Bất chấp sóng gió kinh tế, Trung Quốc vẫn cố giữ chính sách Zero - Covid

Thứ năm, 21/04/2022 09:14 AM - 0 Trả lời

(CLO) Đối với nhiều nhà lãnh đạo, sự bất mãn của công chúng gia tăng và tình trạng kinh tế xấu đi nhanh chóng sẽ là nguyên nhân khiến họ phải lo lắng và cân nhắc lại chính sách. Tuy vậy, Trung Quốc vẫn giữ nguyên chính sách Zero Covid-19.

Được biết, Chính phủ Trung Quốc đang tăng gấp đôi chiến lược “zero-Covid” đặc trưng, được tăng cường áp dụng khi biến chủng Omicron dễ lây lan hơn.

Tại Trung Quốc, các nhà đầu tư, cách ngành công nghiệp trọng điểm, thậm chí là người dân đều đang “kêu trời” vì chính sách được người ta cho là khắc nghiệt nhất từ trước đến nay.

bat chap song gio kinh te trung quoc van co giu chinh sach zero  covid hinh 1

Các doanh nghiệp nước ngoài “như ngồi trên đống lửa” khi Trung Quốc phong toả các thành phố lớn. Ảnh: Reuters.

Nền kinh tế, sản xuất công nghiệp ảnh hưởng nặng nề

Các hạn chế nhằm khống chế đại dịch của Trung Quốc khiến các thành phố “đầu tàu” kinh tế bị phong toả, làm ngưng trệ hoạt động sản xuất, sinh hoạt của người dân bị đảo lộn. Nền kinh tế Trung Quốc chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực.

Thế nhưng, các lệnh hạn chế này nhấn mạnh việc thiếu các giải pháp thay thế hấp dẫn, ngoài các tinh chỉnh và cải tiến, do nước này chưa đạt được miễn dịch cộng đồng và hệ thống chăm sóc sức khỏe đang bị “lung lay” ở Trung Quốc - nơi trước đó đã làm tốt ngăn chặn tình trạng bùng phát khi Covid-19 lần đầu tiên xuất hiện vào cuối năm 2019 ở thành phố Vũ Hán .

Trung Quốc hiện tại đã nhận thức được nhiều mối nguy hiểm của COVID và cách nó tàn phá dân số như thế nào một phần cũng nhờ công lao to lớn của chính phủ.

Alicia Garcia-Herrero, nhà kinh tế cấp cao của Natixis về Châu Á Thái Bình Dương cho biết: “Kiên trì phản ứng các cú sốc của Trung quốc, thay vì tham khảo các giải pháp của phương Tây, dường như là cách giải quyết của ông Tập”.

Bà giải thích: “Điều này bao gồm chính sách “zero – Covid” trái ngược với phương pháp theo đuổi miễn dịch cộng đồng của phương Tây.

Cam kết của ông Tập đối với chiến lược này, bất chấp sự phản đối của công chúng, nhấn mạnh sự đảm bảo an toàn cho vị trí của ông trong trường hợp không có sự phản đối nội bộ đe doạ việc ông tiếp tục ứng cử nhiệm kỳ kỷ lục thứ ba tại nghị quyết của Đảng Cộng sản vào mùa thu này.

Mặc dù, một bộ phận không nhỏ người dân Trung Quốc “la hét”, phản đối thì sự bất mãn của công chúng là rời rạc và không đủ để tạo ra động lực có thể tác động đến ông.

Phòng bệnh còn hơn chữa bệnh

Chính sách Covid của Trung Quốc yêu cầu mọi người dân đã nhiễm bệnh, dù có triệu chứng hay không vẫn phải được cách ly, từ lâu đã nhận được sự ủng hộ của công chúng, nhưng hiện đang vấp phải sự phản đối từ những người dân và doanh nghiệp ở Thượng Hải và những nơi khác. Họ cho rằng chi phí đang bắt đầu cao hơn lợi ích, đặc biệt là khi phần lớn các trường hợp không có triệu chứng.

Trong khi Thượng Hải không báo cáo bất kỳ trường hợp tử vong nào liên quan đến COVID-19 cho đến tuần này, nhiều cư dân mạng xã hội đã chia sẻ những câu chuyện về những người chết vì các nguyên nhân khác trong thời gian thành phố đóng cửa. Điều đó dẫn đến, lượng tiêu dùng, chuỗi cung ứng và câu chuyện việc làm đều bị ảnh hưởng.

Nhiều người dân – đặc biệt là những người giàu có đã quen đi du lịch quốc tế giờ đây lại bị “kìm chân” trở bởi hai năm biên giới gần như đóng cửa. Họ ngày càng ngán ngẩm với chính sách “zero – Covid” trong khi các quốc gia khác cố gắng sống chung với dịch.

Trong khi người dân Thượng Hải bày tỏ sự bất bình của họ trên mạng và với các quan chức, thì những hạn chế về di chuyển, sự kiểm soát của nhà nước đối với các phương tiện truyền thông đã nhanh chóng được đàn áp và gỡ bỏ.

Lê Na (Theo HSNW)

Bình Luận

Tin khác

Việt Nam có cơ hội “nghìn năm có một” tham gia vào chuỗi giá trị công nghiệp bán dẫn

Việt Nam có cơ hội “nghìn năm có một” tham gia vào chuỗi giá trị công nghiệp bán dẫn

(CLO) Ông Nguyễn Chí Dũng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết: Việt Nam đang có cơ hội “nghìn năm có một” để tham gia vào chuỗi giá trị ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu.

Kinh tế vĩ mô
VIPFA mở cơ quan đại diện phía Nam: 'Cầu nối” giữa doanh nghiệp với các cơ quan nhà nước

VIPFA mở cơ quan đại diện phía Nam: "Cầu nối” giữa doanh nghiệp với các cơ quan nhà nước

(CLO) Việc VIPFA khai trương cơ quan đại diện tại TP Hồ Chí Minh sẽ là cầu nối hiệu quả giữa cộng đồng doanh nghiệp hình thành hệ sinh thái kinh doanh kết nối cơ hội đầu tư và xúc tiến FDI vào Việt Nam.

Kinh tế vĩ mô
Kinh tế tăng trưởng mạnh, nhu cầu sử dụng điện tăng cao trở lại

Kinh tế tăng trưởng mạnh, nhu cầu sử dụng điện tăng cao trở lại

(CLO) Bộ Công Thương vừa ban hành Quyết định điều chỉnh kế hoạch cung cấp điện và vận hành hệ thống điện quốc gia năm 2024, trong đó có các tháng cao điểm mùa khô.

Kinh tế vĩ mô
Ngân hàng thế giới kiến nghị Việt Nam sớm xử lý các ngân hàng yếu kém

Ngân hàng thế giới kiến nghị Việt Nam sớm xử lý các ngân hàng yếu kém

(CLO) Ngày 23/4, tại Hà Nội, Ngân hàng Thế giới đã tổ chức buổi công bố điểm lại kinh tế Việt Nam tháng 4/2024, với chuyên đề "Đẩy mạnh khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo".

Kinh tế vĩ mô
Thái Bình xúc tiến đầu tư tại Hungary

Thái Bình xúc tiến đầu tư tại Hungary

(CLO) Tỉnh Thái Bình mong muốn được hợp tác toàn diện với các đối tác, nhà đầu tư Hungary, trong đó đi sâu trao đổi, xuất nhập khẩu hàng hóa, giao lưu văn hóa, hợp tác giáo dục, đào tạo, y tế.

Kinh tế vĩ mô