(CLO) Thay mặt Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú vừa ký ban hành Quy định số 231-QĐ/TW về bảo vệ người đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực. Quy định này có hiệu lực kể từ ngày 17/1/2025, được phổ biến đến chi bộ.
Quy định số 231-QĐ/TW quy định về nguyên tắc, nội dung bảo vệ, trách nhiệm của cấp ủy, tổ chức đảng, người đứng đầu cấp ủy, tổ chức đảng trong việc bảo vệ người đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực; quyền và trách nhiệm của người đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực; việc khen thưởng, xử lý vi phạm.
Thay mặt Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú vừa ký ban hành Quy định số 231-QĐ/TW về bảo vệ người đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực.
Quy định này áp dụng đối với cấp ủy, tổ chức đảng lãnh đạo, chỉ đạo và thực hiện nhiệm vụ phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực; người đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực và người thân của họ (người thân); các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
Nội dung bảo vệ
Người đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực và người thân được bảo vệ bí mật danh tính và các thông tin cá nhân khác; tính mạng, sức khoẻ, tài sản, danh dự, nhân phẩm, vị trí công tác, việc làm; quyền và lợi ích hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
Các biện pháp bảo vệ, thẩm quyền, trình tự, thủ tục, thời hạn bảo vệ thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành.
Quyền và trách nhiệm của người đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực
Quyền của người đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực
Được biết về các biện pháp bảo vệ; quyền và nghĩa vụ khi được áp dụng biện pháp bảo vệ.
Được đề nghị thay đổi, bổ sung, chấm dứt việc áp dụng biện pháp bảo vệ; từ chối áp dụng biện pháp bảo vệ.
Được bồi thường theo quy định của pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước khi cơ quan có thẩm quyền không áp dụng biện pháp bảo vệ hoặc áp dụng không kịp thời gây thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ, tài sản, tinh thần của người đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực hoặc người thân.
Trách nhiệm của người đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực
Thực hiện đúng quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước về xử lý, giải quyết phản ánh, tố cáo, tố giác tham nhũng, lãng phí, tiêu cực; không làm ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của tổ chức, cá nhân.
Tuân thủ yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong việc bảo vệ, cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực; đồng thời, chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực trong việc cung cấp thông tin, tài liệu đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực.
Cung cấp căn cứ (nếu có) xác định việc bị đe dọa, trù dập, trả thù hoặc xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của mình và người thân.
Chấp hành kết luận giải quyết cuối cùng của tổ chức, cơ quan, đơn vị có thẩm quyền và các quy định khác của Đảng, pháp luật của Nhà nước có liên quan.
Trách nhiệm của cấp ủy, tổ chức đảng và người đứng đầu
Trách nhiệm của cấp ủy, tổ chức đảng
Lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện các quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước về bảo vệ người đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực.
Thường xuyên kiểm tra, giám sát cấp ủy, tổ chức đảng, đảng viên trong công tác bảo vệ người đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực để kịp thời chấn chỉnh, xử lý vi phạm, khuyết điểm của tổ chức, cá nhân.
Trong phạm vi trách nhiệm, quyền hạn của mình, thực hiện chỉ đạo, yêu cầu các cơ quan có thẩm quyền xác minh, quyết định việc bảo vệ; xây dựng chương trình, kế hoạch, thực hiện các biện pháp bảo vệ; phối hợp tổ chức thực hiện bảo vệ; kịp thời giải quyết khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình áp dụng biện pháp bảo vệ.
Chủ động phát hiện, kịp thời xử lý hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm trong công tác bảo vệ người đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực; phối hợp với người đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực đề nghị các cơ quan chức năng bồi thường thiệt hại cho người đấu tranh theo quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
Chủ động kiến nghị, đề xuất sửa đổi, bổ sung quy định của pháp luật; định kỳ báo cáo cấp ủy, cơ quan có thẩm quyền cấp trên về công tác bảo vệ người đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực.
Kịp thời khen thưởng, tôn vinh hoặc đề xuất cấp có thẩm quyền khen thưởng, tôn vinh tổ chức, cá nhân có thành tích trong đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực.
Trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, tổ chức đảng
Lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước về bảo vệ người đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực.
Chịu trách nhiệm người đứng đầu về quyết định của mình; tiên phong, gương mẫu, công tâm trong thực hiện trách nhiệm bảo vệ người đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực; chủ động đấu tranh chống hành vi bao che cho tham nhũng, lãng phí, tiêu cực.
Chủ động đề xuất, trao đổi trong thường trực, ban thường vụ cấp ủy, tổ chức đảng có thẩm quyền xem xét, quyết định kịp thời chủ trương, biện pháp bảo vệ người đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực. Chỉ đạo các cơ quan chức năng phối hợp tổ chức thực hiện quyết định, kế hoạch bảo vệ của cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan có thẩm quyền giao.
Chỉ đạo thường xuyên kiểm tra, giám sát các cấp ủy, tổ chức đảng thực hiện chủ trương, quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước về bảo vệ người đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực.
Chịu trách nhiệm khi để xảy ra vi phạm quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong công tác bảo vệ người đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực tại tổ chức, cơ quan, đơn vị mình.
Chỉ đạo cơ quan có thẩm quyền áp dụng biện pháp bảo vệ; thông báo bằng văn bản gửi cho người đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực trong trường hợp không được bảo vệ, chấm dứt bảo vệ.
Trường hợp không được bảo vệ, chấm dứt bảo vệ
Người được bảo vệ có văn bản đề nghị chấm dứt, từ chối áp dụng biện pháp bảo vệ, không hợp tác với cơ quan có thẩm quyền trong quá trình thực hiện yêu cầu được bảo vệ hoặc không chấp hành các nghĩa vụ theo quy định.
Nội dung đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực đã được cơ quan có thẩm quyền thẩm tra, xác minh, kết luận là không có căn cứ, sai sự thật.
Căn cứ áp dụng biện pháp bảo vệ không còn.
Các trường hợp không được bảo vệ, chấm dứt bảo vệ khác theo quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
Những hành vi bị nghiêm cấm
Dùng bạo lực, gây áp lực, vu khống, cô lập, xúc phạm hoặc xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của người đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực và người thân.
Xâm phạm bất hợp pháp nhà ở, chỗ ở, chiếm giữ, hủy hoại tài sản, xúc phạm nhân phẩm, danh dự hoặc có hành vi ảnh hưởng đến sức khỏe, an toàn cá nhân của người đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực và người thân.
Trả thù hoặc thuê, nhờ, xúi giục người khác uy hiếp tinh thần, trả thù người đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực và người thân.
Thực hiện không đúng quy định, phân biệt đối xử, đề ra tiêu chí, điều kiện, nhận xét, đánh giá mang tính áp đặt gây bất lợi trong công tác cán bộ, khen thưởng, kỷ luật đối với người đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực và người thân; luân chuyển, điều động, biệt phái người đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực khi đang giải quyết vụ việc.
Gây khó khăn, cản trở khi thực hiện chế độ, chính sách của Đảng, Nhà nước, giải quyết các thủ tục hành chính, các dịch vụ công theo quy định của pháp luật, các hoạt động sản xuất, kinh doanh, nghề nghiệp, việc làm, lao động, học tập hoặc thực thi nhiệm vụ của người đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực và người thân.
Ngăn chặn, hủy bỏ thông tin, tài liệu, chứng cứ về đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực; che giấu, không báo cáo, trì hoãn hoặc xử lý, xác minh đề nghị, yêu cầu được bảo vệ không đúng quy định; tiết lộ các thông tin cần được giữ bí mật trong quá trình bảo vệ; không kịp thời chỉ đạo, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của tổ chức, cá nhân trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ; không thay đổi thành viên thực hiện nhiệm vụ bảo vệ khi có căn cứ xác định thành viên đó thiếu trách nhiệm, không khách quan trong thực hiện nhiệm vụ.
Lợi dụng việc đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực để vu khống cơ quan, tổ chức, cá nhân khác.
Các hành vi bị cấm khác theo quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
(CLO) Chiều 19/3, tại Hưng Yên, Chủ tịch nước Lương Cường, Trưởng Đoàn kiểm tra 1907 của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, đã chủ trì Hội nghị thông qua dự thảo báo cáo kết quả kiểm tra đối với Ban thường vụ Tỉnh ủy Hưng Yên.
(CLO) Sau 90 phút thi đấu đầy kịch tính trên sân Bình Dương, đội tuyển Việt Nam đã giành chiến thắng với tỷ số 2-1 trước đội tuyển Campuchia ở trận giao hữu quốc tế.
(CLO) Chiều 19/3, Đoàn kiểm tra số 1921 của Bộ Chính trị, Ban Bí thư do Đại tướng Lương Tam Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an làm Trưởng đoàn làm việc tại Thái Bình, thông qua Dự thảo Báo cáo kết quả kiểm tra đối với Ban Thường vụ Tỉnh ủy.
(CLO) Chiều 19/3, Đoàn kiểm tra số 1926 của Bộ Chính trị, Ban Bí thư do đồng chí Trần Lưu Quang, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Chính sách, chiến lược Trung ương dẫn đầu đã có buổi làm việc, thông qua dự thảo báo cáo của Đoàn kiểm tra đối với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Yên Bái.
(CLO) Hội nghị nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả tổ chức thực hiện chương trình làm việc năm 2025, góp phần đổi mới phương thức, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng.
(CLO) Chiều 19/3, tại Nhà Quốc hội, Văn phòng Quốc hội tổ chức Hội nghị chuyên đề "Quốc hội số và ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo trong chuyển đổi số của Quốc hội". Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự và phát biểu chỉ đạo.
(CLO) Ngày 19/3, tại Hà Nội, Báo Nhân Dân phối hợp Viện Chiến lược phát triển kinh tế số (IDS) tổ chức tọa đàm “Tạo đòn bẩy thị trường vốn để các công ty công nghệ Việt Nam bứt phá trong kỷ nguyên số”.
(CLO) Bộ Y tế lập 6 đoàn kiểm tra, giám sát có nhiệm vụ kiểm tra, giám sát, hướng dẫn, chỉ đạo công tác phòng, chống dịch và triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng, chống bệnh sởi tại nhiều tỉnh, thành phố.
(CLO) Ngày 19/3, Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Bình mở phiên tòa hình sự xét xử sơ thẩm bị cáo Phạm Văn Đạo (SN 1960, trú tại phường Quảng Long, thị xã Ba Đồn) về tội "Giết người".
(CLO) UBND tỉnh Quảng Bình vừa ban hành văn bản yêu cầu UBND các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn khẩn trương rà soát và hoàn thiện phương án sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC) cấp xã theo hướng dẫn của Trung ương. Hạn chót nộp báo cáo cho UBND tỉnh là ngày 22/3/2025.
(CLO) Ngày 19/3, lực lượng chức năng phường Bình Hưng Hòa B phối hợp Công an TP HCM tổ địa bàn quận Bình Tân điều tra, làm rõ vụ nam thanh niên tử vong trong phòng trọ.
(CLO) Chiều 19/3, tại Hưng Yên, Chủ tịch nước Lương Cường, Trưởng Đoàn kiểm tra 1907 của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, đã chủ trì Hội nghị thông qua dự thảo báo cáo kết quả kiểm tra đối với Ban thường vụ Tỉnh ủy Hưng Yên.
(CLO) Chiều 19/3, Đoàn kiểm tra số 1926 của Bộ Chính trị, Ban Bí thư do đồng chí Trần Lưu Quang, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Chính sách, chiến lược Trung ương dẫn đầu đã có buổi làm việc, thông qua dự thảo báo cáo của Đoàn kiểm tra đối với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Yên Bái.
(CLO) Chiều 19/3, Đoàn kiểm tra số 1921 của Bộ Chính trị, Ban Bí thư do Đại tướng Lương Tam Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an làm Trưởng đoàn làm việc tại Thái Bình, thông qua Dự thảo Báo cáo kết quả kiểm tra đối với Ban Thường vụ Tỉnh ủy.
(CLO) Chiều 19/3, tại Nhà Quốc hội, Văn phòng Quốc hội tổ chức Hội nghị chuyên đề "Quốc hội số và ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo trong chuyển đổi số của Quốc hội". Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự và phát biểu chỉ đạo.
(CLO) Hội nghị nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả tổ chức thực hiện chương trình làm việc năm 2025, góp phần đổi mới phương thức, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng.
(CLO) Thủ tướng Phạm Minh Chính giao Bộ Tài chính rà soát báo cáo Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà việc thành lập Hội đồng thẩm định theo hướng tinh gọn số lượng thành viên Hội đồng thẩm định, chỉ gồm một số bộ và địa phương liên quan cần thiết, yêu cầu rõ thời hạn tham gia ý kiến, quá hạn chưa trả lời coi là thống nhất và hoàn toàn chịu trách nhiệm về việc không trả lời đúng hạn nhằm tiết kiệm thời gian, nâng cao trách nhiệm của các thành viên.
(CLO) Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn và Bộ trưởng Bộ Ngoại giao và Kinh tế đối ngoại Hungary Szijjártó Péter nhất trí khuyến khích doanh nghiệp Hungary đẩy mạnh đầu tư vào các lĩnh vực mà Việt Nam có nhu cầu và Hungary có thế mạnh, như dược phẩm, chăn nuôi, chế biến thực phẩm, quản lý nước...; thúc đẩy sớm phê chuẩn Hiệp định Bảo hộ đầu tư Việt Nam-EU (EVIPA).
(CLO) UBND TP Hà Nội vừa chỉ đạo triển khai cơ chế “làn xanh”, yêu cầu xử lý hồ sơ trong 24 giờ cho 10 dự án trọng điểm như cầu Tứ Liên, đường Vành đai 4, khu công nghệ cao Hòa Lạc… nhằm đạt mục tiêu tăng trưởng GRDP trên 8% trong năm 2025.
(CLO) Điều chỉnh Quy hoạch điện VIII, bảo đảm 4 yêu cầu: Tính khả thi cao nhất; Đảm bảo an ninh năng lượng; Cân đối vùng miền và cân đối các loại hình năng lượng; Bảo đảm phục vụ tăng trưởng kinh tế năm 2025 trên 8% và giai đoạn 2026-2030 phấn đấu đạt mức hai con số và nhu cầu sinh hoạt của người dân.
(CLO) Trong cuộc gặp Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao và Kinh tế đối ngoại Hungary Szijjártó Péter khẳng định, với kinh nghiệm 50 năm vận hành nhà máy điện hạt nhân theo công nghệ của Liên bang Nga, Hungary sẵn sàng hợp tác, giúp đào tạo cho Việt Nam một nghìn chuyên gia về vận hành nhà máy điện hạt nhân và coi đây là một lĩnh vực hợp tác chiến lược giữa hai nước.