Bảo vệ dữ liệu cá nhân: Đã đến lúc phải luật hóa!

Thứ năm, 07/03/2024 10:24 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm cho biết, xây dựng Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân để trình Quốc hội là một trong những ưu tiên hàng đầu trong năm 2024.

Hàng triệu thông tin, dữ liệu cá nhân (DLCN) trở thành tài sản và là mục tiêu của các tổ chức tội phạm công nghệ cao. Bộ Công an đang đề nghị xây dựng Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân nhằm đáp ứng yêu cầu bảo vệ quyền dữ liệu cá nhân; ngăn chặn các hành vi xâm phạm dữ liệu cá nhân, gây ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của cá nhân, tổ chức; nâng cao trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân. Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm cho biết, xây dựng Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân để trình Quốc hội là một trong những ưu tiên hàng đầu trong năm 2024.

Nhiều "lỗ hổng" liên quan dữ liệu cá nhân

Trí tuệ nhân tạo (AI) là công nghệ hoạt động dựa trên dữ liệu. Do vậy, sự phát triển nhanh chóng của trí tuệ nhân tạo thời gian gần đây đã đặt ra hàng loạt câu hỏi về tính minh bạch của dữ liệu được sử dụng để huấn luyện AI.

Chia sẻ trong một buổi tọa đàm được Viện nghiên cứu Chính sách và Phát triển truyền thông (IPS), ông Trần Hữu Nhân - Kỹ sư dữ liệu và máy học (One Mount Group) cho hay, khi dữ liệu đóng vai trò ngày càng quan trọng trong nền kinh tế số, việc thu thập thông tin để phục vụ cho quá trình này là điều có thể hiểu được. “Tuy nhiên, các công ty, nền tảng được thu thập những dữ liệu gì? của ai? bao nhiêu là đủ? thu thập rồi dùng để làm gì? là những câu hỏi chúng ta cần phải quan tâm suy nghĩ” - ông Nhân đặt vấn đề.

bao ve du lieu ca nhan da den luc phai luat hoa hinh 1

Theo kỹ sư Trần Hữu Nhân, khác với các tài sản hữu hình như nhà cửa, xe cộ, không một ai có giấy tờ chứng minh được sự sở hữu của mình đối với những dữ liệu cá nhân như hình ảnh, thông tin vị trí,... Do đó, nhiều doanh nghiệp đã và đang sử dụng những công cụ như website, phần mềm, điện thoại di động nhằm thu thập dữ liệu cá nhân của người dùng trong khi họ không hay biết. Kỹ sư Trần Hữu Nhân cho rằng, trong câu chuyện bảo vệ dữ liệu cá nhân, có 2 đối tượng yếu thế cần đặc biệt được lưu tâm, đó là trẻ em và những người cao tuổi. Đây là những đối tượng không hẳn đã ý thức được việc cần bảo vệ dữ liệu riêng tư của bản thân trên môi trường mạng. 

Vị chuyên gia này cũng cho rằng, thay vì chỉ tiếp cận từ góc độ đặt ra các chuẩn mực mới cho doanh nghiệp, cơ quan quản lý cần có biện pháp giáo dục để nâng cao nhận thức của người dân, những người sử dụng công nghệ số. Điều này sẽ giúp người dân hiểu trí tuệ nhân tạo là gì và ảnh hưởng như thế nào đến cuộc sống của họ.

Ông Nhân cũng đề xuất cần sớm đưa vào nhà trường một môn học giúp các em nhỏ tiếp cận các kỹ năng số như sử dụng smartphone đúng cách, hiểu và biết cách bảo vệ dữ liệu của bản thân trên mạng.

Việt Nam đã đến lúc cần có Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân?

Theo bà Nguyễn Lan Phương - Cán bộ phân tích Chính sách của “Cần xây dựng luật để bảo vệ dữ liệu cá nhân”, ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong xử lý dữ liệu cá nhân sẽ tạo ra một số thách thức đối với những người làm chính sách. Đó là làm sao để tận dụng được thế mạnh của dữ liệu và AI để phát triển kinh tế nhưng vẫn đảm bảo được sự riêng tư, tự do cá nhân. 

bao ve du lieu ca nhan da den luc phai luat hoa hinh 2

Nghị định 13 về bảo vệ dữ liệu cá nhân có hiệu lực ngày 1/7/2023 với các quy định về quyền và nghĩa vụ của cá nhân, tổ chức tại Việt Nam hoặc có hoạt động tại Việt Nam liên quan đến dữ liệu cá nhân. Đây là văn bản pháp luật đầu tiên quy định 11 quyền của công dân đối với dữ liệu cá nhân gồm các quyền được biết, đồng ý, rút lại sự đồng ý, truy cập, xóa dữ liệu, quyền hạn chế xử lý dữ liệu, cung cấp dữ liệu, phản đối xử lý dữ liệu, quyền khiếu nại, tố cáo, khởi kiện, quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại và quyền tự bảo vệ.

Chính phủ cũng đã ban hành một số hành vi bị nghiêm cấm trong Nghị định bảo vệ dữ liệu cá nhân. Các hành vi này bao gồm việc xử lý dữ liệu cá nhân trái quy định pháp luật, xử lý dữ liệu cá nhân để tạo ra thông tin, dữ liệu nhằm chống lại Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Ngoài ra, hành vi xử lý dữ liệu cá nhân để tạo ra thông tin, dữ liệu gây ảnh hưởng tới an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác cũng bị nghiêm cấm. Với dữ liệu cá nhân của trẻ em, việc xử lý các dữ liệu này phải có sự đồng ý của trẻ em trong trường hợp trẻ từ 7 tuổi trở lên và có sự đồng ý của cha, mẹ hoặc người giám hộ, trừ một số trường hợp đặc biệt.

Mỹ và châu Âu đã có những tổ chức được thành lập bởi cả Nhà nước và tư nhân nhằm đặt ra các quy định để kiểm soát hoạt động của AI và việc thu thập, sử dụng dữ liệu. Tại Việt Nam, hồi tháng 4 mới đây, Chính phủ cũng đã ban hành Nghị định 13/2023 về bảo vệ dữ liệu cá nhân. 

Trong đó, dữ liệu cá nhân được hiểu là thông tin dưới dạng ký hiệu, chữ viết, chữ số, hình ảnh, âm thanh hoặc dạng tương tự trên môi trường điện tử gắn liền với một con người cụ thể hoặc giúp xác định một người cụ thể. Dữ liệu cá nhân bao gồm dữ liệu cá nhân cơ bản và dữ liệu cá nhân nhạy cảm. Dữ liệu cá nhân cơ bản gồm họ và tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi sinh, quốc tịch, hình ảnh cá nhân, số điện thoại, số CMND, số tài khoản, số định danh cá nhân, biển số xe, mã số thuế,...

Nghị định 13/2023 về bảo vệ dữ liệu cá nhân là văn bản pháp lý đầu tiên tại Việt Nam chính thức sử dụng khái niệm dữ liệu cá nhân, quy định về nghĩa vụ bảo vệ dữ liệu cá nhân đối với các chủ thể có hoạt động thu thập, xử lý dữ liệu. Bà Nguyễn Lan Phương đánh giá, các quy định mới được ban hành đã đáp ứng được thách thức do loại công nghệ phức tạp như công nghệ trí tuệ nhân tạo đặt ra. Các doanh nghiệp cần tuân thủ những quy định của cơ quan quản lý, đồng thời tích cực áp dụng các tiêu chuẩn công nghệ mới để bảo vệ dữ liệu người dùng. 

Tuy vậy, theo chuyên gia của Viện nghiên cứu IPS, sau khi Nghị định 13/2023 về bảo vệ dữ liệu cá nhân chính thức có hiệu lực vào tháng 7 năm nay, Việt Nam vẫn rất cần xây dựng Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân trong tương lai gần.

Bộ Công an cho biết không chỉ thiếu chế tài xử lý mà các thuật ngữ liên quan đến bảo vệ dữ liệu cá nhân chưa thống nhất, gây khó cho công tác quản lý. Bộ Công an vừa hoàn thành dự thảo hồ sơ đề nghị xây dựng Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân để lấy ý kiến đóng góp trong 2 tháng, từ 1/3.

Dự thảo nêu, có 69 văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến bảo vệ dữ liệu cá nhân tại Việt Nam nhưng đều chưa thống nhất về khái niệm dữ liệu và bảo vệ dữ liệu cá nhân.

bao ve du lieu ca nhan da den luc phai luat hoa hinh 3

Hiện có hơn 10 khái niệm thuật ngữ liên quan tới thông tin cá nhân được diễn giải theo các cách như “dữ liệu cá nhân”, “thông tin cá nhân”, “thông tin riêng”, “thông tin riêng tư”, “thông tin số”; “thông tin cá nhân trên môi trường mạng”, “thông tin bí mật đời tư”, “thông tin về đời sống riêng tư”, “bí mật gia đình”, “quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư”... Riêng cụm từ “thông tin cá nhân” xuất hiện ở hơn 300 văn bản quy phạm pháp luật, nhưng chỉ có 7 văn bản diễn giải hiểu là thế nào.

Để giải quyết vấn đề này, Bộ Công an đề xuất hai giải pháp. Đó là giữ nguyên để không phát sinh chi phí sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới các văn bản, không làm thay đổi chính sách hiện nay. Tuy nhiên, việc này sẽ không khắc phục được các hạn chế hiện nay và gây khó khăn cho công tác phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm về bảo vệ dữ liệu.

Cách khác, Bộ Công an đề xuất sửa đổi theo hướng áp dụng thống nhất quy định pháp luật về các thuật ngữ pháp lý liên quan dữ liệu cá nhân và bảo vệ dữ liệu cá nhân. Phương án này sẽ góp phần tạo hành lang pháp lý cho việc sử dụng dữ liệu cá nhân để phát triển kinh tế và tạo hành lang pháp lý phục vụ công tác quản lý nhà nước.

Cho rằng cần thống nhất, Bộ Công an đánh giá việc ban hành Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân là cần thiết; sẽ đáp ứng yêu cầu bảo vệ quyền dữ liệu cá nhân. “Qua đó mọi người hiểu rằng dữ liệu cá nhân đã trở thành tài sản và là mục tiêu của các tổ chức tội phạm công nghệ cao”, cơ quan này khuyến cáo.

Khánh An

Bình Luận

Tin khác

Phát triển du lịch xanh: Không phải cứ nói suông là được!

Phát triển du lịch xanh: Không phải cứ nói suông là được!

(NB&CL) Tại Việt Nam, du lịch xanh đang dần hình thành và phát triển ở nhiều địa phương. Giới chuyên gia nhận định trong thời gian tới, du lịch xanh không chỉ đóng vai trò to lớn trong bảo vệ đa dạng sinh học và văn hóa cộng đồng mà còn đóng góp tích cực cho sự phát triển bền vững ở Việt Nam. Tuy nhiên, “Diễn đàn Du lịch Việt Nam - Chuyển đổi Xanh để phát triển bền vững” nằm trong khuôn khổ Hội chợ Du lịch Quốc tế Việt Nam VITM Hà Nội 2024 đã khẳng định: Chuyển đổi du lịch xanh không chỉ là vấn đề phủ xanh không gian du lịch, bảo vệ môi trường sinh thái mà cần có sự đổi mới tư duy của những người làm du lịch, ứng xử đúng mực với thiên nhiên.

Góc nhìn
Lại chuyện đặt tên phố, tên làng!

Lại chuyện đặt tên phố, tên làng!

(CLO) Một đôi vợ chồng trẻ chuẩn bị sinh con đầu lòng, nghĩ nát óc cả dăm bảy tháng để đặt tên cô con gái rượu sắp ra đời.

Góc nhìn
Kỳ 3: Mở chiến dịch Điện Biên Phủ - Đường đến quyết định lịch sử

Kỳ 3: Mở chiến dịch Điện Biên Phủ - Đường đến quyết định lịch sử

(NB&CL) Theo nhìn nhận của nhiều nhà nghiên cứu, sử gia, việc ngày 6/12/1953, Bộ Chính trị quyết định mở chiến dịch tiêu diệt toàn bộ quân địch ở tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ là quyết định mang tính lịch sử. Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dựa vào những cứ liệu nào để có được chủ trương hết sức linh hoạt, sáng tạo và kịp thời ấy? - Đó là câu hỏi mà đến nay, tròn 70 năm sau, vẫn được hết sức quan tâm.

Góc nhìn
Ghi âm, ghi hình phải được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa: Báo chí cần được đảm bảo quyền tác nghiệp

Ghi âm, ghi hình phải được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa: Báo chí cần được đảm bảo quyền tác nghiệp

(NB&CL) Dự thảo Luật Tòa án (sửa đổi) quy định theo hướng “thắt chặt” việc ghi âm, ghi hình tại phiên tòa. Chánh án TAND tối cao Nguyễn Hòa Bình cho rằng, quy định này là cần thiết, để phiên tòa tập trung xét xử, trang nghiêm.

Góc nhìn
Giảm trừ gia cảnh: Cần linh hoạt theo thực tiễn đời sống

Giảm trừ gia cảnh: Cần linh hoạt theo thực tiễn đời sống

(NB&CL) Mức giảm trừ gia cảnh hiện nay quá thấp so với mức chi tiêu cơ bản, mức sống thực tế của người dân và không phù hợp với sự biến động liên tục của mặt bằng giá. Điều này đã được giới chuyên gia cũng như báo chí lên tiếng khá nhiều nhưng cho tới nay, mức trừ gia cảnh vẫn không thay đổi...

Góc nhìn