Bộ GD&ĐT có sách giáo khoa riêng sẽ làm méo mó cạnh tranh

Thứ ba, 19/05/2020 17:01 PM - 0 Trả lời

(CLO) - Với uy thế của Bộ GD&ĐT nếu có một bộ sách riêng thì việc cạnh tranh giữa các bộ sách sẽ méo mó, làm thui chột chủ trương xã hội hóa trong biên soạn sách giáo khoa.

Xã hội hóa biên soạn sách giáo khoa cần cạnh tranh bình đẳng

Bộ Giáo dục và Đào tạo đã xin ngừng biên soạn sách giáo khoa (SGK) mà chủ trương đẩy mạnh xã hội hóa. Đây là đề xuất mới của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), trong khi Nghị quyết 88 của Quốc hội đã giao Bộ biên soạn một bộ SGK cho chương trình giáo dục phổ thông mới.

Xung quanh đề xuất này, trao đổi với phóng viên Báo Nhà báo và Công luận, Giáo sư Trần Đinh Sử, Chủ tịch hội đồng thẩm định môn Tiếng Việt (Chương trình giáo dục phổ thông mới) cho biết, rất ủng hộ đề xuất này.

Bộ GD&ĐT từng kiên trì quan điểm có bộ sách riêng. Tuy nhiên, thực tế đã thay đổi nên quan điểm này không còn phù hợp. Đã xã hội hóa biên soạn SGK sẽ dẫn tới cạnh tranh. Nhưng nếu Bộ GD&ĐT tham gia biên soạn sách, với uy thế của Bộ thì việc cạnh tranh sẽ không còn lành mạnh.

nxbgdvn1

Nghị quyết của Quốc hội bắt buộc Bộ phải thi hành nhưng qua quá trình thực hiện đến lúc này nếu Bộ GD&ĐT tổ chức biên soạn thêm một bộ riêng nữa sẽ không thích hợp. Do đó, đề xuất ngừng biên soạn SGK là hợp lý.

Không nên quá cứng nhắc mà cần linh hoạt để phù hợp với thực tiễn. Trước đây, SGK chưa bao giờ thực hiện xã hội hóa, sách biên soạn theo lối độc quyền, Bộ chỉ định tác giả sau đó có một bộ duy nhất.

Nhưng hiện xã hội hóa, các NXB đang đi vào cạnh tranh mà sự cạnh tranh vẫn đang lành mạnh. Các bộ sách được các tác giả ra sức biên soạn theo quan điểm khác nhau trên cơ sở một chương trình. “Tôi thấy ý kiến của Bộ GD&ĐT đề xuất lên Ủy ban Thường vụ Quốc hội là hợp lý. Rất mong Quốc hội đồng ý” – Giáo sư Trần Đình Sử nhấn mạnh.

Cũng liên quan vấn đề này, nguyên đại biểu Quốc hội Bùi Thị An cho rằng, phải có cạnh tranh mới lựa chọn được sản phẩm tốt. Nhưng nếu Bộ GD&ĐT tổ chức biên soạn SGK thì sự cạnh tranh với các bộ SGK xã hội hóa khác sẽ không công bằng. Thậm chí có thể dẫn đến tình trạng độc quyền trong lựa chọn sách.

Điều này sẽ “thủ tiêu” việc xã hội hóa biên soạn SGK đang làm tốt hiện nay. Thực hiện xã hội hóa vẫn đảm bảo được chất lượng SGK mà tiết kiệm được ngân sách nhà nước.

Đề nghị Bộ GD&ĐT tập trung vào việc thẩm định SGK để đảm bảo các bộ sách được sử dụng trong cơ sở giáo dục phổ thông phải có chất lượng tốt, đáp ứng các yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông mới.

Bộ xin không biên soạn sách giáo khoa

Theo lý giải của Bộ GD&ĐT thì Bộ không trực tiếp tổ chức biên soạn một bộ SGK cũng sẽ thuận lợi hơn cho việc phát triển xã hội hóa biên soạn sách giáo khoa, tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng giữa các Nhà xuất bản.

Đồng thời, Chính phủ sẽ chỉ đạo Bộ GD&ĐT phối hợp với Bộ Tài chính và các cơ quan có liên quan xây dựng, chỉ đạo thực hiện việc cung cấp SGK miễn phí cho thư viện các trường học ở vùng khó khăn; chỉ đạo Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam và các Nhà xuất bản thuộc ngành Giáo dục tham gia biên soạn, xuất bản SGK thực hiện việc tặng SGK cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn.

Chính phủ sẽ tiếp tục chỉ đạo Bộ GD&ĐT tăng cường các biện pháp bảo đảm chất lượng và chủ động chuẩn bị SGK thông qua việc chỉ đạo Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam (do Bộ GD&ĐT làm chủ sở hữu nhà nước) thực hiện việc biên soạn, xuất bản, in, phát hành một bộ SGK đầy đủ các môn học, hoạt động giáo dục theo Kế hoạch sản xuất kinh doanh giai đoạn 2018-2022 đã được phê duyệt tại Quyết định số 1548/QĐ-BGDĐT ngày 04/6/2019.

Cách làm này vẫn bảo đảm đủ SGK, đảm bảo tiêu chuẩn, chất lượng để chủ động triển khai chương trình mới, đồng thời khuyến khích phát triển xã hội hóa biên soạn SGK theo chủ trương của Quốc hội.

Căn cứ vào tình hình đã nêu, Chính phủ báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho phép tiếp tục thực hiện xã hội hóa biên soạn SGK và trường hợp đã có ít nhất 01 bộ sách bảo đảm chất lượng được Bộ GD&ĐT phê duyệt thì Bộ GD&ĐT không tổ chức biên soạn một bộ sách (sử dụng ngân sách nhà nước) nữa.

Minh Triết

Tin khác

Học sinh tại Hà Nội nghỉ lễ 30/4 - 1/5 như thế nào?

Học sinh tại Hà Nội nghỉ lễ 30/4 - 1/5 như thế nào?

(CLO) Theo hướng dẫn của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, trong dịp lễ 30/4 - 1/5, cán bộ, công chức và người lao động ngành giáo dục Hà Nội được hoán đổi ngày làm việc từ ngày thứ Hai (29/4) sang ngày thứ Bảy (4/5).

Giáo dục
Học sinh có 5 ngày để thử nghiệm đăng ký tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT

Học sinh có 5 ngày để thử nghiệm đăng ký tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT

(CLO) Từ ngày 24 đến 28/4, học sinh lớp 12 trên cả nước thực hành thử nghiệm đăng ký dự thi trực tuyến kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 trên hệ thống quản lý thi của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Giáo dục
Ngày mai học sinh bắt đầu đăng ký thi tốt nghiệp THPT 2024

Ngày mai học sinh bắt đầu đăng ký thi tốt nghiệp THPT 2024

(CLO) Ngày 24/4, học sinh lớp 12 trên cả nước có thể thử đăng ký thi tốt nghiệp trung học phổ thông trên hệ thống quản lý thi.

Giáo dục
Hanel tài trợ học bổng sinh viên vượt khó và xuất sắc năm học 2023 – 2024 của Viện Phát triển nguồn nhân lực Việt Nam – Nhật Bản VJCC

Hanel tài trợ học bổng sinh viên vượt khó và xuất sắc năm học 2023 – 2024 của Viện Phát triển nguồn nhân lực Việt Nam – Nhật Bản VJCC

(CLO) Ngày 17/4/2024, Viện Phát triển nguồn nhân lực Việt Nam – Nhật Bản (VJCC) tổ chức Lễ trao học bổng cho sinh viên vượt khó và sinh viên xuất sắc của 2 chương trình cử nhân Kinh doanh quốc tế theo mô hình tiên tiến Nhật Bản (JIB) và Kinh doanh số (DB) năm học 2023 - 2024. Công ty CP Hanel nằm trong số các doanh nghiệp tham gia tài trợ và trao tặng học bổng cho các sinh viên.

Giáo dục
Nguyên nhân nữ sinh cấp 2 ở Lâm Đồng bị bạn túm tóc, đá vào bụng

Nguyên nhân nữ sinh cấp 2 ở Lâm Đồng bị bạn túm tóc, đá vào bụng

(CLO) Theo lãnh đạo trường THCS Lạc Nghiệp (Lâm Đồng), nguyên nhân ban đầu dẫn tới việc nữ sinh bị bạn đánh là do mâu thuẫn trên mạng xã hội.

Giáo dục