(CLO) Trong khuôn khổ Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội năm 2024, chiều ngày 12/11, tại Hà Nội, Hội Kiến trúc sư Việt Nam đã tổ chức Hội thảo “Truyền thống từ góc nhìn kiến trúc đương đại”.
Phát biểu khai mạc và đề dẫn Hội thảo, TS. Kiến trúc sư Nguyễn Quốc Tuân (Hội Kiến trúc sư Việt Nam) cho biết, sự kiện hôm nay diễn ra với 3 phần chính gồm: Bảo tồn các giá trị kiến trúc truyền thống (nhận diện, khảo cứu, khảo sát, chọn lọc các giá trị, công trình tiêu biểu qua các thời kỳ); Khai thác, phát huy giá trị kiến trúc truyền thống trong kiến trúc Việt Nam đương đại; Đổi mới trong phát triển kiến trúc Việt Nam.
Hệ giá trị truyền thống Việt Nam vô cùng phong phú, đặc sắc. Việc nghiên cứu, nhận diện, đánh giá, bảo tồn các giá trị kiến trúc truyền thống Việt Nam là yêu cầu cấp thiết. Công việc này vừa là trách nhiệm vừa là nghĩa vụ của chúng ta, để không ngừng duy trì, củng cố, phát huy bản sắc dân tộc trong phát triển đô thị và kiến trúc.
“Đất nước ta không có các di tích kiến trúc đồ sộ, nhưng lại có nhiều di tích phong phú đa dạng về loại hình, thể hiện truyền thống, bản sắc văn hóa của các dân tộc Việt Nam. Di tích kiến trúc là những bằng chứng vật chất và tinh thần về truyền thống lịch sử, văn hóa, phản ánh đời sống, cách ứng xử của con người với thiên nhiên, với xã hội”, TS. Kiến trúc sư Nguyễn Quốc Tuân nhấn mạnh.
Theo các chuyên gia, kiến trúc truyền thống là sản phẩm văn hóa vật chất biểu hiện rõ nét các yếu tố được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, được tạo dựng theo tập quán, kinh nghiệm nhiều đời theo cách kế thừa biện chứng. Việc tiếp nối nghiên cứu, từ nhận diện, đánh giá, bảo tồn các giá trị kiến trúc truyền thống Việt Nam, tới phát huy những giá trị ấy trong phát triển kiến trúc Việt Nam đương đại, đặt trong bối cảnh phát triển - hội nhập là hết sức cần thiết.
Đánh giá tổng quan về kiến trúc cổ truyền Việt Nam, ThS. Kiến trúc sư Nguyễn Thị Hương Mai (Viện Bảo tồn di tích) cho rằng, Việt Nam là quốc gia đa dân tộc và cũng đa dạng về vùng miền, môi trường tự nhiên. Quá trình hình thành và phát triển kiến trúc cổ truyền Việt Nam gắn liền với lịch sử dựng nước và giữ nước của ông cha ta. Đó là một giai đoạn lịch sử dài hàng nghìn năm đấu tranh, chống chọi với thiên nhiên và giặc ngoại xâm để tồn tại và xây dựng, gìn giữ bản sắc văn hóa, văn minh của dân tộc.
Trên thực tế, kiến trúc cổ truyền ở Việt Nam rất phong phú, đa dạng về loại hình, từ kiến trúc cung đình, kiến trúc tôn giáo, tín ngưỡng đến các công trình kiến trúc công cộng, dân gian truyền thống nhưng không có sự khác biệt nhiều về kết cấu.
“Hình thành và phát triển trong một thời gian dài, gắn với các triều đại phong kiến ở Việt Nam từ thế kỷ X đến thế kỷ XIX, kiến trúc cổ truyền Việt Nam tương đối ổn định về hình thái, cấu trúc, phương thức tạo dựng và hình thức biểu hiện. Từ đó, tạo nên những đặc điểm, sắc thái riêng tương ứng với các vùng miền, các loại hình từ kiến trúc cung đình, kiến trúc tôn giáo, tín ngưỡng đến các công trình kiến trúc công cộng, dân gian truyền thống. Những đặc điểm và sắc thái của kiến trúc cổ truyền đã được hình thành trên cơ sở nền văn hóa dân tộc và chính những đặc điểm, sắc thái ấy lại góp phần tạo lập bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam”, KTS Nguyễn Thị Hương Mai nói thêm.
Theo KTS Hương Mai, việc bảo tồn di sản kiến trúc không thể hiểu theo nghĩa cứng là “đóng hộp” - bảo tàng hóa để bảo vệ nguyên trạng như với di tích. Trong thực tiễn trùng tu di tích cũng có những lúc phải phát lộ (bớt đi), tái định vị (bố trí lại) hay bổ khuyết, phục dựng (thêm vào). Cần khoanh vùng kiểm soát để bảo vệ di sản, nhưng không phải là tuyệt đối cấm phát triển, mà chỉ hạn chế, kiểm soát, chọn lọc và điều tiết kịch bản phát triển phù hợp.
Các chuyên gia cũng cho rằng, việc lựa chọn những phương pháp và công cụ thích bảo tồn, phát huy giá trị nhóm các di sản kiến trúc là hết sức cần thiết, đặc biệt là đối với các di sản kiến trúc nằm trong cấu trúc đô thị hiện đại, ở giai đoạn phát triển đô thị và kinh tế - xã hội. Vì vậy, cần có những nghiên cứu, đánh giá cụ thể để lựa chọn giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị các di sản kiến trúc hiệu quả, phù hợp thực tiễn…
Xuyên suốt hội thảo, các chuyên gia, kiến trúc sư cùng trình bày tham luận để đưa ra những dữ liệu quan trọng về tính truyền thống trong kiến trúc Việt Nam qua các thời kỳ; các giá trị và đặc trưng; kinh nghiệm khai thác giá trị truyền thống trong kiến trúc đương đại và gợi mở những hướng đi trong tương lai… nhằm tiếp tục khai thác và phát triển các giá trị văn hóa và kiến trúc bản địa trong bối cảnh hội nhập hiện nay.
(CLO) Tại huyện Hoà An (tỉnh Cao Bằng), Công ty TNHH Xây dựng và Thương mại Duy Thăng, Công ty trách nhiệm hữu hạn Hà Bộ thường xuyên trúng các gói thầu “sát giá”, có dấu hiệu được 'ưu ái'.
(CLO) Timor Leste suýt tạo nên cơn địa chấn tại AFF Cup 2024 khi khiến đội chủ nhà Malaysia phải rất chật vật mới có được chiến thắng 3-2 đầy kịch tính. Trong khi đó, Singapore giành trọn 3 điểm nhờ sai lầm khó tin của hàng phòng ngự Campuchia.
(CLO) Lễ hội cầu ngư Vạn đầm Xương Lý - lễ hội truyền thống lâu đời, gắn kết với đời sống ngư dân miền biển ở Bình Định vừa được ghi danh là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
(CLO) Theo thống kê, Kon Tum ghi nhận tổng lượt khách du lịch ước đạt 2,3 triệu người, trong đó khách quốc tế tăng lên 8.500 lượt, đứng thứ hai tại khu vực Tây Nguyên.
(CLO) Hiệp hội Xúc tiến phát triển điện ảnh Việt Nam vừa công bố danh sách 10 tỉnh có Chỉ số thu hút đoàn làm phim và môi trường sản xuất phim cao nhất tại Việt Nam (PAI).
(CLO) Ngày 11/12, đồng chí Lê Quốc Minh, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam đã tiếp ông Hwang Dae-il, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành Hãng thông tấn Yonhap (Hàn Quốc) tới thăm và làm việc tại Trụ sở Báo Nhân Dân.
(CLO) Cục Cảnh sát hình sự, Bộ Công an đã phối hợp với Cục Phòng chống ma túy và tội phạm - Bộ tư lệnh Bộ đội Biên phòng, các đơn vị chức năng của Bộ Công an, Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Hưng Yên và Cảnh sát Lào triển khai phá án, giải cứu thành công nhiều nạn nhân là nữ đang bị các đối tượng khai thác, bóc lột. Đồng thời khởi tố, tạm giam 2 đối tượng về tội Mua bán người dưới 16 tuổi.
(CLO) Bằng sự hiểu biết về thang âm truyền thống của dân tộc, các nghệ nhân trình diễn các kỹ thuật để chỉnh thành công âm thanh một bộ chiêng truyền thống.
Sau khi sắp xếp lại thành Bộ Kinh tế, Tài chính, sẽ giảm tổng số 22/56 đầu mối (giảm 39,3%), gồm 6/6 tổng cục (100%), giảm 11/44 vụ, cục, văn phòng, thanh tra, giảm 5/9 đơn vị thuộc bộ (55,56%).
(CLO) Việc lễ hội Đền Thánh Nguyễn được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia tạo cơ hội phát triển hoạt động du lịch cho người dân trong vùng.
(CLO) Theo một bài báo được đăng tải trên The New York Times, ông Jensen Huang, Giám đốc điều hành Nvidia, và vợ là bà Lori Huang được cho là nằm trong số những người né thuế lớn nhất tại Mỹ.
(CLO) Cuộc xung đột Ukraine được coi là rủi ro địa chính trị lớn nhất năm 2024 với chi phí tái thiết dự kiến gần 500 tỷ USD đang tạo sóng trên thị trường toàn cầu.
(CLO) Thuê xe dài hạn thường không kèm bảo hiểm, khiến người thuê phải tự sắp xếp bảo hiểm toàn diện, tăng thêm chi phí, với 90% hợp đồng yêu cầu điều này.
(CLO) Lễ hội cầu ngư Vạn đầm Xương Lý - lễ hội truyền thống lâu đời, gắn kết với đời sống ngư dân miền biển ở Bình Định vừa được ghi danh là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
(CLO) Bằng sự hiểu biết về thang âm truyền thống của dân tộc, các nghệ nhân trình diễn các kỹ thuật để chỉnh thành công âm thanh một bộ chiêng truyền thống.
(CLO) Việc lễ hội Đền Thánh Nguyễn được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia tạo cơ hội phát triển hoạt động du lịch cho người dân trong vùng.
(CLO) 3 di sản được vinh danh bao gồm: Lễ hội rằm tháng Ba huyện Minh Hóa (thuộc loại hình lễ hội truyền thống), Hát tuồng bội xã Hưng Trạch (Bố Trạch) và Hát sắc bùa huyện Minh Hóa và TP. Đồng Hới (thuộc loại hình nghệ thuật trình diễn dân gian).
(CLO) Trung tâm điều phối các hoạt động sáng tạo được đặt trong khuôn viên Bảo tàng Hà Nội (quận Nam Từ Liêm, TP Hà Nội), gồm các không gian triển lãm ngoài trời và trong nhà, mang đến cơ hội trưng bày, giới thiệu các sáng kiến và sản phẩm thiết kế sáng tạo, đồng thời tổ chức nhiều hoạt động liên quan.
(CLO) Những tháng cuối năm, hàng nghìn lượt du khách đổ về đất cao nguyên Mộc Châu (tỉnh Sơn La). Những cánh đồng hoa cải rộng bạt ngàn trắng tinh, vàng rực hay vạt đồi hoa mận trái mùa trắng tinh khôi mà đẹp như mơ và cả những cây hồng chín đỏ lừ quả sai lúc lỉu khiến du khách “mê” quên cả lối về.
(CLO) Không chỉ mang đến tiếng cười và những khoảnh khắc giải trí, chương trình “2 Ngày 1 Đêm” còn tạo dấu ấn đặc biệt khi khéo léo lồng ghép giá trị văn hóa Việt qua những bộ trang phục truyền thống. Từng chặng đường, từng điểm đến, khán giả lại được chiêm ngưỡng những thiết kế đậm bản sắc dân tộc, làm nổi bật vẻ đẹp của đất nước và con người Việt Nam.