Bệnh nhân Ung thư có nên tiêm vaccine phòng COVID-19?

Thứ hai, 23/08/2021 12:03 PM - 0 Trả lời

(CLO) Theo chuyên gia, hiện nhiều quốc gia đưa bệnh nhân bị ung thư vào danh sách ưu tiên tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 vì đây là đối tượng dễ bị tổn thương nhất nếu mắc bệnh.

Thông tin từ Bệnh viện Phụ sản Trung ương, bác sĩ Nguyễn Khắc Toàn - Khoa ung bướu - E5, Bệnh viện Phụ Sản Trung ương khuyên bệnh nhân ung thư cần được tiêm vaccine phòng COVID-19.

Bác sĩ này cho rằng, ngay từ khi dịch bùng phát, bệnh nhân ung thư đã được coi là nhóm đối tượng dễ tổn thương, cần được chú trọng đặc biệt. Phân tích sơ khởi trong một nghiên cứu gần đây tại Israel cho thấy khả năng sinh kháng thể của người bệnh ung thư thấp hơn đáng kể so với người khỏe mạnh.

Hiện nay vaccine được xem là biện pháp nhằm ngăn chặn sự lây nhiễm của đại dịch COVID-19 (ảnh TL).

Hiện nay vaccine được xem là biện pháp nhằm ngăn chặn sự lây nhiễm của đại dịch COVID-19 (ảnh TL).

Do vậy, thời gian chờ giữa hai mũi tiêm vaccine của bệnh nhân ung thư cần được rút ngắn hơn (21 ngày so với 28 ngày đối với vaccine của Pfizer-BioNtech).

Bác sĩ Nguyễn Khắc Toàn cho biết, Israel đã triển khai tiêm vaccine mũi thứ 3 cho công dân lớn tuổi và sắp tới sẽ là những bệnh nhân nguy cơ cao khác.

“Cân nhắc nguy cơ và lợi ích cho bệnh nhân trong bối cảnh số ca tử vong liên quan đến Covid-19 ngày càng tăng cao, nhiều tổ chức và chính phủ cũng cho rằng bệnh nhân ung thư kể cả những bệnh nhân đã, đang và sẽ tham gia vào những thử nghiệm lâm sàng đều cần được tiêm vaccine” – bác sĩ này nhấn mạnh.

Cũng theo vị bác sĩ này, như ở Mỹ xếp bệnh nhân ung thư vào nhóm bệnh nền nguy cơ cao (nhóm ưu tiên vaccine 1b, chỉ sau nhân viên y tế). Bỉ, Luxembourg và Thụy Điển đều chỉ rõ ưu tiên tiêm vaccine cho bệnh nhân ung thư và nhân viên y tế.

Trước những lo lắng từ bệnh nhân, bác sĩ Toàn cho biết, chúng ta sẽ không mắc bệnh nếu tiêm vaccine. Những loại vaccine hiện tại được tiêm nhiều ở Việt Nam là của Pfizer-BioNtech (Mỹ - Đức) và của AstraZeneca (Anh - Thụy Điển). Nếu vaccine của Mỹ dùng công nghệ mRNA thì vaccine của Anh dùng một loại adenovirus để đưa thông tin di truyền của Sars-CoV-2 vào tế bào người, từ đó kích thích sản sinh kháng thể.

Cả 2 công nghệ này đều không đưa trực tiếp virus vào người như một số loại vaccine cũ mà chỉ đưa đặc điểm nhận dạng của virus cho cơ thể. Do đó, cả 2 loại vaccine được coi là khá an toàn với tỷ lệ biến chứng thấp.

Tuy vậy, không phải loại vaccine nào cũng phù hợp nếu người bệnh có tiền sử dị ứng với thuốc, đặc biệt là bệnh nhân ung thư. Vấn đề không nằm ở bản chất vaccine mà là ở thành phần tá dược.

Bác sĩ Toàn còn chia sẻ thêm, hiện để chặn đứng đại dịch, chỉ có một cách duy nhất, đó là tạo miễn dịch cộng đồng. Điều này có nghĩa là phải có khoảng 70% dân số mang trong mình kháng thể kháng virus. Có 2 cách để đạt được mục tiêu này.

Một là để lây nhiễm tự nhiên, như điều đã xảy ra với đại dịch cúm Tây Ban Nha (H1N1) vào năm 1918-1920. Khi đó, con đường đã trải đầy máu: 500 triệu người nhiễm và khoảng 50 triệu người đã chết trước khi miễn dịch cộng đồng được thiết lập trên toàn cầu. Đối với Covid-19, nếu theo kịch bản này thì số người tử vong sẽ là khoảng 140 triệu, gấp đôi số người chết trong Chiến tranh thế giới thứ II và gấp 70 lần chiến tranh Việt Nam.

Cách thứ hai là tiêm vaccine để kích thích cơ thể tự sản sinh ra kháng thể trước khi mắc bệnh, khiến cho khi mắc, bệnh không còn nặng nữa và tránh được nguy cơ tử vong.

Khi tiêm đủ cho 70% dân số, virus sẽ không có điều kiện tồn tại và lây nhiễm sang người khác (do người nhiễm khỏi nhanh hơn, có miễn dịch tốt hơn, không phát bệnh...). Nhờ vậy, 30% còn lại có thể được bảo vệ thậm chí ngay cả khi không cần tiêm vaccine. Vaccine là một trong những phát minh vĩ đại nhất của nhân loại, đã cứu loài người khỏi hàng chục dịch bệnh khác nhau. Covid-19 cũng không phải ngoại lệ.

Trinh Phúc

Bình Luận

Tin khác

Uống thuốc nam không rõ nguồn gốc, bé 3 tuổi nhập viện

Uống thuốc nam không rõ nguồn gốc, bé 3 tuổi nhập viện

(CLO) Trẻ nhập viện Bệnh viện Nhi Trung ương trong tình trạng co giật, nôn nhiều, rối loạn ý thức, da xanh tái.

Sức khỏe
Bộ Y tế thông tin về mức hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế với người thuộc diện được hỗ trợ

Bộ Y tế thông tin về mức hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế với người thuộc diện được hỗ trợ

(CLO) Mới đây, Bộ Y tế đã có văn bản gửi Bộ Lao động Thương binh và Xã hội; UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; BHXH Việt Nam về vướng mắc trong triển khai thi hành Nghị định 75/2023/NĐ-CP.

Sức khỏe
Cắt môi trái tim, cô gái 25 tuổi nhiễm trùng nặng, biến dạng môi

Cắt môi trái tim, cô gái 25 tuổi nhiễm trùng nặng, biến dạng môi

(CLO) Cắt môi trái tim tại một cơ sở thẩm mỹ tư nhân kém chất lượng, cô gái 25 tuổi ở Hà Nội bị nhiễm trùng nghiêm trọng gây biến dạng môi.

Sức khỏe
TP HCM: Xử nghiêm hộ kinh doanh tắm hơi nhưng tiếp nhận bệnh nhân điều trị suy giãn tĩnh mạch

TP HCM: Xử nghiêm hộ kinh doanh tắm hơi nhưng tiếp nhận bệnh nhân điều trị suy giãn tĩnh mạch

(CLO) Sở Y tế TP HCM đã phát hiện và xử lý nghiêm hộ kinh doanh chuyên tắm hơi, massage… ngang nhiên quảng cáo là phòng khám thuộc hệ thống thẩm mỹ viện Hàn Quốc chuyên điều trị giãn tĩnh mạch bằng công nghệ cao độc quyền.

Sức khỏe
Viện đào tạo thẩm mỹ quốc tế Nanozelle Academy bị đình chỉ hoạt động do có nhiều sai phạm

Viện đào tạo thẩm mỹ quốc tế Nanozelle Academy bị đình chỉ hoạt động do có nhiều sai phạm

(CLO) Theo danh sách xử phạt Sở Y tế TP HCM vừa công bố, Viện đào tạo thẩm mỹ quốc tế Nanozelle Academy cùng nhiều cơ sở thẩm mỹ khác đã bị đình chỉ hoạt động do có hàng loạt vi phạm trong hoạt động khám chữa bệnh, quảng cáo...

Sức khỏe