“Bí kíp” giúp Tân Hiệp Phát cạnh tranh sòng phẳng với “ông lớn” thế giới

Thứ sáu, 19/08/2022 19:51 PM - 0 Trả lời

(CLO) Bà Trần Uyên Phương, Phó Tổng Giám đốc Tân Hiệp Phát nhấn mạnh: Các doanh nghiệp cần phải có chiến lược rõ ràng, nhất quán và kiên định với nguyện vọng và tầm nhìn, sứ mệnh. Những điều này là kim chỉ nam giúp doanh nghiệp luôn đi đúng hướng và tiến về phía trước.

Kiên định với sứ mệnh đã đặt ra

Mặc dù dịch bệnh đã được kiểm soát và nền kinh tế Việt Nam đã có bước phục hồi rất mạnh, kể từ đầu năm 2022 tới nay. Thế nhưng, hiện vẫn còn rất nhiều doanh nghiệp vẫn đang tiếp tục hứng chịu các “di chứng” hậu đại dịch.

Trong khảo sát Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh năm 2021, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho biết: Có tới 92% doanh nghiệp hiện nay đang “than phiền” vì rất nhiều khó khăn, liên quan tới đại dịch COVID-19.

Cụ thể, 60% doanh nghiệp gặp khó khi tiếp cận khách hàng, 53% doanh nghiệp rơi vào cảnh thiếu hụt nhân công, 52% mất cân đối dòng tiền, 52% doanh nghiệp bị đứt gãy chuỗi cung ứng,...

bi kip giup tan hiep phat canh tranh song phang voi ong lon the gioi hinh 1

Bà Trần Uyên Phương, Phó Tổng Giám đốc Tân Hiệp Phát.

Trước các tác động của đại dịch, hiện nhiều doanh nghiệp đang rơi vào trạng thái dè dặt khi xây dựng kế hoạch kinh doanh, và điều này đã ảnh hưởng không nhỏ tới năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.

Trên thực tế, Việt Nam đang là quốc gia có độ mở kinh tế rất rộng và đang là điểm đến lý tưởng của các Tập đoàn đa quốc gia, đa ngành nghề. Do đó, những “di chứng” của giai đoạn hậu đại dịch, đang trở thành rào cản cho các doanh nghiệp trong nước, ngay chính trên sân nhà.

Trong diễn đàn “Giải pháp đột phá nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp phục hồi và phát triển bền vững”, diễn ra vào chiều 19/8, bà Trần Uyên Phương, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Tân Hiệp Phát khẳng định: Với 28 năm xây dựng thương hiệu, Tân Hiệp Phát chính là “bằng chứng” về khả năng cạnh sòng phẳng của một doanh nghiệp địa phương với những “người khổng lồ” thế giới, ngay cả trong giai đoạn đại dịch bùng phát mạnh mẽ nhất.

Bà Phương chia sẻ: Năm 2011, Coca-Cola đề nghị mua lại Tân Hiệp Phát với giá 2,5 tỷ USD, một con số không hề nhỏ vào thời kỳ đó. Tuy nhiên, Tân Hiệp Phát đã từ chối lời mời đó, để trung thành với sứ mệnh và triết lý kinh doanh của doanh nghiệp.

Theo đó, nguyện vọng của Tân Hiệp Phát chính là đóng góp cho sự phồn vinh của xã hội và là niềm tự hào của người Việt Nam, bằng cách xây dựng Tập đoàn có Thương hiệu quốc gia lớn mạnh tầm cỡ quốc tế. Nếu “bán mình” cho một doanh nghiệp ngoại, cách chắn sẽ phá vỡ đi sứ mệnh này.

“Cũng chính vì lời từ chối đó, cho tới nay, chúng tôi vẫn giữ được một thương hiệu đồ uống “made in Việt Nam” có thể cạnh tranh sòng phẳng với các tập đoàn đa quốc gia. Đặc biệt, Tân Hiệp Phát hiện đứng thứ 2 trong ngành đồ uống, và đầu trong ngành đồ uống có lợi cho sức khỏe tại thị trường Việt Nam”, và Phương nói.

Bà Trần Uyên Phương, Phó Tổng Giám đốc Tân Hiệp Phát nhấn mạnh: Các doanh nghiệp cần phải có chiến lược rõ ràng, nhất quán và kiên định với nguyện vọng và tầm nhìn, sứ mệnh. Những điều này là kim chỉ nam giúp doanh nghiệp luôn đi đúng hướng và tiến về phía trước. 

Tiên phong công nghệ mới, tạo ra cuộc đua công nghệ

Theo bà Trần Uyên Phương, để xây dựng công ty có năng lực cạnh tranh và dẫn đầu, đội ngũ lãnh đạo cần là những người có hoài bão, dám nghĩ dám làm. 

“Tại Tân Hiệp Phát, các cấp quản lý cần là những người sẵn sàng tạo nên sự khác biệt, đầu tư, tìm kiếm những hệ thống, mô hình quản trị. Đồng thời tiên phong triển khai mô hình quản trị hướng tới phát triển bền vững”, bà Phương chia sẻ.

Bên cạnh đó, công ty đặt yếu tố tiên phong để nỗ lực đạt được những bước phát triển ấn tượng. Điều này đã giúp Tân Hiệp Phát trở thành công ty đầu tiên trong ngành đạt chứng nhận ISO 9001, ISO 14001…

bi kip giup tan hiep phat canh tranh song phang voi ong lon the gioi hinh 2

Tân Hiệp Phát là tập đoàn tiên phong trong sử dụng công nghệ mới để tạo sự thay đổi không chỉ trong chính doanh nghiệp, mà còn tạo làn sóng chuyển đổi trong lĩnh vực nước giải khát. 

Đặc biệt, bà Phương cho biết, Tân Hiệp Phát là tập đoàn tiên phong trong sử dụng công nghệ mới để tạo sự thay đổi không chỉ trong chính doanh nghiệp, mà còn tạo làn sóng chuyển đổi trong lĩnh vực nước giải khát. 

Đơn cử như từ năm 2008, Tân Hiệp Phát đã áp dụng công nghệ chiết Aseptic PET vô trùng. Công nghệ này giúp sản phẩm giữ được lâu, có thể để được trong 12 tháng mà không cần dùng chất bảo quản. Đây là công nghệ mới nhất và lần đầu tiên xuất hiện ở châu Á.

“Chúng tôi tự hào, khi Tân Hiệp Phát chủ động tiên phong thay đổi công nghệ này và buộc các công ty khác phải thay đổi theo để có thể cạnh tranh, như vậy rõ ràng mặt bằng chất lượng sản phẩm tại thị trường Việt Nam đã được nâng lên, và người tiêu dùng cũng được hưởng lợi”, bà Phương nói.

Bên cạnh đó, Tân Hiệp Phát cũng xác định phát triển doanh nghiệp bền vững, bằng cách tham gia vào chuỗi kinh tế tuần hoàn. Áp dụng kỹ thuật mới trong việc tái chế nhựa, không chỉ tiết kiệm chi phí và còn hạn chế các tác động của rác thải nhựa tới môi trường.

Đặc biệt, bà Phương tiết lộ, công nghệ tái chế nhựa của Tân Hiệp Phát được hoàn thành bởi chính đội ngũ kỹ thuật trong nước.

“Chúng tôi quyết định áp dụng công nghệ tái chế nhựa mới vào đúng thời điểm dịch bệnh bùng phát, các chuyên gia nước ngoài không thể sang được, nên mọi thứ đều được đội ngũ kỹ thuật của Tân Hiệp Phát hoàn thiện. Và thật sự, chúng tôi đã làm được và cho ra sản phẩm pallet nhựa tái chế, chào mừng ngày thành lập công ty 15/10/2021”, bà Phương tự hào nói.

bi kip giup tan hiep phat canh tranh song phang voi ong lon the gioi hinh 3

Công nghệ tái chế nhựa của Tân Hiệp Phát được hoàn thành bởi chính đội ngũ kỹ thuật trong nước.

Hiểu rõ về doanh nghiệp, Tân Hiệp Phát đã chủ động đầu tư vào các hệ thống công nghệ thông tin và công nghệ quản trị để cải tiến doanh nghiệp. Đồng thời, doanh nghiệp này cũng đã tận dụng cơ hội từ đại dịch để đẩy mạnh chuyển đổi số.

Trong đó, Tân Hiệp Phát còn đưa công nghệ ERP vào sử dụng từ năm 2002. Kể từ đó tới nay, Tân Hiệp Phát tiếp tục cải tiến để quản lý doanh nghiệp hiệu quả hơn và nâng cấp sản phẩm dịch vụ.

“Từ năm 2021, chúng tôi đã đưa mọi giấy tờ, trình duyệt online, giúp giảm thiểu thời gian phê duyệt các vấn đề liên quan tới thủ tục hành chính”, bà Phương chia sẻ.

Ngoài ra, Tân Hiệp Phát còn triển khai chu trình dịch vụ E2E, vận hành hệ thống SAP trên Amazon Cloud, vận hành hệ thống SAP - ARIBA, kết nối toàn bộ quy trình mua sắm trong doanh nghiệp từ quản lý tìm nguồn cung ứng đến thanh toán. 

“Tất cả những công nghệ mới chúng tôi đang triển khai đều giúp Tân Hiệp Phát kết nối hiệu quả với hệ thống chuỗi cung ứng trên toàn cầu, hạn chế các thiệt hại khi chuỗi cung ứng bị đứt gãy”, bà Phương cho biết.

Việt Vũ

Tin khác

Sắp đấu thầu vàng để tăng nguồn cung: Cần thiết nhưng chỉ mang tính ngắn hạn

Sắp đấu thầu vàng để tăng nguồn cung: Cần thiết nhưng chỉ mang tính ngắn hạn

(CLO) Việc tăng nguồn cung vàng ở thời điểm này chỉ mang tính ngắn hạn. Về lâu dài, việc đấu thầu vàng sẽ tạo ra nhiều bất ổn cho kinh tế trong nước.

Thị trường - Doanh nghiệp
Nhật Bản sẽ tiếp tục tham gia dự án dầu khí của Nga

Nhật Bản sẽ tiếp tục tham gia dự án dầu khí của Nga

(CLO) Các công ty Nhật Bản sẽ tiếp tục tham gia vào các dự án năng lượng của Nga trên đảo Sakhalin do tầm quan trọng của chúng đối với an ninh năng lượng của Tokyo, Bộ Ngoại giao nước này tuyên bố.

Thị trường - Doanh nghiệp
Quảng Nam chấp thuận chủ trương đầu tư dự án khai thác cát sỏi 6,63 ha

Quảng Nam chấp thuận chủ trương đầu tư dự án khai thác cát sỏi 6,63 ha

(CLO) UBND tỉnh Quảng Nam vừa chấp thuận chủ trương đầu tư, chấp thuận nhà đầu tư dự án khai thác cát, sỏi, cuội làm vật liệu xây dựng tại mỏ cát, sỏi BTM8-ĐC (thôn Thanh Trước, xã Trà Đông, huyện Bắc Trà My).

Thị trường - Doanh nghiệp
Viettel tặng miễn phí điện thoại 4G cho khách hàng 2G

Viettel tặng miễn phí điện thoại 4G cho khách hàng 2G

(CLO) Ngày 17/4/2024, Tổng Công ty Viễn thông Viettel (Viettel Telecom) cho biết, nhằm hỗ trợ người dân sớm chuyển đổi lên 4G trước thời điểm dừng công nghệ 2G (dự kiến vào tháng 9/2024) nhường tần số cho các công nghệ mới, Viettel triển khai nhiều phương án hỗ trợ khách hàng có nhu cầu nâng cấp dịch vụ.

Thị trường - Doanh nghiệp
Nhật Bản: Tâm trạng kinh doanh tụt dốc khi đồng yên yếu gây áp lực lên các hộ gia đình

Nhật Bản: Tâm trạng kinh doanh tụt dốc khi đồng yên yếu gây áp lực lên các hộ gia đình

(CLO) Niềm tin kinh doanh tại các công ty sản xuất và dịch vụ lớn của Nhật Bản giảm trong tháng 4 so với tháng trước, do áp lực chi phí sinh hoạt và điều kiện kinh tế không ổn định ở thị trường chủ đạo Trung Quốc.

Thị trường - Doanh nghiệp