy các công trình nhỏ, các công trình lớn có thể bị thiệt hại do mảnh vỡ va vào.

Gió bão mạnh cấp 14 (41,5 – 46,1 mét/ giây, tốc độ gió 150 – 166 kilomet/giờ) - gió giật có thể trên cấp 16.

    Nổi bật
        Mới nhất
        Bão cấp mấy là nguy hiểm? Đừng đợi quá muộn để biết
        • Mặc định

        POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO