Biến đổi khí hậu và xung đột: Hòa bình mong manh!

Thứ năm, 31/03/2022 18:25 PM - 0 Trả lời

(CLO) Cho đến tháng 1 năm nay, tức trước khi cuộc chiến Nga - Ukraine xảy ra, Liên Hợp Quốc đã thống kê tới 2 tỷ người đang sống trong cảnh bom đạn, một sự thật khiến tất cả đều phải giật mình. Tại sao hòa bình trên thế giới lại đang mong manh đến vậy?

Mối đe dọa kép: bom đạn và biến đổi khí hậu

Cuộc chiến tại Ukraine là một thảm kịch cho người dân nước này, là thảm họa cho nền kinh tế toàn cầu và bước lùi cho nền hòa bình và ổn định toàn cầu. Mùi súng đạn của cuộc chiến được cảm nhận không chỉ bởi người dân Ukraine hay Nga, mà còn bởi gần như mọi người trên trái đất này, bởi giá nhiên liệu, lương thực, khí đốt và cả phân bón đã tăng chóng mặt ở ngay trước cửa nhà bạn.

bien doi khi hau va xung dot hoa binh mong manh hinh 1

Một ngôi nhà tại Ukraine bị phá hủy bởi bom đạn. Ảnh: AP

Tốc độ và sự khốc liệt của cuộc chiến khiến hầu hết mọi người đều sửng sốt, thậm chí không kịp trở tay. Vì vậy, vẫn còn có ít đánh giá rõ ràng về những tác động toàn diện trong ngắn hạn và dài hạn của nó đối với nền kinh tế, tài chính, thương mại, sự phát triển toàn cầu và cả vấn đề biến đổi khí hậu. Nhưng có lẽ, chúng đều sẽ rất tồi tệ.

Những người quan tâm đến sự nóng lên của toàn cầu hẳn đều nghĩ cuộc chiến trong mối liên hệ với các thỏa thuận vốn đã rất mong manh tại hội nghị thượng đỉnh COP26 ở Glasgow vào tháng 11 năm ngoái, chỉ 3 tháng trước khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự tại Ukraine.

Thật không may, với sự xung đột quyền lực lớn vào năm 2014 và cuộc chiến bùng nổ ở Ukraine trong năm nay, gần như mọi sự chú ý của thế giới đều đang chuyển hướng khỏi biến đổi khí hậu, đồng thời hướng tới việc chuẩn bị cho một viễn cảnh tăm tối là một cuộc chiến lớn hơn có thể xảy ra.

Đức là quốc gia điển hình trong phản ứng này. Họ đã phá vỡ chính sách hòa bình đã duy trì qua hàng chục thập kỷ của mình, để trở lại hình ảnh của một quốc gia quân sự. Không lâu sau khi chiến sự ở Ukraine nổ ra, Thủ tướng Olaf Scholz đã lần đầu tiên trong nhiều thập kỷ nâng ngân sách quốc phòng Đức qua mức 2% GDP, tương đương hơn 100 tỷ euro, cũng như không ngừng tìm kiếm hợp đồng mua máy bay, tên lửa của Mỹ, Thổ Nhĩ Kỳ và thậm chí cả Israel.

Đơn giản, Đức gần như không còn tồn tại nền công nghiệp quốc phòng hay công nghiệp chế tạo máy bay nói chung, dù rằng ai cũng biết họ từng là một cỗ máy chiến tranh lớn nhất, đáng sợ nhất thế giới dưới thời Đức Quốc xã của Adolf Hitler.

Đến lúc này có thể nói, sức nóng của các cuộc chiến và biến đổi khí hậu đã trở thành là 2 mối đe dọa lớn nhất của nhân loại, thậm chí ngay cả Covid-19 cũng đã phải đứng sang một bên. Dẫu sao, người ta đã nhìn thấy sự kết thúc một cách khá rõ ràng của đại dịch, nhưng các cuộc chiến trên thế giới, theo Liên Hợp Quốc tổng cộng lên tới 56 cuộc xung đột - trên khắp các lục địa, từ châu Á (Myanmar, Yemen, UAE, Syria…), châu Phi (Mali, Libya, Sudan…) cho đến châu Mỹ La tinh (Haiti) - vẫn chưa hề thấy hồi kết.

Hãy lưu ý, có mối liên hệ trực tiếp giữa chi tiêu quân sự và lượng khí thải carbon, tức các vấn đề về khí hậu. Năm 2020, tổng chi tiêu quân sự của thế giới là gần 2 nghìn tỷ đô la Mỹ. Năm ngoái, riêng chi tiêu quân sự cho NATO ước tính đạt 1,2 nghìn tỷ USD, tăng 24,9% kể từ năm 2014. Mỹ chiếm 69% tổng chi phí quân sự của NATO, tương đương 811 tỷ USD. Vào năm 2019, Trường Quốc tế & Công cộng Watson của Đại học Brown cho biết Bộ Quốc phòng Mỹ là “tổ chức sử dụng xăng dầu lớn nhất thế giới và tương ứng là tổ chức sản xuất khí nhà kính lớn nhất trên thế giới”. 

Nói tóm lại, chi tiêu quốc phòng tăng (đang tăng lên một cách ghê gớm) sẽ đẩy nhanh việc tiêu thụ năng lượng và nguyên vật liệu không thể tái tạo, thu hút những nhân tài giỏi nhất, tăng lượng khí thải carbon, và quan trọng lấy đi hết sự quan tâm cho việc bảo vệ khí hậu. Rõ ràng, như Ukraine lúc này, hay nhiều quốc gia liên quan khác, việc bảo vệ khí hậu với họ rõ ràng là điều quá xa xỉ.

Cần cái đầu lạnh và trái tim nóng

Thảm họa khí hậu cấp bách như thế nào? Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres gọi năm 2021 là năm "tạo nên hoặc phá vỡ" cho hành động vì khí hậu toàn cầu. Ông dẫn lời các nhà khoa học cho biết, thế giới phải cắt giảm 45% lượng khí thải toàn cầu vào năm 2030, so với mức năm 2010, để tránh những tác động thảm khốc nhất của biến đổi khí hậu.

bien doi khi hau va xung dot hoa binh mong manh hinh 2

Các thảm họa bởi biến đổi khí hậu cũng tồi tệ không kém các cuộc chiến. Ảnh: AP

Tuy nhiên, khi cuộc chiến ở Ukraine xảy ra, Liên Hợp Quốc cũng gần như đã dành mọi sự quan tâm cho nó, cũng như phần lớn sự ưu tiên tài chính của mình cho việc cứu trợ hàng triệu người tị nạn nước này. Cụ thể, Liên Hợp Quốc đã huy động 1,7 tỷ USD quỹ khẩn cấp để hỗ trợ nhân đạo cho Ukraine chỉ trong hơn một tháng vừa qua.

Hãy lưu ý, những thảm họa thiên nhiên liên quan đến sự nóng lên của toàn cầu cũng đáng sợ không kém các cuộc chiến. Theo tạp chí Nature, đợt hạn hán lớn đang diễn ra ở Mỹ, bắt đầu từ năm 2000, có thể là đợt hạn hán tồi tệ nhất kể từ những năm 800. Chúng ta cũng đang chứng kiến những đám cháy rừng kỷ lục ở California và Úc , lũ quét ở Ấn Độ và Indonesia, những vụ phun trào núi lửa và động đất với quy mô và cường độ chưa từng có.

Bởi thảm họa từ việc nóng lên của toàn cầu, hàng triệu người đã phải mất nhà cửa, đất đai và trở thành những người tị nạn khí hậu trên thế giới. Như đã nói, sự tồi tệ của thảm họa khí hậu và số người tị nạn sẽ tỷ lệ thuận với số lượng và quy mô các cuộc xung đột trên thế giới.

Nhiều quốc gia từng ấp ủ tham vọng về một nền kinh tế xanh những năm qua thì giờ đang phải đối mặt với cơn sốc năng lượng bởi sự cắt giảm nguồn khí đốt từ Nga, gồm cả những nước giầu có và ổn định tại châu Âu như Đức, Anh hay Pháp. Họ còn phải chạy đua trong chi tiêu quốc phòng và tăng chi tiêu xã hội để giảm bớt gánh nặng cho người dân vốn đã kiệt quệ sau hơn 2 năm đại dịch. Tất cả những điều này đang xảy ra cùng một lúc, khiến mọi chuyện còn trở nên tồi tệ hơn.

Giống như tất cả các cuộc khủng hoảng, thì chiến tranh hay xung đột sẽ càng gia tăng khoảng cách giữa những người giàu có được bảo vệ và những người nghèo dễ bị tổn thương. Nhưng đây lại không phải một trò chơi có tổng bằng không, mà là một vòng xoáy đi xuống và luẩn quẩn. Có nghĩa, ngay cả những tỷ phú cũng sẽ chẳng có thể yên thân hay an toàn. Có quá nhiều ví dụ mà mọi người đã thấy chỉ một tháng sau cuộc xung đột Nga - Ukraine.

Trước khi những điều tồi tệ kể trên trở nên quá mức, thế giới rõ ràng cần những cái đầu lạnh và trái tim ấm, vì nền hòa bình không chỉ đang bị đe dọa bởi bom đạn, mà còn bởi cả các thảm họa khí hậu!

Hải Anh

Bình Luận

Tin khác

Israel sẽ lợi dụng tình hình để tiến đánh Rafah?

Israel sẽ lợi dụng tình hình để tiến đánh Rafah?

(CLO) Khi căng thẳng với Iran giảm bớt, quân đội Israel đang chuẩn bị hoàn thành công việc mà họ cho là còn dang dở: Triệt hạ Hamas khỏi thành trì cuối cùng của lực lượng này ở thành phố Rafah, nơi có hơn một triệu người Palestine đang trú ẩn.

Tiêu điểm Quốc tế
Hệ thống giáo dục có thể là rào cản đe dọa giấc mơ 'siêu cường' của Ấn Độ

Hệ thống giáo dục có thể là rào cản đe dọa giấc mơ 'siêu cường' của Ấn Độ

(CLO) Tạo ra lực lượng lao động sản xuất có năng lực đang được xem là thách thức lớn nhất của Ấn Độ trong bối cảnh đất nước đông dân nhất thế giới quyết vươn lên thành quốc gia "siêu cường".

Tiêu điểm Quốc tế
Bảo tàng Thái Lan tái hiện lịch sử buôn bán thuốc phiện tại khu Tam giác Vàng

Bảo tàng Thái Lan tái hiện lịch sử buôn bán thuốc phiện tại khu Tam giác Vàng

(CLO) Tại khu vực Tam giác Vàng của Thái Lan, nằm giữa biên giới với Myanmar và Lào, các bảo tàng dành riêng cho quá khứ sản xuất thuốc phiện của khu vực đã được mở cửa.

Tiêu điểm Quốc tế
So sánh sức mạnh quân sự Israel và Iran: Kẻ tám lạng, người nửa cân!

So sánh sức mạnh quân sự Israel và Iran: Kẻ tám lạng, người nửa cân!

(CLO) Một cuộc xung đột quân sự giữa Israel và Iran đang trở thành mối đe dọa thực sự. Nhưng Israel đã chuẩn bị đến mức độ nào cho một cuộc chiến đa mặt trận có thể với Iran và các lực lượng đồng minh của nước này?

Tiêu điểm Quốc tế
Tại sao Iran và Israel từ đồng minh trở thành đối thủ?

Tại sao Iran và Israel từ đồng minh trở thành đối thủ?

(CLO) Cuộc tấn công và trả đũa giữa Israel và Iran những ngày qua một lần nữa nhắc nhở về sự thù địch giữa hai quốc gia này. Nhưng có thể nhiều người không nhớ, Iran và Israel trước đây từng là những đồng minh thân thiết hiếm có.

Tiêu điểm Quốc tế