Bảo Sinh yêu chó mèo và khoái làm thơ "thậm thụt" phụ nữ

Thứ sáu, 03/04/2015 10:55 AM - 0 Trả lời

Bảo Sinh yêu chó mèo và khoái làm thơ "thậm thụt" phụ nữ

Sự kiện: Hoài Lâm

Đọc các bài văn hóa nghệ trên báo Công Luận Online:
>>
>>
>>
>>
>>
>>
>>
>>
...
 
(Congluan.vn) - "Nếu thế giới có hai người / Chữ Trinh em giữ suốt đời cho anh". Nguyễn Bảo Sinh, được biết đến với tục danh "Sinh Chó" là người xây dựng khách sạn dành cho chó mèo đầu tiên ở Việt Nam. Cũng như thế, ông lập ra nghĩa trang chó mèo và yêu động vật này nhất trên đời. Nhân ngày 8.3 hãy đọc một số bài thơ của ông...
 
Báo Công luận
Nhà thơ Nguyễn Bảo Sinh đang chăm sóc nghĩa trang chó mèo

 >> 

 
CHIM BƯỚM DÂN GIAN MANG CA-PỐT HIỆN ĐẠI
 
"Nếu thế giới có hai người / Chữ Trinh em giữ suốt đời cho anh". Tôi lẩm nhẩm hai câu thơ trên và nhận ra đúng như vậy thật! Khổ là thế giới đầy rẫy những người và người. Nên...
Tôi quen biết Sinh Chó qua nhà văn Nguyễn Huy Thiệp. Gọi tên ông "phũ" như thế thật "tởm" nhưng anh Thiệp nói ông Sinh "khoái cực" vì tục danh đó gắn với sứ mệnh đời ông là phục vụ cho chó mèo; vì tình yêu chó mèo. Mỗi lần có dịp vào Sài Gòn anh Thiệp thường gọi điện tôi đi chơi và bao giờ cũng có ông Bảo Sinh. Còn nhớ lần đầu tiên giật thốt khi nghe "Xử thế phải như con c.. / Khi mềm khi cứng bù trừ lẫn nhau". Úi mẹ! Thơ hay cú tát vào hồn ấy nhỉ? Anh Thiệp thủng thỉnh cười, chỉ vào người đàn ông áo đò: -"Minh nghe thơ như thế bao giờ chưa? Bảo Sinh đấy!". -"Tôi mà thơ à? Tội chỉ là tên nuôi chó!". Ông cười. đuôi mắt quăn lên, nhưng ánh nhìn lại xoáy thẳng vào người đối diện. "Làm thơ nuôi chó chọi gà / Ba trò chơi ấy làm ta bơ phờ / Suốt ngày nửa tỉnh nửa mơ / Trông ai cũng thấy nửa thơ nửa gà"...
Cái thứ thơ nửa gà, nửa người ấy quả thực siêu khó. Thực mà hư, hư mà thực vậy! Trong thi ca Việt tôi mới thấy lần đầu ở Bảo Sinh. "Không gì vượt được thiên nhiên / Cách nhau lớp kính hôn tiên chẳng màng / Ly thân mà vẫn đồng sàng / Âm dương cách biệt một màng cao su...". Cứ cà rỡn cà tửng mà giật mình xuyên thấu. Gọi thơ Bảo Sinh là trường phái thơ dân gian hoàn toàn chính xác. Bởi nó đúc kết toàn sự hóm hỉnh, sâu cay. Để tiếng cười như một giải phóng toàn triệt. Biết làm gì và tất cả còn gì ngoài tiếng cười? " Lời nịnh như gái sờ cu / Lời thật như cắt khối u trong người"...
 
***
Nói Nguyễn Huy Thiệp phát hiện ra Bảo Sinh có lẽ đúng! Thiệp văn hãi, Sinh thơ hề. Đi trọn cái khiếp đảm, kinh hãi đâm ra lý toét, hề chèo. Hai ông là hai mặt vận hành đi tìm cái mình thiếu vậy! Thiệp là người đầu tiên nhắc những câu thơ của Bảo Sinh trong những luận chiến văn học của ông. Những câu toát mồ hôi lạnh. Một lần tôi mời hai ông đi ăn phở Cát Tường trên phố Thủ Khoa Huân Sài Gòn. Bảo Sinh khen ngon. Nói cười phớ lớ. Bỗng nhiên tôi nhớ hai câu của ông: "Cuối cùng tất cả chúng ta / Đều lên nóc tủ ngắm gà khỏa thân". Rồi tôi thấy hình như đang xơi món gà - triết - học! Phở ngon hẳn! Ai bảo thơ không kích thích vị giác?
 
***
Tôi chưa thấy ai hiền như Bảo Sinh. Cứ tủm tỉm và lơ mơ không có dáng vẻ gì của một đại gia. Nhưng đọc những thứ ông viết, nhất là văn xuôi mà ông chưa xuất bản, chỉ in photo tặng tôi, thì mới kính nể vì đúng ông là tay chơi, tứ đổ tường đệ nhất Hà thành.  Không có gì không biết, không tường tận. Sinh Chó có lẽ kiếp trước là chó. Kiếp này là người. Ông tin chắc tiền nghiệp như vậy nên chăm sóc chó mèo như chăm sóc đồng loại.  Gọi Thơ Bảo Sinh là một hiện tượng thì chắc chắn sẽ gây tranh cãi và không chừng ông còn mắng cho. Nhưng tôi tin những ai đã yêu thơ, làm thơ dấn thân vào trận đồ chữ nghĩa, quyết liệt với chữ nghĩa, thi tứ thì đều giật mình trước câu này: “Làm thơ mà chẳng bị tù / Là nhờ kiếp trước đã tu nghìn đời…”. Thơ là cái gì mà phải so sánh với tù tội? Vậy mà có đấy! Chữ nghĩa thất hồn bạt vía. Hay câu: "Thiên tài cùng với thằng điên / Cách nhau chỉ một đường biên mơ hồ…”. Ô hô!...
 
Càng đi sâu vào thơ càng thấy như đi ra những miền biên ải ngữ ngôn trơ vơ phiêu bạt.
Ơi những đường biên mơ hồ...
Nhưng Bảo Sinh cơ hồ đã suýt thủng lưới hư vô và đang đứng cười đâu đó...
 
Sài Gòn, 4.3.2014
 
Nhà thơ Nguyễn Hữu Hồng Minh tuyển chọn & giới thiệu
 
 >>
>>
 
Báo Công luận
Nhà thơ Bảo Sinh (phải), nhà văn Nguyễn Huy Thiệp cùng nhà thơ Nguyễn Hữu Hồng Minh (trái) tại Cà phê Bảo - Bùng binh Phù Đổng - Sài gòn 24.9.2011

 >>

 
 
"ĐỐ AI CÂN ĐƯỢC LINH HỒN" - THƠ BẢO SINH
 

 

Cùng chung một chuyến đò ngang
Kẻ thì sang bến người đang trở về
 Lái đò lái mãi thành mê
 Sang về chẳng biết mình về hay sang
 
*
Cái gì ở giữa hai chân
Cái gì dưới rốn khoảng gần một gang
Chân lý ở giữa hai chân
Tâm hồn dưới rốn khoảng gần một gang

*

Xử thế phải như con c...

Khi mềm khi cứng bù trừ lẫn nhau
 
*

Khi mê tình chỉ là tình

Ngộ rồi mới biết trong tình có dâm 
 
*
Tuổi già như lá mùa thu
Cái răng thì rụng cái cu thì mềm
 
*
Thà bị mọc chín cái sừng
Còn hơn bồ báo tin mừng tắt kinh
 
*
Vợ là cửa cái
Bạn gái là cửa sổ
Càng nhiều cửa sổ càng sang
Cửa cái anh vẫn đàng hoàng vào ra
Vợ là cửa cái nhà ta
Lại là cửa sổ thằng cha láng giếng
 
*
 
Làm thơ mà chẳng bị tù
Là nhờ kiếp trước đã tu nghìn đời
 
***
 
Báo Công luận
Chữ ký của nhà thơ Bảo Sinh trên một tác phẩm ông
tặng nhà thơ Nguyễn Hữu Hồng Minh
 

Ghế thì ít, đít thì nhiều
Cho nên đấu đá là điều tất nhiên

*
 

Ba lạng thịt chốn động tiên
Thừa chỗ đủ để cưỡi trên vạn người
 
*
 
Dù ngồi ở bất cứ đâu
Chỉ đít đổi chỗ chứ đầu thì không
 
*
 
Suốt đời chỉ yêu một người
Bệnh ấy còn nặng gấp mười ung thư
 
*
Em dại tụt quần quá nhanh
Nếu mà tụt chậm em thành phu nhân
 
*
 
Muốn sáng tác nhạc thật hay
Một tay sờ bướm một tay cầm đàn
 
*
 
Đàn ông khi đang làm tình
Nhục nhất la 2tha61y cu mình nhão ra
 
*
 
Ung dung khắc đến khắc đi
Còi to cho vượt tranh gì trước sau
Bước chân dù chậm hay mau
Đường ta đi giữa hai đầu tử sinh
 
*
Làm trai mà dái một hòn
Là kẻ vừa đéo vừa dòm vừa run
 
*
 
Đố ai cân được linh hồn
Để ta bàn chuyện dại khôn ở đời
 
 
Báo Công luận
Bảo Sinh chăn chó và yêu chó như đồng loại mình.
Ông từng tranh luận với tôi đôi khi chó "nhân nghĩa" hơn người...

 

Thiên tài cùng với thằng điên
Cách nhau chỉ một đường biên mơ hồ

*
 
Chỗ cứng nhất của đàn ông
Là chỗ mềm nhất ta đừng hở ra
Chỗ mềm nhất của đàn bà
Là chỗ rắn nhất đụng vào là toi
 
*
 
Sợ nhất công an chào ta
Sợ nhì trông thấy bà già khoả thân
 
*
Nếu không hiểu rõ con cu
Đọc vạn cuốn sách vẫn ngu như bò
 
 
Báo Công luận
Những tác phẩm thơ dân gian của Bảo Sinh gửi tặng bạn bè

 
Hôm xưa lên tỉnh về làng
Áo cài khuy bấm em làm khổ tôi
Bây giờ quần trễ rốn lồi
Khổ tôi khổ cả bố tôi đang thiền
 
*
 
Mặc quần chẳng để mặc quần
Mặc quần chỉ để khi cần cởi ra
 
*
 
Gia nhập vê kép tê ô (WTO)
Xuất tinh thì ít, xuất thô thì nhiều
Giao lưu văn hoá đã nhiều
Giao mà không hợp bao nhiêu cũng thừa
 
*
 
Tưởng rằng chơi gái bằng chim
Hóa ra chơi cả bằng chim lẫn đầu
 
*
 
Ngày xưa trái đất hình vuông
Cho nên đi đứng trên đường thẳng hơn
Bây giờ trái đất hình tròn
Cho nên ai cũng lom khom định bò
 
 
 
BẢO SINH
 
 >>
>>
>>
>>
>>
...
 
 
 
 

Tin khác

Dàn nhạc Trẻ Thế giới lần đầu biểu diễn tại Việt Nam

Dàn nhạc Trẻ Thế giới lần đầu biểu diễn tại Việt Nam

(CLO) Dàn nhạc Trẻ Thế giới và Dàn nhạc Giao hưởng Trẻ Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam sẽ đem đến cho khán giả Thủ đô nhiều tác phẩm khí nhạc kinh điển, đỉnh cao.

Đời sống văn hóa
Hãng phim hoạt hình làm phim về Chiến thắng Điện Biên Phủ

Hãng phim hoạt hình làm phim về Chiến thắng Điện Biên Phủ

(CLO) Hãng Phim hoạt hình Việt Nam chuẩn bị cho ra mắt 2 bộ phim hoạt hình về Chiến thắng Điện Biên Phủ là "Lời hứa Điện Biên" và "Chiếc xe thồ Điện Biên".

Đời sống văn hóa
Gặp gỡ các tác giả viết cho Thiếu nhi tại TP Hải Dương

Gặp gỡ các tác giả viết cho Thiếu nhi tại TP Hải Dương

(CLO) Ngày 27/3, đại diện Nhà xuất bản (NXB) Kim Đồng đã gặp gỡ hội viên Chi hội Văn học, Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Hải Dương, giới thiệu Giải thưởng văn học Kim Đồng lần thứ Nhất.

Đời sống văn hóa
Dùng công nghệ để “xuất khẩu” hát Xoan ra thế giới

Dùng công nghệ để “xuất khẩu” hát Xoan ra thế giới

(NB&CL) Lần đầu tiên, những người yêu hát Xoan từ khắp nơi trên thế giới có thể tiếp cận những làn điệu Xoan cổ một cách bài bản, có hệ thống bằng các phương tiện công nghệ. Đây là kết quả quan trọng nhất của dự án “Giới thiệu di sản âm nhạc hát Xoan” của nhà nghiên cứu âm nhạc Nguyễn Quang Long cùng cộng sự.

Đời sống văn hóa
Tuyệt tác âm nhạc của Rachmaninoff lần đầu công diễn tại Việt Nam

Tuyệt tác âm nhạc của Rachmaninoff lần đầu công diễn tại Việt Nam

(CLO) Những giai điệu tuyệt đẹp trong âm nhạc cổ điển của nhà soạn nhạc lỗi lạc Sergei Rachmaninoff sẽ được phủ khắp khán phòng của Nhà hát Hồ Gươm.

Đời sống văn hóa