(CLO) Chứng kiến liên tiếp các trend bày tỏ lòng yêu nước xuất hiện rầm rộ, lan toả mạnh mẽ trên các trang mạng xã hội suốt từ dịp 49 năm đất nước thống nhất 30/4, cho đến dịp kỷ niệm 79 năm Quốc khánh 2/9, trong tôi lại dội về những câu thơ mang đậm triết lý “sống tận hiến” của Tố Hữu: “Nếu là con chim, chiếc lá/Thì con chim phải hót, chiếc lá phải xanh/Lẽ nào vay mà không trả/Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình”.
Sáng thứ 6 ngày 30/8 vừa qua, trời Hà Nội đổ mưa. Nhưng trên tuyến phố trung tâm, nào Hồ Gươm, nào Lăng Bác, Quảng trường Ba Đình… từ 9-10h sáng, đã xuất hiện rất nhiều người dân: trẻ có, già có, trung niên có, học sinh sinh viên có, công an, bộ đội có… chen vai nhau tới, chỉ để săn tìm những bức ảnh với phông nền là màu đỏ rực rỡ của lá cờ đỏ sao vàng.
Không chỉ tại Thủ đô, trong những ngày này, từ cột mốc km số 0 ở Hà Giang, tới khắp các địa danh, cung đường, điểm đến trên khắp mọi miền Tổ quốc, người dân đã, đang lan toả mạnh mẽ trào lưu chụp ảnh check-in với lá cờ Tổ quốc.
Không chỉ là chụp ảnh với cờ Tổ quốc, suốt từ dịp 30/4 đến nay còn rầm rộ vô số những hình thức bày tỏ tình yêu với đất nước, đến mức nhiều người đã gọi đó là trend, như "phủ đỏ" không gian làm việc với lá Quốc kỳ Việt Nam, set up mâm cơm mừng Quốc khánh, xếp hình cờ Tổ quốc bằng số giấy chứng nhận hiến máu tình nguyện, sơn cửa, biến mái nhà thành lá cờ Tổ quốc, đua nhau làm các clip âm nhạc như loạt clip “Đừng hỏi Tổ quốc đã làm gì cho ta” dựng trên nền nhạc bài hát "Khát vọng tuổi trẻ" của nhạc sĩ Vũ Hoàng…
Như nhiều người đã nói, “Tổ quốc trong trái tim mỗi người”, mỗi người đều có một Tổ quốc ý nghĩa, thiêng liêng trong trái tim mình, vì thế, mỗi người tạo dựng một cách thể hiện riêng tình cảm thiêng liêng ấy với Tổ quốc, âu cũng là điều nên làm và rất đáng trân trọng…
Tuy nhiên, có lẽ sẽ là trân quý, ý nghĩa hơn khi mỗi người biết cách lựa chọn cho mình cách thể hiện tình yêu Tổ quốc sao cho đúng và phù hợp. Hai chữ đúng và phù hợp thực sự là không thừa, không sáo rỗng, nếu không muốn nói là thực sự cần bởi nói tới cờ đỏ sao vàng, nói tới Tổ quốc, là nhắc nhớ tới những điều thiêng liêng nhất.
Bởi thiêng liêng là vậy nên không khó hiểu khi những sự ứng xử với lá cờ đỏ sao vàng như: sơn cờ sai quy cách, bợt bạt, nhem nhuốc, ngôi sao vàng bị vẽ ngược, vẽ cờ Tổ quốc trên bức tường đổ nát, chạy nhảy, nằm, ngồi, dẫm chân lên lá cờ trên nóc nhà để chụp ảnh… đều bị nhìn nhận là chưa đúng đắn, chưa phù hợp, thậm chí là rất phản cảm. Tai hại hơn nữa, đôi khi chỉ từ một vài cách thể hiện tình yêu chưa phù hợp như thế, kẻ xấu, thế lực thù địch đã nhanh chóng lợi dụng để kiếm cớ kích động, công kích… từ đó hoàn toàn có thể dẫn tới những hậu quả khó lường, mối nguy cho đất nước.
Bởi thế, có lẽ không sai nên có ai đó đã nói rằng “Yêu Tổ quốc cũng cần phải học”, “Thể hiện tình yêu với Tổ quốc cũng cần phải đúng cách”…
Và hơn thế nữa, yêu nước dứt khoát không nên là… trend, cũng chẳng cần phải hô hào, to tát bằng hình thức này hình thức kia, bằng những phô trương trên mạng xã hội. Như nhà thơ Chế Lan Viên từng viết: “Ôi Tổ quốc, ta yêu như máu thịt/Như mẹ cha ta, như vợ, như chồng/Ôi Tổ quốc, nếu cần ta chết/Cho mỗi ngôi nhà, ngọn núi, con sông”… Tình yêu với Tổ quốc, thiết nghĩ nên chân thành, đằm sâu, gắn bó, luôn thường trực, hiện hữu trong mỗi người... như tình mẫu tử, tình anh em ruột thịt trong mỗi gia đình…
Và quan trọng nhất, yêu nước phải thực chất, phải biến thành những hành động thiết thực, cụ thể, ý nghĩa. Tình yêu với đất nước phải gắn liền với nghĩa vụ, trách nhiệm,với những trở trăn như làm thế nào để đất nước mình giàu đẹp hơn, có vị thế ngày càng cao hơn… Đơn cử như với những người trẻ, thể hiện tình yêu với đất nước không chỉ là đặt bàn tay lên trái tim mình, là tạo dáng bên lá cờ Tổ quốc, là khoác lên chiếc áo đỏ có ngôi sao vàng…
Điều đó cần nhưng chưa đủ. Yêu nước, là phải ăp ắm, sục sôi hơn nữa những nhiệt huyết; yêu nước là phải ra sức học tập, nỗ lực phấn đấu rèn luyện hơn nữa để kiến tạo thêm kiến thức, để có thể làm chủ công nghệ AI, công nghệ bán dẫn… cùng chung tay góp phần đẩy mạnh hơn nữa công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước…
Năm xưa, trong bài Một khúc ca xuân, nhà thơ Tố Hữu từng suy ngẫm về lẽ sống nhân sinh, về trách nhiệm cho và nhận của mỗi công dân qua mấy câu thơ: “Nếu là con chim, chiếc lá/Thì con chim phải hót, chiếc lá phải xanh/Lẽ nào vay mà không trả/Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình”.
Một nhà thơ lớn khác của thi ca Việt Nam- nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm cũng từng viết: “Đất nước là máu xương của mình/Phải biết gắn bó và san sẻ/Phải biết hóa thân cho dáng hình xứ sở/Làm nên đất nước muôn đời”.
Như loài chim phải hót, như chiếc lá phải xanh, chúng ta sống, ai cũng có trong mình một Tổ quốc, vậy, chúng ta phải làm gì, nên làm gì cho Tổ quốc mình?
Những điều nhà thơ Tố Hữu, Nguyễn Khoa Điềm đã từng đặt ra, thiết nghĩ, luôn luôn là đòi hỏi thường trực với mỗi chúng ta bởi chính chúng ta cũng là chủ thể, là nhân vật trung tâm trong mọi chiến lược phát triển của đất nước. Sống tận hiến, hết tâm hết sức - đó mới là cách bày tỏ tình yêu đúng cách nhất dành cho Tổ quốc mình.
(CLO) Báo Nhà báo và Công luận trân trọng giới thiệu bài viết của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: "Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo, cầm quyền của Đảng, yêu cầu cấp bách của giai đoạn cách mạng mới".
(NB&CL) Mới đây một sinh viên ở một trường cao đẳng tại TP.HCM đã bị giáo viên cho 0 điểm với lý do sử dụng AI khi làm bài thi môn học màu sắc, ngành thiết kế đồ họa, và không có khả năng chỉnh sửa bài theo hướng dẫn của giảng viên. Sự việc đã có những diễn biến đáng tiếc xuất phát từ câu chuyện nêu trên. Mấu chốt nằm ở câu chuyện AI. Kể từ khi ChatGPT ra đời, lần đầu tiên công chúng được ứng dụng AI trong mọi việc một cách rộng rãi. Và những bước tiến bộ nhanh chóng của nó làm cho mọi người vừa vui mừng vừa hoảng sợ. Ngành giáo dục không phải là ngoại lệ. Các trường đại học lớn cũng lúng túng. Cho phép sử dụng AI thì nảy sinh rất nhiều câu hỏi, khiến bài thi trở nên vô nghĩa chẳng hạn. Không cho phép sử dụng thì đi ngược với tiến bộ của công nghệ. Các chuyên gia UNESCO đã ví sự phát minh trí tuệ nhân tạo (AI) tạo sinh là một tiến bộ khoa học công nghệ giống như phát minh ra điện hoặc internet. Không thể không cho học sinh dùng mà cần hướng dẫn sử dụng một cách an toàn, có trách nhiệm và cân bằng.
(NB&CL) “Chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam của đồng chí Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith và Phu nhân là để tiếp tục vun đắp mối quan hệ hữu nghị vĩ đại tình đoàn kết đặc biệt giữa hai nước ngày càng gần gũi. Đây là dịp để hai bên thấu hiểu nhau hơn, thúc đẩy hợp tác toàn diện để ngày càng có nhiều thành quả, mang lại lợi ích cho nhân dân hai nước”. Đó là nhìn nhận của Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào tại Việt Nam Khamphao Ernthavanh trước chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào tới Việt Nam.
(CLO) Cuộc chiến với những cơn thịnh nộ của “mẹ thiên nhiên” luôn là cuộc chiến ngàn năm chưa bao giờ cân sức và phần thiệt thòi nhất luôn thuộc về người dân. Cơn bão số 3 cùng hoàn lưu khủng khiếp của nó đã, đang để lại những hậu quả vô cùng nặng nề, lâu dài, vì thế, cần thêm nhiều, nhiều hơn nữa những bàn tay ấm dang rộng ra với đồng bào mình, tiếp sức cho họ trong hành trình gian nan vượt qua cơn hoạn nạn.
(CLO) Dân tin thì Đảng mạnh. Từ thực tiễn cách mạng, Đảng ta nhận thức một cách sâu sắc rằng, sự thành bại của sự nghiệp cách mạng luôn luôn gắn liền với niềm tin của nhân dân đối với vai trò lãnh đạo của Đảng. Giữ vững niềm tin của dân với Đảng không chỉ là bài học “xương máu” mà còn là nhân tố quan trọng quyết định đến sự tồn vong của Đảng. Bởi thế, củng cố thêm niềm tin của Nhân dân đối với Đảng là mệnh lệnh thép, là nhiệm vụ tối thượng của Đảng ta trong giai đoạn hiện nay.