(CLO) Bộ trưởng Bộ Công Thương khẳng định: Việt Nam sẽ phát triển hạt nhân tập trung, hạt nhân quy mô nhỏ trên phạm vi cả nước.
Tại cuộc họp tham vấn ý kiến Hội đồng thẩm định đề án điều chỉnh Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch điện VIII) diễn ra vào tối 12/2, ông Nguyễn Hồng Diên, Bộ trưởng Bộ Công Thương cho biết: Việt Nam đã xác định mục tiêu đưa tăng trưởng kinh tế đạt mức tối thiểu 8% vào năm 2025, phấn đấu tăng trưởng hai con số vào những năm tiếp theo.
Đến năm 2030, Việt Nam phải hoàn thành mục tiêu phát triển quy mô gấp 2,5 - 3 lần công suất điện hiện tại, tiến tới quy mô gấp 5 - 7 lần vào năm 2050.
Ông Nguyễn Hồng Diên, Bộ trưởng Bộ Công Thương. (Ảnh: CT)
Để thực hiện các mục tiêu này, tăng trưởng năng lượng phải đồng bộ với quy mô kinh tế, đồng thời đáp ứng cam kết quốc tế về trung hòa carbon vào năm 2050. Điều này đòi hỏi phải nhanh chóng điều chỉnh Quy hoạch điện VIII, dù mới được phê duyệt vào năm 2023 để phù hợp với nhu cầu tăng trưởng mạnh và xu hướng chuyển dịch năng lượng sạch.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho biết, Chính phủ đã chỉ đạo tối đa hóa tiềm năng năng lượng tái tạo, bao gồm điện gió trên bờ, điện gió ngoài khơi, điện mặt trời tập trung và điện mặt trời áp mái. Bên cạnh đó, cần phát triển hợp lý các nguồn năng lượng nền như điện khí hóa lỏng và từng bước khôi phục, phát triển điện hạt nhân để đảm bảo nguồn cung điện ổn định, sạch và bền vững.
3 mục tiêu chính của Quy hoạch điện VIII được xác định rõ ràng: Đáp ứng nhu cầu phụ tải trong nước theo từng vùng miền, thúc đẩy mua bán điện trực tiếp và xuất khẩu điện sạch sang các nước lân cận. Hiện Việt Nam đã ký kết một số hợp đồng xuất khẩu điện với Singapore và Malaysia, tạo tiền đề cho việc mở rộng thị trường năng lượng sạch trong khu vực.
Cũng theo Bộ trưởng, Bộ Công Thương thống nhất phát triển tối đa tiềm năng của năng lượng tái tạo, tuy nhiên cũng phải tính đến tiềm năng và lợi thế ở vùng nào, miền nào tốt nhất để phát triển.
Về thủy điện và thủy điện tích năng, Bộ trưởng đề nghị khai thác triệt để, tối đa nguồn này vì vừa là năng lượng sạch, vừa là nguồn điện nền.
Về điện sinh khối, Bộ trưởng lưu ý cần phải theo tiêu chí 15 MW/triệu dân. Ngoài ra, nếu sử dụng những nguyên liệu từ rừng trồng hay phế thải, rác thải công nghiệp hay rác thải sinh hoạt phải tính theo định mức. Đặc biệt chú ý phát triển năng lượng mới. Điện, khí bao gồm cả khí tự nhiên trong nước và khí hóa lỏng và điện hạt nhân.
“Chúng ta sẽ phát triển hạt nhân tập trung, hạt nhân quy mô nhỏ trên phạm vi cả nước. Vì thế trong quy hoạch lần này đề nghị là đến năm 2030 cũng phải xác định không phải chỉ là Ninh Thuận mà ít nhất phải có 3 trong 8 điểm đã được xác định có thể xây dựng nhà máy điện hạt nhân”, Bộ trưởng nhấn mạnh.
Ngoài ra, Bộ trưởng cũng đồng tình với việc một số mỏ khí tự nhiên trong nước chậm tiến độ vẫn có thể đầu tư bình thường theo kế hoạch và sử dụng giai đoạn đầu là khí hóa lỏng. Như vậy mới bảo đảm được an ninh năng lượng và nguồn điện nền. Đồng thời cũng cần chú trọng nguồn điện qua pin lưu trữ.
Về truyền tải, Bộ trưởng đề nghị trong Quy hoạch điện VIII điều chỉnh phải áp dụng lưới điện thông minh và triển khai rộng rãi. Bên cạnh đó, truyền tải liên miền phải tính đến phương án cáp ngầm, kể cả ngầm trên bờ và ngầm dưới nước, dưới đáy đại dương.
Về giải pháp, Bộ trưởng đồng tình với những ý kiến của các thành viên phản biện nêu. Đồng thời, khẳng định tiến tới thị trường điện cạnh tranh cả ba cấp độ: Phát điện cạnh tranh, bán buôn điện cạnh tranh và bán lẻ điện cạnh tranh, có giá điện hai thành phần trong đó có cả giá mua và giá bán. Cũng như xác định khung giá theo giờ; xác định rõ khung giá cho tất cả các loại hình điện năng, kể cả những cái đã có và những cái chưa có.
Bộ trưởng cũng đề nghị Tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam phải đề xuất ngay lập tức giá điện, thủy điện tích năng. Đồng thời, Bộ trưởng đề nghị khẩn trương tách bạch được giá truyền tải ra khỏi cái giá thành điện năng theo hướng thị trường, tính đúng, tính đủ, tính hết chi phí của giá truyền tải.
“Như vậy mới có thể huy động được nguồn lực xã hội hóa trong lĩnh vực truyền tải, kể cả truyền tải liên miền và truyền tải nội miền. Đặc biệt cần phải có cơ chế đặc thù cho từng loại hình điện năng, nhất là nguồn điện nền và nguồn năng lượng mới”, Bộ trưởng nêu rõ.
(CLO) Thủ tướng sắp tới của Đức, ông Friedrich Merz cho biết chính quyền mới của nước này tiếp theo sẽ phải cắt giảm chi phí cho bộ máy nhà nước, mặc dù ông vừa đề xuất gói tài chính trị giá 500 tỷ euro được hỗ trợ bằng nợ công.
(CLO) Ngày 17/3, Bộ trưởng Du lịch và Thể thao Thái Lan, ông Sorawong Thienthong, cho biết, các bộ, ngành liên quan đã nhất trí về việc giảm thời gian miễn thị thực từ 60 ngày hiện nay xuống còn 30 ngày.
(CLO) Tối 17/3, tại khu vực Tượng đài Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội), đã diễn ra chương trình nghệ thuật đặc biệt “Sáng mãi trong tim” nhằm kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng bộ thành phố Hà Nội (17/3/1930 – 17/3/2025).
(CLO) Sau hơn 6 tháng bị kẹt ở Pháp vì các cáo buộc pháp lý, nhà sáng lập kiêm CEO Pavel Durov của Telegram đã trở lại Dubai (UAE) - ít nhất là trong vài tuần.
(CLO) Ban quản lý dự án 7 (Bộ Xây dựng) vừa phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan kiểm tra hiện trường, rà soát dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam phía Đông đoạn Vân Phong - Nha Trang.
(CLO) Theo ban tổ chức, Lễ hội Quà tặng du lịch năm 2025 có chủ đề “Du lịch Hà Nội - Điểm đến di sản thế giới” sẽ tổ chức từ ngày 11 đến 13/4 tại Không gian đi bộ phố Trần Nhân Tông và phụ cận (quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội).
(CLO) Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa ra quyết định bổ nhiệm Nghệ sĩ Nhân dân (NSND) Trần Ly Ly, Phó Cục trưởng Cục Nghệ thuật Biểu diễn, giữ chức Chủ tịch Hội Đồng Nghệ thuật trường Học viện Múa Việt Nam với nhiệm kỳ 5 năm.
(CLO) Trung vệ Bùi Tiến Dũng của đội tuyển Việt Nam cho biết, chất lượng của các ngoại binh đang thi đấu ở V.League hơn hẳn các cầu thủ nhập tịch của Campuchia nên việc chạm trán với họ trong trận giao hữu tới đây không đáng ngại.
(CLO) Màn pháo hoa rực sáng bầu trời trong đêm diễn ra lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng tỉnh Gia Lai, khiến hàng nghìn người dân và du khách cảm thấy mãn nhãn, thích thú.
(CLO) Trung Quốc vừa công bố nguyên mẫu robot khai thác khoáng sản không gian đầu tiên do Đại học Công nghệ và Khai khoáng Trung Quốc (CUMT) phát triển.
(CLO) Nhận thấy việc trồng chanh dây trong nhà kính mang lại hiệu quả vượt trội, chị Lê Thị Bảo Trâm (xã Trang, huyện Đăk Đoa, Gia Lai) đã mạnh dạn thử nghiệm. Trải qua nhiều thách thức, mô hình đã mang lại hiệu quả khi chanh dây đạt năng suất cao, cho trái quanh năm và đủ điều kiện xuất khẩu sang châu Âu.
(CLO) Sau năm 2024 thua lỗ, CTCP Thủy sản Mekong (AAM) thận trọng đặt mục tiêu doanh thu 150 tỷ đồng, không lỗ trong năm 2025, đồng thời xin miễn chào mua công khai cho cổ đông lớn.
(CLO) Trong ngày đầu Công an 17 phường thuộc các quận, TP Thủ Đức và Công an 5 xã trung tâm thuộc huyện Bình Chánh, Cần Giờ, Củ Chi, Hóc Môn, Nhà Bè cấp, đổi giấy phép lái xe (GPLX), các thủ tục được thực hiện nhanh chóng, người dân phấn khởi.
(CLO) Ngày 17/3, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Trọng Đông đã ký Công văn số 948/UBND-KT, giao nhiệm vụ thực hiện sắp xếp lại, xử lý nhà, đất trên địa bàn theo Nghị định số 03/2025/NĐ-CP của Chính phủ, nhằm sử dụng hiệu quả tài sản công, tránh thất thoát, lãng phí.
(CLO) Ngày 17/3, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh Vương Quốc Tuấn có buổi tiếp và làm việc với đoàn công tác Hiệp hội công nghiệp thông tin Trung Quốc do ông Trần Kiệt, Phó Chủ tịch Hiệp hội dẫn đầu tìm hiểu hợp tác đầu tư xây dựng, phát triển khu công nghiệp công nghệ thông tin điện tử để đưa các nhà đầu tư chuyên sản xuất về lĩnh vực điện tử đến đầu tư tại Bắc Ninh.
(CLO) Thông tin từ Cục Thuế, Bộ Tài chính, từ 8h sáng nay (17/3), toàn bộ hệ thống thuế điện tử sau 5 ngày tạm dừng để phục vụ nâng cấp và chuyển đổi các danh mục của cơ quan thuế đã chính thức hoạt động trở lại.
(CLO) Theo thông tin từ Chi cục Hải quan cửa khẩu quốc tế Móng Cái (Quảng Ninh), tính từ đầu năm đến hết ngày 13/3/2025, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu qua địa bàn Móng Cái đạt hơn 1 tỷ USD.
(CLO) Người đứng đầu Chính phủ cho biết, Việt Nam phát triển dựa trên nền tảng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, đẩy mạnh kinh tế xanh, kinh tế số, kinh tế tuần hoàn, kinh tế sáng tạo...
(CLO) Trong khuôn khổ Chương trình thách thức đổi mới sáng tạo 2025 diễn ra vào ngày 14/3, lãnh đạo Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC), Tập đoàn Meta và tổ chức “AI for Vietnam” đã giới thiệu dự án ViGen, với mã nguồn mở chất lượng cao.