Nguy cơ dịch bệnh tăng cao sau bão lũ: Mỗi người cần đề cao ý thức phòng bệnh!
(NB&CL) Theo chuyên gia, bão lũ luôn đi kèm với dịch bệnh. Tới đây nguy cơ dịch bệnh bùng phát sẽ xảy ra nếu người dân không có ý thức phòng bệnh.
Theo dõi báo trên:
Theo thống kê của trang worldometers.info, tính tới 23 giờ 59 phút ngày 10/8, các nước ASEAN ghi nhận thêm 89.866 ca COVID-19 mới và 2.982 ca tử vong. Tổng số ca bệnh hiện đã lên tới 8.221.691 trường hợp và 175.432 ca tử vong. Toàn khối có 6.856.391 bệnh nhân đã bình phục.
Trong 24 giờ qua, khu vực Đông Nam Á có 7 quốc gia ghi nhận các ca tử vong vì COVID-19 trong đó Indonesia chiếm nhiều nhất với 2.048 ca; Việt Nam đứng thứ hai với 388 ca; Thái Lan ghi nhận 235 ca; Malaysia với 201 ca tử vong, trong khi Philippines thêm 92 ca, Campuchia thêm 17 ca và Timor Leste ghi nhận 1 ca.
Đáng lo ngại, trong thời gian gần đây, biến thể Delta đang trở thành chủng lây lan chính tại nhiều quốc gia trong khu vực.
Tại Thái Lan, kết quả khảo sát của Cục Khoa học Y tế cho thấy biến thể Delta của virus SARS-CoV-2 đang nhanh chóng trở thành biến thể chính ở nước này, với hơn 90% bệnh nhân COVID-19 nhiễm biến thể này.
Cục trưởng Cục Khoa học Y tế Supphakit Siriluck ngày 10/8 cho biết trong số 1.632 mẫu được khảo sát vào tuần trước, có 1.499 mẫu (tương đương 91,9%) đã nhiễm biến thể Delta; 129 mẫu (7,9%) nhiễm biến thể Alpha, được phát hiện đầu tiên tại Anh, và có 4 mẫu (0,2%) nhiễm biến thể Beta, được phát hiện đầu tiên ở Nam Phi. Ngoài 3 biến thể trên, chưa có biến thể nào khác được phát hiện ở Thái Lan.
Tiến sĩ Supphakit nhận xét xu hướng lây nhiễm ở Thái Lan cho thấy biến thể Delta đang nhanh chóng trở thành biến thể phổ biến và có thể được tìm thấy ở tất cả các tỉnh, trong khi biến thể Alpha cuối cùng sẽ không tồn tại. Riêng biến thể Beta vẫn sẽ ở các tỉnh miền Nam và không lan ra các vùng khác.
Trong khi đó, số liệu thống kê cho thấy, Thái Lan ngày 10/8 lại ghi nhận số ca tử vong theo ngày ở mốc cao mới. Bộ Y tế nước này cho biết có thêm 19.843 ca nhiễm và 235 ca tử vong trong 24 giờ qua, nâng tổng số ca nhiễm từ đầu dịch lên 795.951, trong đó có 6.588 người không qua khỏi. Thủ đô Bangkok vẫn là tâm điểm của làn sóng COVID-19 thứ ba ở Thái Lan, với 4.226 ca nhiễm mới cùng 111 ca tử vong được ghi nhận trong ngày 10/8.
Tại Campuchia, nguy cơ biến thể Delta lây lan mạnh tại Campuchia vẫn thường trực, khi người lao động di cư nước này đang đổ về khu vực biên giới Thái Lan-Campuchia, chờ ngày 13/8 biên giới mở cửa trở lại để có thể về nước.
Ngày 10/8, Campuchia thông báo các bệnh nhân mắc COVID-19 do nhiễm biến thể Delta sẽ không được phép điều trị tại nhà. Trong thư gửi tới lãnh đạo các sở y tế trên toàn quốc, Bộ trưởng Y tế Campuchia Mam Bunheng nêu rõ, toàn bộ bệnh nhân COVID-19 do nhiễm biến thể Delta phải điều trị tại các trung tâm được chỉ định điều trị cho bệnh nhân COVID-19 hoặc tại các bệnh viện.
Ông Mam Bunheng cho biết các bệnh nhân nhiễm biến thể Delta phải điều trị tại bệnh viện trong ít nhất 21 ngày và sau khi được xuất viện, họ phải tự cách ly tại nhà thêm 14 ngày nữa.
Campuchia đã cho thấy dấu hiệu thành công khi số ca mắc mới COVID-19 lần đầu tiên trong 7 tuần qua đã giảm xuống dưới mức 500 ca/ngày. Theo Bộ Y tế Campuchia, ngày 10/8 là ngày thứ 9 liên tiếp nước này ghi nhận số ca mắc COVID-19 giảm.
Trong 24 giờ qua, Campuchia có 499 ca mắc mới, bao gồm 125 ca nhập cảnh và 374 ca lây nhiễm trong cộng đồng. Tính từ đầu dịch đến nay, nước này phát hiện tổng cộng 82.898 ca mắc COVID-19, trong đó 77.037 người khỏi bệnh và 1.602 người tử vong.
Timor Leste cũng đã ghi nhận tỷ lệ khá cao những trường hợp nhiễm biến thể Delta trong cộng đồng, khiến Bộ Y tế nước này lo ngại về sự gia tăng đột biến số ca bệnh COVID-19.
Trong bản phân tích gien mà Viện Doherty của Australia thực hiện tuần đầu tháng 8, có 12 trong số 28 mẫu nhiễm ở vùng Ermera là biến thể Delta. Ermera là nơi có số ca đang điều trị cao nhất và tỷ lệ tiêm phòng thấp nhất ở Timor Leste.
Các chuyên gia y tế cộng đồng nhận định số ca nhiễm ngày càng tăng ở nhiều nơi khác nhau chứng tỏ rằng biến thể Delta cũng có mặt ở đó. Báo cáo của Bộ trên cho biết sự lây lan của biến thể Delta có khả năng làm gia tăng đáng kể số ca nhiễm bệnh, bao gồm cả các ca bệnh nặng và số người tử vong, và việc cần làm hiện nay là tập trung thúc đẩy tiêm vaccine tại các khu vực có tỷ lệ tiêm chủng thấp.
Thế Vũ
(NB&CL) Theo chuyên gia, bão lũ luôn đi kèm với dịch bệnh. Tới đây nguy cơ dịch bệnh bùng phát sẽ xảy ra nếu người dân không có ý thức phòng bệnh.
(CLO) Nhiều nạn nhân của các vụ tai nạn do sạt lở đất, lũ lụt đã được điều trị thông qua hội chẩn trực tuyến. Đây là phương pháp phù hợp nhất trong bối cảnh nước lũ chia cắt nhiều địa phương, đi lại rất khó khăn.
(CLO) Sở Y tế TP HCM cho biết, nhóm trẻ từ 1 - 5 tuổi và nhóm trẻ từ 6 - 10 tuổi chưa được tiêm đủ mũi cần phải đẩy nhanh tiến độ tiêm vắc xin sởi trong 3 tuần còn lại của tháng 9.
(CLO) Hiện nay, số ca bị rắn cắn, động vật có độc cắn nhập viện tăng sau bão YaGi và lũ lụt ở miền Bắc.
(CLO) Ngày 10/9, Thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh Quảng Bình cho biết, tỉnh này tiếp tục ghi nhận thêm 1 ca tử vong ở huyện Minh Hóa, nâng số ca tử vong do sốt xuất huyết lên 2 ca kể từ đầu năm 2024 đến nay. Hiện toàn tỉnh đã ghi nhận 1.163 ca mắc sốt xuất huyết, tăng gấp 3,9 lần so với cùng kỳ năm 2023.