Hội thảo Quốc tế Biến đổi khí hậu tại Việt Nam:

Biến đổi khí hậu: Cấp bách vấn đề bảo vệ nhóm dễ bị tổn thương

Thứ sáu, 29/07/2022 17:24 PM - 0 Trả lời

(CLO) Biến đổi khí hậu đã trở thành vấn đề cấp bách trên toàn cầu. Và rất kịp thời khi biến đổi khí hậu đang trở nên dễ nhận biết hơn bao giờ hết, Hội thảo Quốc tế về tác động của Biến đổi khí hậu tới nhóm dễ bị tổn thương đã diễn ra tại Việt Nam.

Biến đổi khí hậu và quyền con người

Vấn đề biến đổi khí hậu đang nhận được sự quan tâm của toàn cầu. Thậm chí từ lâu nó đã được Liên Hợp Quốc xem như mối đe dọa lớn nhất của loài người trong thế kỷ 21. Và Việt Nam chính là một trong những quốc gia được đánh giá sẽ phải chịu rất nhiều tác động cực đoan nhất bởi biến đổi khí hậu. Đó là lý do một hội thảo quốc tế về biến đổi khí hậu đã được Bộ Ngoại giao Việt Nam phối hợp cùng với Chương trình phát triển của Liên hợp quốc (UNDP) tổ chức tại khách sạn Hyatt Regency West Hanoi, Hà Nội vào ngày 29/7.

bien doi khi hau cap bach van de bao ve nhom de bi ton thuong hinh 1

Quang cảnh Hội thảo Quốc tế về Biến đổi khí hậu tại Hà Nội vào ngày 29 tháng 7 năm 2022. Ảnh: Công Luận

bien doi khi hau cap bach van de bao ve nhom de bi ton thuong hinh 2

Bà Pauline Tamesis,Điều phối viên thường trú của Liên hợp quốc tại Việt Nam, phát biểu tại hội thảo. Ảnh: Công Luận

bien doi khi hau cap bach van de bao ve nhom de bi ton thuong hinh 3

Bà Kanni Wignaraja, Trợ lý Tổng Thư ký LHQ và Giám đốc Khu vực Châu Á -Thái Bình Dương, phát biểu tại hội thảo. Ảnh: Công Luận

Khi biến đổi khí hậu diễn ra, nó tác động đến mọi mặt của đời sống, mọi khu vực, mọi quốc gia và đặc biệt mọi cá nhân trên thế giới, không phân biệt tầng lớp. Tuy nhiên, sẽ những nhóm người sẽ phải chịu tác động nặng nề hơn. Đó chính là trọng tâm của Hội thảo Quốc tế về Biến đổi khí hậu diễn ra tại Hà Nội vào ngày 29/7, với nội dung chính là: “Tác động của Biến đổi khí hậu tới việc thụ hưởng quyền của các nhóm dễ bị tổn thương”.

Cuộc thảo luận có sự góp mặt của rất nhiều bộ ngành của Việt Nam, đại diện cấp cao của Liên Hợp Quốc, cho đến đại diện từ các tổ chức quốc tế và đại diện của các quốc gia đang phải chịu tác động mạnh mẽ của biến đổi khí hậu, như Phillippines, Indonesia, Mexico và đặc biệt Ai Cập - quốc gia sẽ tổ chức Hội nghị về biến đổi khí hậu của Liên Hợp Quốc 2022 (COP 27).

Phát biểu khai mạc hội thảo, ông Đỗ Hùng Việt, Trợ lý Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, cũng đã xác định rõ “Biến đổi khí hậu không chỉ là thách thức quốc tế mà còn là một trong những thách thức lớn trong hiện thực hoá khát vọng phát triển đất nước của Việt Nam, bởi vì Việt Nam là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của biến đổi khí hậu, thường xuyên đối mặt với bão, áp thấp nhiệt đới, lũ lụt, hạn hán và những năm gần đây”.

Như vậy, Việt Nam đã xác định biến đổi khí hậu chính là một vấn đề lớn, trong đó việc bảo vệ quyền lợi của nhóm dễ bị tổn thương sẽ rất được chú trọng, là một trọng tâm của cuộc chiến chống, giảm thiểu và thích ứng với các tác động của biến đổi khí hậu trong thời gian tới.

“Với chủ trương lấy ‘nhân dân làm trung tâm, chủ thể’, Việt Nam quan tâm đặc biệt đến vấn đề bảo đảm quyền con người trong ứng phó với biến đổi khí hậu. Các nội dung về bảo đảm quyền con người trong chính sách, pháp luật về biến đổi khí hậu ở Việt Nam cũng được xây dựng trên cơ sở nội luật hóa các điều ước quốc tế liên quan đến biến đổi khí hậu mà Việt Nam là thành viên”, ông Đỗ Hùng Việt cho biết thêm trong bài phát biểu của mình.

Cũng trong hội thảo, trước sự góp mặt của nhiều đại diện đến từ các tổ chức hàng đầu thế giới, như Liên Hợp Quốc và Liên minh châu Âu, ông Đỗ Hùng Việt một lần nữa khẳng định cam kết của Việt Nam trong việc phối hợp với thế giới chống biến đổi khí hậu. Theo ông Đỗ Việt Hùng, Việt Nam quyết tâm triển khai các cam kết tại Hội nghị về biến đổi khí hậu của Liên Hợp Quốc 2021 (COP 26), trong đó cam kết đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.

Việc thực hiện các cam kết khí hậu cũng chính là một minh chứng cho thấy Việt Nam rất quan tâm tới quyền con người. Như đã nói, biến đổi khí hậu sẽ tác động rất lớn tới các nhóm dễ bị tổn thương. “Đây là minh chứng cho chủ trương nhất quán của Việt Nam về bảo vệ và thúc đẩy quyền con người cũng như việc triển khai thực hiện các cam kết về quyền tự do cơ bản của con người, bao gồm quyền tham gia và thông tin, minh bạch, trách nhiệm, bình đẳng và không phân biệt đối xử trong các nỗ lực giảm thiểu và thích ứng với biến đổi khí hậu”, ông Đỗ Việt Hùng cho biết trong hội thảo.

Vấn đề của thế giới, vấn đề của Việt Nam

Tại hội thảo, bà Kanni Wignaraja, Trợ lý Tổng Thư ký LHQ và Giám đốc Khu vực châu Á - Thái Bình Dương đã “đánh giá cao vai trò lãnh đạo của Bộ Ngoại giao và Chính phủ Việt Nam tại Khóa họp lần thứ 50 của Hội đồng Nhân quyền LHQ tại Geneva, trên cương vị là đồng tác giả, cùng Bangladesh và Philippines, nghị quyết mới về quyền con người và biến đổi khí hậu đã được Hội đồng thông qua”.

bien doi khi hau cap bach van de bao ve nhom de bi ton thuong hinh 4

Ông Đỗ Hùng Việt, Trợ lý Bộ trưởng Bộ Ngoại giao phát biểu khai mạc hội thảo. Ảnh: Công Luận

Trước sự cam kết mạnh mẽ của Việt Nam, bà Pauline Tamesis, Điều phối viên thường trú của Liên Hợp Quốc tại Việt Nam, cũng tỏ ra rất tin tưởng Việt Nam sẽ hạn chế được các tác động của biến đổi khí hậu, cũng như một lần nữa xác nhận rằng Việt Nam chính là một trong những quốc gia chịu tác động lớn nhất từ biến đổi khí hậu.

“Việt Nam là một trong những quốc gia dễ bị tổn thương nhất trên thế giới trước biến đổi khí hậu và thiên tai. Các tác động rất nặng nề khi mức thiệt hại là 3,2% GDP vào năm 2020. Uớc tính biến đổi khí hậu có thể làm giảm thu nhập quốc dân tới 3,5% vào năm 2050”, bà Tamesis nêu ra trong bài phát biểu của mình.

Bà cũng nhấn mạnh thêm rằng trong bối cảnh chung đó, Việt Nam nên cần phải có nhiều sự hỗ trợ đặc biệt hơn đối với những đối tượng bị tổn thương nhất, những “người có cuộc sống và sinh kế bị ảnh hưởng nhiều nhất từ các hiện tượng thời tiết cực đoan, nhiệt độ ngày một nóng lên và nước biển dâng”.

Sự quan tâm của của chính phủ Việt Nam trong việc thực thi các cam kết khí hậu, cũng như bảo vệ những nhóm người yếu thế trước tác động của khí hậu đã được thể hiện qua việc chính phủ ban hành “Kế hoạch Quốc gia thích ứng với biến đổi khí hậu gia đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến 2050”.

Trong hội thảo, Bộ Tài nguyên Môi trường đã cho công bố chi tiết nội dung kế hoạch triển khai nói trên, trong đó một lần nữa xác định “Việt Nam là một trong 10 nước chịu tác động lớn nhất của biến đổi khí hậu”. Tại Đại hội XI, Đảng Cộng sản Việt Nam cũng đã khẳng định: “Bảo vệ môi trường là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, toàn xã hội và của mọi công dân”.

Đó là lý do tại sao hội thảo đã có sự góp mặt và đóng góp ý kiến thiết thực và nhiệt huyết của nhiều bộ ngành và nhiều viện nghiên cứu khác nhau, từ Bộ Tài nguyên Môi trường, Bộ Lao động Thương binh xã hội, Viện Quyền con người, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chính Minh cho tới Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.

Điều đó cho thấy, biến đổi khí hậu không còn chỉ là vấn đề vĩ mô của thế giới, mà đã trở thành vấn đề cấp bách trên toàn cầu, của từng quốc gia, của từng cộng động và của từng cá nhân, đặc biệt ở một quốc gia chịu nhiều tác động như Việt Nam.

Hải Anh

Bình Luận

Tin khác

Tại sao Iran và Israel từ đồng minh trở thành đối thủ?

Tại sao Iran và Israel từ đồng minh trở thành đối thủ?

(CLO) Cuộc tấn công và trả đũa giữa Israel và Iran những ngày qua một lần nữa nhắc nhở về sự thù địch giữa hai quốc gia này. Nhưng có thể nhiều người không nhớ, Iran và Israel trước đây từng là những đồng minh thân thiết hiếm có.

Tiêu điểm Quốc tế
Hệ thống phòng thủ nhiều lớp của Israel đã đánh chặn tên lửa Iran như thế nào?

Hệ thống phòng thủ nhiều lớp của Israel đã đánh chặn tên lửa Iran như thế nào?

(CLO) Các quan chức Israel và Mỹ cho biết hầu hết tên lửa đạn đạo và máy bay không người lái (UAV) mà Iran phóng vào Israel hôm 13/4 đều bị đánh chặn, cho thấy hệ thống phòng thủ tên lửa đa lớp đáng gờm của hai đối tác đồng minh.

Tiêu điểm Quốc tế
Nghiên cứu phát hiện ghép tạng làm thay đổi tính cách!

Nghiên cứu phát hiện ghép tạng làm thay đổi tính cách!

(CLO) Ghép tạng có thể cứu được mạng sống, nhưng cũng có thể gây ra những thay đổi sâu sắc về tính cách, theo một nghiên cứu gần đây cho thấy.

Tiêu điểm Quốc tế
Hội nghị thượng đỉnh hòa bình toàn cầu về Ukraine: Mong manh cơ hội hòa bình!

Hội nghị thượng đỉnh hòa bình toàn cầu về Ukraine: Mong manh cơ hội hòa bình!

(NB&CL) Thụy Sĩ và Ukraine đang mong đợi 80 - 100 quốc gia sẽ tham dự hội nghị thượng đỉnh hòa bình đầu tiên dự kiến diễn ra tại thành phố Lucerne, Thụy Sĩ, vào ngày 16 và 17/6 tới. Nhưng giữa mong đợi và hiện thực luôn là khoảng cách, nhất là với một vấn đề nan giải như cuộc xung đột Nga - Ukraine.

Tiêu điểm Quốc tế
Phát hiện mới về lão hóa và sự bất tử của nhà khoa học từng đoạt giải Nobel

Phát hiện mới về lão hóa và sự bất tử của nhà khoa học từng đoạt giải Nobel

(CLO) Kể từ thời xa xưa, con người đã cố gắng hết sức để tránh xa cái chết. Ngày nay, khi những tiến bộ khoa học biến những thứ tưởng chừng viễn tưởng thành hiện thực, chúng ta có tiến gần hơn đến việc kéo dài tuổi thọ hay thậm chí là sự bất tử không?

Tiêu điểm Quốc tế