(CLO) Liên quan đến hành động đẹp của điều dưỡng Đặng Thị Hạ đã giúp cứu sống một du khách tại Đà Nẵng, Ban giám đốc Bệnh viện Bạch Mai đã tổ chức biểu dương, trao tặng giấy khen của Giám đốc Bệnh viện cho điều dưỡng Hạ.
Theo đó, khoảng 20h ngày 24/3, chị Đặng Thị Hạ, điều dưỡng của Trung tâm Cấp Cứu A9 - Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội đang ngồi ăn tối với 4 người bạn tại một nhà hàng ở quận Sơn Trà, Đà Nẵng.
Ngay bàn bên cạnh là người đàn ông ngoại quốc đang ăn tối cùng vợ thì đứng lên, di chuyển và bất ngờ choáng, đi lại loạng choạng, ngã quỵ xuống đất, mất ý thức, vệ sinh không tự chủ.
Vừa nhìn thấy người đàn ông loạng choạng, chị Hạ đã di chuyển nhanh ra cùng vợ người đàn ông này đỡ người bệnh. Khi thấy ông bất tỉnh, chị Hạ đã đỡ ông nằm xuống sàn cứng, kiểm tra mạch cảnh, tri hô nhân viên nhà hàng xung quanh gọi cấp cứu 115 hỗ trợ, đồng thời tiến hành cấp cứu ép tim ngoài lồng ngực cho nạn nhân.
Sau khoảng vài chục lần ép tim ngoài lồng ngực theo chu kỳ thì bệnh nhân có ý thức trở lại, ổn định chức năng sống và được xe Cấp cứu 115 Đà Nẵng vận chuyển đến cấp cứu tại một bệnh viện lớn ở địa phương.
Bệnh nhân là ông Narinder (Ấn Độ) đi du lịch cùng vợ tại Đà Nẵng. Ông có tiền sử bệnh lý mạch vành, đã phải phẫu thuật bắc cầu nối chủ vành. Theo thông tin từ BVĐK quốc tế Vinmec Đà Nẵng, sau vài ngày theo dõi và điều trị, bệnh nhân đã tỉnh táo, không để lại bất cứ di chứng nào về thần kinh, vận động, do được cấp cứu ngừng tuần hoàn kịp thời. Hiện ông và vợ đã về nước để tiếp tục điều trị bệnh.
Thay mặt lãnh đạo Bệnh viện, PGS.TS Đào Xuân Cơ - Giám đốc Bệnh viện biểu dương và khen ngợi hành động đẹp của điều dưỡng Đặng Thị Hạ. Theo PGS.TS Đào Xuân Cơ, hình ảnh điều dưỡng Hạ cấp cứu du khách nước ngoài, không chỉ lay động trái tim của nhân viên y tế Bệnh viện Bạch Mai, mà đó là một hình ảnh đẹp của người cán bộ y tế Việt Nam với cộng đồng và thế giới.
“Hành dộng tuy nhỏ bé nhưng lại có ý nghĩa vô cùng to lớn. Khách nước ngoài đến Việt Nam an tâm về môi trường sống, về y tế của chúng ta", PGS Đào Xuân Cơ nhấn mạnh.
PGS Cơ đánh giá, cấp cứu ngoại viện có ý nghĩa rất quan trọng. "Chúng ta chỉ đến bệnh viện mới được cấp cứu, không được làm tốt cấp cứu ngừng tim, cấp cứu chấn thương, cấp cứu ngộ độc... sẽ mang lại cơ hội sống cho người bệnh.
Người bệnh ngừng tuần hoàn không được cấp cứu trong vài phút có nguy cơ mất não; người bị ảnh hưởng cột sống không được sơ cứu đúng, di chứng có thể ảnh hưởng cả đời", PGS Cơ chia sẻ.
(CLO) Với lợi thế hơn 400 dây chuyền khám và tiêm tại 39 trung tâm VNVC ở TP. HCM, cùng gần 2.000 bác sĩ, điều dưỡng, nhân viên y tế, hệ thống VNVC đã tiêm hàng ngàn mũi vắc xin trong ngày đầu triển khai chiến dịch tăng cường vắc xin sởi cho trẻ, trong đó có gần 200 mũi tiêm miễn phí.
(CLO) Sau khi ăn tiệc liên hoan Trung thu được tổ chức tại trường, 55 học sinh xuất hiện triệu chứng đau bụng, buồn nôn nghi bị ngộ độc và phải nhập viện ngay trong đêm.
(CLO) Liên quan đến vụ 21 em học sinh Trường THCS Tôn Đức Thắng đau bụng, nôn ói sau khi uống trà sữa, Cục An toàn thực phẩm yêu cầu tạm đình chỉ hoạt động cơ sở và điều tra, truy xuất nguồn gốc thực phẩm.
(CLO) Trong số 34 em học sinh uống trà sữa nhân dịp Tết Trung thu tại Trường Trường THCS Tôn Đức Thắng, có đến 21 em có các biểu hiện đau bụng, nôn ói.
Từ 16/9, gần 2000 bác sĩ, điều dưỡng, nhân viên của 39 trung tâm VNVC tại TP.HCM tham gia chiến dịch tiêm vắc xin sởi miễn phí cho trẻ 1-10 tuổi trên địa bàn thành phố, đặc biệt chú trọng đảm bảo tiêm chủng an toàn, đạt hiệu quả cao phòng bệnh sởi bên cạnh đạt chỉ tiêu về độ phủ vắc xin.