Nga thúc đẩy hợp tác ở Bắc Cực, cảnh báo nguy cơ xung đột từ kế hoạch của Mỹ
(CLO) Nga đang đẩy mạnh đầu tư vào Bắc Cực trong bối cảnh cạnh tranh địa chính trị ngày càng căng thẳng với Mỹ và NATO.
Theo dõi báo trên:
Quá trình triển khai Quy hoạch điện VIII đối diện nhiều khó khăn
Ngày 17/2, Bộ Công Thương tổ chức Hội thảo “Điều chỉnh Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Điều chỉnh Quy hoạch điện VIII) và báo cáo đánh giá môi trường chiến lược”.
Tại Hội thảo, ông Nguyễn Hoàng Long, Thứ trưởng Bộ Công Thương cho biết: Ngay sau khi Quy hoạch điện VIII được ban hành, Bộ Công Thương đã triển khai nhiều kế hoạch thực hiện, tuy nhiên, quá trình triển khai vẫn đối diện nhiều khó khăn.
Ông Nguyễn Hoàng Long, Thứ trưởng Bộ Công Thương. (Ảnh: CT)
Nhiều dự án quan trọng đang chậm tiến độ, đặc biệt là nguồn nhiệt điện khí LNG, khi chỉ có 3/13 dự án đang triển khai đúng kế hoạch.
Các dự án tuabin khí nội địa như Báo Vàng và Cá Voi Xanh gặp thách thức do chưa xác định rõ trữ lượng và tiến độ khai thác. Nhiều dự án năng lượng tái tạo như điện gió, điện mặt trời gặp rào cản do giá điện chưa đủ hấp dẫn và quy trình thủ tục đầu tư còn phức tạp.
Bên cạnh đó, các dự án điện khí nhập khẩu yêu cầu vốn đầu tư lớn, công nghệ hiện đại, thời gian chuẩn bị và xây dựng kéo dài.
Ngoài ra, tình hình trong nước và quốc tế cũng có nhiều biến động tác động đến nhu cầu tiêu thụ điện và định hướng phát triển nguồn điện.
“Các yếu tố địa chính trị như xung đột Nga - Ukraine, căng thẳng tại Trung Đông và các biện pháp trừng phạt kinh tế cũng tác động mạnh đến giá nhiên liệu nhập khẩu và dòng vốn đầu tư FDI vào ngành điện”, Thứ trưởng cho biết.
Ngược lại, sự phát triển của công nghệ lưu trữ năng lượng với chi phí ngày càng giảm tạo điều kiện thuận lợi để tích hợp nhiều hơn nguồn điện gió, điện mặt trời vào hệ thống.
Trước những thách thức này, Bộ Công Thương đã phối hợp với các bộ, ngành, cơ quan liên quan và Viện Năng lượng xây dựng Đề án Điều chỉnh Quy hoạch điện VIII.
“Với mong muốn xây dựng được Đề án Điều chỉnh Quy hoạch điện VIII có tính khả thi trong thực tiễn, các ý kiến góp ý của các chuyên gia có mặt ngày hôm nay hết sức có giá trị. Bộ Công Thương sẽ tiếp thu, ghi nhận những ý kiến xác đáng để chỉnh sửa và hoàn thiện trong thời gian tới”, Thứ trưởng nhấn mạnh.
4 kịch bản nhu cầu điện đến năm 2030
TS. Nguyễn Ngọc Hưng, Trưởng phòng Kinh tế năng lượng, Viện Năng Lượng, Bộ Công Thương cho biết, giai đoạn 2016-2024, sản lượng điện thương phẩm (ĐTP) toàn quốc tăng trưởng gấp 1,7 lần từ khoảng 158 tỷ kWh lên khoảng 276 tỷ kWh với tốc độ bình quân khoảng 7,2%/năm.
Theo đó, tốc độ tăng trưởng 2021-2024 đạt khoảng 7,1%/năm, thấp hơn so với giai đoạn 2016-2020 khoảng 8%/năm.
TS Nguyễn Ngọc Hưng cũng đưa ra 4 kịch bản nhu cầu điện cụ thể: Kịch bản thấp, Kịch bản cơ sở, Kịch bản cao và Kịch bản cao đặc biệt.
Đáng chú ý với kết quả dự báo của Kịch bản cao đặc biệt chỉ ra tốc độ tăng ĐTP: Từ năm 2026-2030: 12,8%/năm; năm 2031-2040: 8,6%/năm; năm 2041- 2050: 2,8% năm.
Theo đó, chênh lệch với dự báo Kịch bản cơ sở Quy hoạch điện VIII: Năm 2030: ĐTP trên 56 tỷ kWh, Pmax trên 10,0 GW; năm 2050: ĐTP trên 430 tỷ kWh, Pmax trên 71,5 GW. Cường độ điện năm 2030: 51,0 kWh/triệu đồng; năm 2050: 19,1 kWh/triệu đồng (mức giảm 4,8%/năm)
TS. Nguyễn Ngọc Hưng, Trưởng phòng Kinh tế năng lượng, Viện Năng Lượng, Bộ Công Thương. (Ảnh: ST)
“Kịch bản này phản ánh nhu cầu điện trong trường hợp nền kinh tế phát triển tăng tốc trong giai đoạn 2026-2030 và tiếp tục duy trì tăng trưởng cao “hai con số” trong thời gian dài. Kịch bản cũng đảm bảo dự phòng cho phát triển điện lực trong dài hạn”, TS Nguyễn Ngọc Hưng phân tích.
Góp ý về điều chỉnh Quy hoạch Điện VIII, ông Nguyễn Văn Dương, nghiên cứu viên Phòng Phát triển Hệ thống Điện (Viện Năng lượng), đại diện nhóm nghiên cứu trình bày các nội dung quan trọng liên quan đến đánh giá hiện trạng hệ thống điện, rà soát thông số đầu vào và phương pháp điều chỉnh quy hoạch.
Theo ông Dương, quá trình điều chỉnh quy hoạch tập trung vào 3 bước chính: Rà soát và cập nhật cơ sở pháp lý, đánh giá thực tiễn vận hành hệ thống điện, cùng với dự báo tăng trưởng kinh tế - xã hội và nhu cầu điện.
Việc tối ưu hóa hệ thống điện được thực hiện qua ba giai đoạn: xác định cơ cấu nguồn điện tối ưu, kiểm tra độ tin cậy cung cấp điện và đánh giá vận hành theo từng giờ để đảm bảo sự phù hợp với bối cảnh mới, khi tỷ trọng năng lượng tái tạo ngày càng gia tăng.
Một trong những vấn đề trọng tâm là cập nhật chi tiết tiềm năng năng lượng tái tạo tại từng địa phương nhằm khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên quốc gia. Đồng thời, nhóm nghiên cứu nhấn mạnh sự cần thiết của các phương án dự phòng cho điện gió và điện mặt trời, nhằm đối phó với sự bất ổn định của các nguồn năng lượng này.
Thực tế vận hành hệ thống điện năm 2023 cho thấy, dù công suất lắp đặt cao hơn nhu cầu khoảng 1,5 lần, miền Bắc vẫn xảy ra tình trạng thiếu điện cục bộ.
Trong tương lai, khi tỷ trọng điện gió và điện mặt trời tăng lên 60-70% tổng công suất, việc bổ sung dự phòng sẽ trở nên cấp thiết để đảm bảo an ninh năng lượng.
Đánh giá của nhóm nghiên cứu cũng cho thấy, cơ cấu nguồn điện Việt Nam đã có sự chuyển dịch đáng kể. Trước năm 2010, hệ thống điện phụ thuộc vào nhiệt điện than, thủy điện và tuabin khí.
Đến giai đoạn 2011-2019, điện than tiếp tục được mở rộng. Hiện tại, với định hướng không phát triển thêm nhiệt điện than mới và thủy điện gần như đã khai thác hết tiềm năng, cơ cấu nguồn điện đang dần chuyển sang năng lượng tái tạo, với tua-bin khí đóng vai trò trung gian nhờ phát thải thấp và khả năng vận hành linh hoạt.
Thống kê cho thấy, năm 2024, tổng công suất hệ thống điện đạt khoảng 80 GW, sản lượng điện vượt 300 tỷ kWh. Tuy nhiên, một số nguồn điện quan trọng như điện gió ngoài khơi, thủy điện tích năng mới chỉ đạt 19-62% kế hoạch đề ra, làm giảm khả năng dự phòng trong ngắn hạn và đặt ra nhiều thách thức.
Nhằm đảm bảo an ninh năng lượng, các kịch bản phát triển điện năng của Việt Nam tập trung vào hai phương án chính: tận dụng đất chưa sử dụng và chuyển đổi một phần đất rừng sản xuất để phát triển điện mặt trời. Theo đó, tổng tiềm năng điện mặt trời theo kịch bản cơ sở đạt khoảng 295.000 MW, trong khi kịch bản cao ước tính lên tới 576.000 MW.
Dự báo đến năm 2050, Việt Nam sẽ đạt mục tiêu phát thải ròng bằng 0 (Net Zero), với năng lượng tái tạo chiếm tỷ trọng chủ đạo. Để hiện thực hóa mục tiêu này, hệ thống truyền tải cần được mở rộng, đồng thời áp dụng công nghệ lưu trữ năng lượng và phát triển nguồn điện linh hoạt nhằm duy trì ổn định hệ thống điện.
(CLO) Nga đang đẩy mạnh đầu tư vào Bắc Cực trong bối cảnh cạnh tranh địa chính trị ngày càng căng thẳng với Mỹ và NATO.
(CLO) Lễ cúng cầu mưa được tổ chức trang nghiêm trên đỉnh núi thần Chư Tao Yang - nơi 14 vị Vua Lửa từng trị vì trên mảnh đất Tây Nguyên. Đây không chỉ là lễ nghi nông nghiệp đơn thuần mà đã trở thành một phong tục, một hình thức sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng độc đáo của đồng bào Jrai.
(CLO) Chỉ bán được 24.000 xe trước khi bị khai tử năm 2006, Chevrolet SSR là minh chứng cho ranh giới mong manh giữa táo bạo và thất bại.
(CLO) Sáng 28/3 tại Hà Nội, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) phối hợp cùng Cục Thể dục Thể thao Việt Nam tổ chức hội thảo nhằm góp ý xây dựng chương trình phát triển các môn thể thao trọng điểm để hướng đến vươn tầm Olympic và ASIAD giai đoạn 2026-2046.
(CLO) Hội đồng tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ, Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân (Ban IV) vừa công bố khảo sát hàng trăm doanh nghiệp, trước thực trạng thực hiện thủ tục hành chính cho doanh nghiệp trong năm 2024.
(CLO) Ngày 28/3, UBND TP HCM đã ban hành kế hoạch phối hợp triển khai thực hiện đầu tư dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 22 đoạn từ nút giao An Sương đến đường Vành đai 3 theo phương thức đối tác công tư.
(CLO) Ngày 28/3, tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên - Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo Nhà nước các chương trình, công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành năng lượng chủ trì cuộc họp về triển khai dự án đường dây 500kV Lào Cai – Vĩnh Yên.
(CLO) Từ 8h đến 17h mỗi ngày tại điểm cấp, đổi hộ chiếu của công an thành phố tại các chi nhánh của Trung tâm phục vụ hành chính công TP Hà Nội sẽ có cán bộ chiến sĩ tham gia ứng trực. Từ đó hàng trăm trường hợp đề nghị cấp và gia hạn hộ chiếu đã được hướng dẫn xử lý thành công trên môi trường trực tuyến.
(CLO) Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng TP Sơn La vừa thông báo mời thầu cho gói thầu số 8, thuộc dự án "Xây dựng tuyến đường Chiềng Sinh-Chiềng Ngần (đoạn Km2+327m÷Km7+527m)".
(CLO) Chỉ sau 8 tháng giữ chức Thành viên HĐQT VKC Holdings (mã VKC - UPCoM), ông Nguyễn Quang Huy đã bất ngờ xin từ nhiệm ngay trước ĐHĐCĐ 2025. Doanh nghiệp này đang chìm sâu trong khủng hoảng tài chính với khoản lỗ lũy kế lên đến gần 463 tỷ đồng và bị kiểm toán từ chối đưa ý kiến.
(CLO) Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng đề nghị UBND tỉnh Bình Định xác định việc tạo lập môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi nhất là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu; kịp thời giải quyết các khó khăn, vướng mắc cho các nhà đầu tư; luôn thân thiện, đồng hành cùng doanh nghiệp.
(CLO) Bộ Xây dựng vừa có văn bản yêu cầu tăng cường tuyên truyền đến các đơn vị kinh doanh vận tải thực hiện đúng quy định pháp luật về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô.
(CLO) Sáng 28/3, Hội Nhà báo tỉnh Nghệ An tổ chức lớp tập huấn chuyên đề "Kỹ năng sản xuất và Phát triển nội dung báo chí, ứng dụng trí tuệ nhân tạo AI". Chương trình thu hút hơn 100 hội viên, phóng viên, biên tập viên từ các cơ quan báo chí trên địa bàn tỉnh tham gia.
(CLO) Sáng ngày 28/3/2025, một cán bộ Công an phường Đông Vệ, TP Thanh Hóa cho biết, đơn vị đang vào cuộc xác minh, làm rõ nhóm đối tượng chém nhau trong video lan truyền trên mạng xã hội.
(CLO) Hàng trăm binh sĩ Lithuania và Mỹ cùng hàng chục phương tiện đã được huy động để tìm kiếm chiếc xe M88 Hercules – một loại xe tải bọc thép cứu hộ – bị chìm sâu hơn 5 mét dưới lòng đất tại thao trường Pabrade, gần biên giới Belarus.
(CLO) Sau khi không thể huy động 3.000 tỷ đồng vào cuối năm 2024, DIC Corp tiếp tục lên kế hoạch chào bán 150 triệu cổ phiếu với giá chỉ 12.000 đồng/cp, giảm 20% so với mức cũ. Động thái này cho thấy áp lực tài chính và khả năng triển khai dự án của công ty đang ngày càng trở nên khó khăn.
(CLO) Ngày 28/3, tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên - Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo Nhà nước các chương trình, công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành năng lượng chủ trì cuộc họp về triển khai dự án đường dây 500kV Lào Cai – Vĩnh Yên.
(CLO) Nhiều doanh nghiệp nhỏ phản ánh rằng quy định về các giấy phép con và điều kiện kinh doanh là trở ngại lớn nhất khi bắt đầu hoạt động kinh doanh. Việc phải xin nhiều giấy phép từ nhiều cơ quan khác nhau làm chậm quá trình gia nhập thị trường đặc biệt đối với các doanh nghiệp nhỏ vốn hạn chế về nguồn lực.
(CLO) Lãnh đạo tỉnh khẳng định các công trình có ý nghĩa quan trọng đối với Đảng bộ, chính quyền và nhân dân trong tỉnh.
(CLO) Ngày 27/3, Cục Thuế thông tin đã lên kế hoạch triển khai thực hiện Nghị định số 70/2025/NĐ-CP ngày 20/3/2025, sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 123/2020/NĐ-CP quy định về hóa đơn, chứng từ.
(CLO) Theo các chuyên gia kinh tế, Việt Nam, với vị thế là một trong những nền kinh tế năng động nhất Đông Nam Á đang trở thành điểm nóng đầu tư công nghiệp toàn cầu nhờ vào lợi thế vị trí địa lý độc đáo cùng sự hỗ trợ của các chính sách ưu đãi.
(CLO) Theo Chi cục Thủy sản và Kiểm ngư (Sở Nông nghiệp và Môi trường Nam Định) cho biết, những tháng đầu năm 2025, thời tiết tương đối thuận lợi cho việc khai thác và nuôi trồng thuỷ sản. Đến đầu tháng 4, tổng sản lượng nuôi trồng thủy sản ước khoảng 27.330 tấn, bằng 18,4% kế hoạch năm.
(CLO) VSIP Thái Bình được khởi công xây dựng sáng 26/3, không chỉ khẳng định vị thế chiến lược của Thái Bình mà còn mở ra cơ hội lớn cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước, đồng thời thể hiện cam kết mạnh mẽ của Chính phủ Việt Nam và Singapore trong hợp tác kinh tế song phương.
(CLO) Ngày 25/3, đi kiểm tra tiến độ thi công Dự án tuyến đường Bái Đính - Ba Sao đoạn qua địa phận tỉnh Ninh Bình (giai đoạn II), Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Bình Phạm Quang Ngọc yêu cầu việc xây dựng công trình phải có quy mô xứng tầm, đảm bảo yếu tố thẩm mỹ, cảnh quan, tạo điểm nhấn về kiến trúc...
(CLO) Trung Quốc cảnh báo nguy cơ đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu khi số CEO Mỹ tham dự diễn đàn Bắc Kinh giảm mạnh.
(CLO) Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 156/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán, Nghị định số 128/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định số 156/2020/NĐ-CP, Nghị định số 158/2020/NĐ-CP về chứng khoán phái sinh và thị trường chứng khoán phái sinh.