Bộ GD&ĐT đã rút kinh nghiệm từ triển khai SGK lớp 1 mới trên tinh thần minh bạch và cầu thị

Thứ ba, 20/04/2021 21:40 PM - 0 Trả lời

(CLO) Vừa qua, Bộ GD&ĐT đã rút kinh nghiệm từ triển khai SGK lớp 1 mới, trên tinh thần hết sức minh bạch và cầu thị, sử dụng công nghệ thông tin đưa đến trước hết là giáo viên, phụ huynh, toàn xã hội các bộ SGK mới ngay trong quá trình xem xét, thẩm định, và đã tiếp thu được nhiều ý kiến.

Đây là nhận xét của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam trong buổi làm việc với lãnh đạo Bộ GD&ĐT, đại diện một số nhà xuất bản (NXB) về công tác xuất bản, phát hành sách giáo khoa (SGK), đồ dùng dạy học cho năm học mới vào chiều 20/4.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam phát biểu tại buổi làm việc.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam phát biểu tại buổi làm việc.

Tại buổi làm việc, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đánh giá từ năm 2020, Bộ GD&ĐT đã tiến hành triển khai rất tích cực các bộ SGK lớp 1 mới, rút ra được một số bài học, kinh nghiệm.

"Vừa qua, Bộ GD&ĐT đã rút kinh nghiệm từ triển khai SGK lớp 1 mới, trên tinh thần hết sức minh bạch và cầu thị, sử dụng công nghệ thông tin đưa đến trước hết là giáo viên, phụ huynh, toàn xã hội các bộ SGK mới ngay trong quá trình xem xét, thẩm định, và đã tiếp thu được nhiều ý kiến", Phó Thủ tướng nói.

Phó Thủ tướng cho rằng, vì sự nghiệp đổi mới ngành giáo dục cần đứng về phía lợi ích của học sinh, phải giải đáp đầy đủ, kịp thời mọi mối quan tâm của dư luận, đặc biệt của đội ngũ giáo viên, phụ huynh học sinh.

Tại buổi làm việc, lãnh đạo Bộ GD&ĐT cho biết đã phê duyệt các bộ SGK lớp 2 và lớp 6 mới. Mặc dù theo quy định của Luật Giáo dục, UBND các tỉnh, thành phố được quyền lựa chọn các bộ SGK nhưng Bộ GD&ĐT đã công khai trên mạng và kêu gọi toàn bộ giáo viên xem xét, cho ý kiến về các bộ SGK.

Về vấn đề này, Phó Thủ tướng đề nghị Bộ GD&ĐT tiếp tục đôn đốc các tỉnh, thành phố chỉ đạo sớm việc lựa chọn các bộ SGK mới, phù hợp để phụ huynh học sinh sớm nắm được thông tin, giáo viên sớm có sự chuẩn bị, tìm hiểu sâu thêm nội dung, phương pháp giảng dạy, các NXB cũng xác định được nhu cầu số lượng SGK để chuẩn bị cho công tác in ấn.

Quang cảnh buổi làm việc.

Quang cảnh buổi làm việc.

Đối với sách tham khảo, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ cho biết, Bộ đã tiến hành rà soát tình hình sử dụng sách tham khảo trong trường học và đã có chỉ đạo chính thức.

Trong quá trình đổi mới SGK theo hình thức “cuốn chiếu”, trong những năm tới đây, yêu cầu đặt ra đối với SGK gắn với phương thức giảng dạy mới thì nội dung trong SGK đã đảm bảo đầy đủ kiến thức cần thiết cho học sinh. Thông qua nhiều biện pháp tổng hợp, đặc biệt hướng dẫn công tác đánh giá (kiểm tra, thi cử) sử dụng kiến thức SGK, vì vậy, trong trường học chỉ sử dụng chính thức SGK, còn sách tham khảo chỉ sử dụng rất hạn chế.

Các trường học có thể mua sách tham khảo để trong thư viện để giáo viên tham khảo, làm phong phú thêm kiến thức và một số rất ít học sinh có năng khiếu đặc biệt cần mua thêm để sử dụng.

“Bộ GD&ĐT cơ bản không khuyến khích học sinh dành quá nhiều thời gian cho sách tham khảo, ngoài một số em học sinh có năng khiếu đặc biệt. Nhất là các cháu ở bậc tiểu học thì đổi mới phương pháp dạy và học để giảm áp lực, để học mà chơi, chơi mà học”, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ nói.

Cùng với việc tái bản SGK định kỳ hằng năm, lãnh đạo Bộ GD&ĐT kêu gọi các em học sinh, phụ huynh “giữ gìn, khuyến khích sử dụng lại SGK”, tiết kiệm cho xã hội; là nét truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc.

Trong thời gian tới, Bộ GD&ĐT sẽ ứng dụng CNTT để chia sẻ SGK cũ cho những người có nhu cầu sử dụng, vì trong SGK mới đã hạn chế tối đa những nội dung yêu cầu học sinh viết trực tiếp vào sách để có thể sử dụng.

Kết luận cuộc họp, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đề nghị, Bộ GD&ĐT, Bộ Tài chính, các nhà xuất bản cùng các bộ, ngành liên quan phát huy tinh thần trách nhiệm để công tác xuất bản, phát hành SGK, đồ dùng dạy học trên tinh thần cầu thị, minh bạch vì các em học sinh, giáo viên cũng như công cuộc đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo của đất nước.

Quốc Trần

Tin khác

Việt Nam - Trung Quốc: Đẩy mạnh hợp tác xây dựng, hoàn thiện nhà nước pháp quyền

Việt Nam - Trung Quốc: Đẩy mạnh hợp tác xây dựng, hoàn thiện nhà nước pháp quyền

(CLO) Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị Bộ Tư pháp hai nước Việt Nam và Trung Quốc đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động hợp tác thiết thực, hiệu quả tập trung vào các lĩnh vực xây dựng, hoàn thiện nhà nước pháp quyền, xây dựng, hoàn thiện pháp luật.

Tin tức
Xử lý kỷ luật hàng loạt đảng viên, trong đó có nguyên Phó Chủ tịch tỉnh Gia Lai

Xử lý kỷ luật hàng loạt đảng viên, trong đó có nguyên Phó Chủ tịch tỉnh Gia Lai

(CLO) Tỉnh Gia Lai vừa xử lý 18 đảng viên liên quan đến việc đấu thầu, mua sắm trang thiết bị do Công ty AIC cung cấp, trong đó có nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh – ông Phùng Ngọc Mỹ.

Tin tức
Các già làng, trưởng bản, nghệ nhân, người có uy tín cùng nhau tô thắm nét đẹp của nền văn hóa Việt Nam

Các già làng, trưởng bản, nghệ nhân, người có uy tín cùng nhau tô thắm nét đẹp của nền văn hóa Việt Nam

(CLO) Thủ tướng Phạm Minh Chính mong muốn các già làng, trưởng bản, nghệ nhân, người có uy tín cùng nhau tô thắm nét đẹp của nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, khơi dậy mạnh mẽ mọi nguồn lực, trong đó có nguồn lực từ văn hóa, khát vọng xây dựng đất nước hùng cường, thịnh vượng.

Tin tức
Rà soát cơ chế, chính sách để đề xuất mô hình hoạt động phù hợp cho Viện Nghiên cứu cao cấp về Toán

Rà soát cơ chế, chính sách để đề xuất mô hình hoạt động phù hợp cho Viện Nghiên cứu cao cấp về Toán

(CLO) Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà giao các bộ, ngành sớm rà soát các quy định pháp luật hiện hành về cơ chế, chính sách đặc thù để tham mưu, đề xuất mô hình hoạt động phù hợp cho Viện Nghiên cứu cao cấp về Toán, nhằm phát triển toán học Việt Nam nói riêng, tạo ra đột phá đối với các lĩnh vực nghiên cứu khoa học nói chung.

Tin tức
Hai Chính phủ Việt Nam và Venezuela sẽ đồng hành cùng doanh nghiệp để khuyến khích các dự án hợp tác, đầu tư

Hai Chính phủ Việt Nam và Venezuela sẽ đồng hành cùng doanh nghiệp để khuyến khích các dự án hợp tác, đầu tư

(CLO) Hai Chính phủ Việt Nam và Venezuela sẽ đồng hành cùng doanh nghiệp để khuyến khích và tạo thuận lợi cho các dự án hợp tác và đầu tư song phương, đặc biệt trong lĩnh vực dầu khí, nông nghiệp, viễn thông và xây dựng.

Tin tức